Dị ứng thời tiết là tình trạng rất phổ biến đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn đỏ và phát ban trên da. Dưới đây là 15 cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả để bệnh nhân có thể áp dụng, hỗ trợ khắc phục triệu chứng, đồng thời thúc đẩy các tổn thương trên da nhanh chóng hồi phục.
Tổng hợp 15 Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà rất đơn giản
Dị ứng thời tiết đề cập đến tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích bởi các yếu tố thời tiết. Điển hình như không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ… Bệnh lý này thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nóng ẩm hoặc khô lạnh.
Tình trạng dị ứng thời tiết có thể khiến da bị tổn thương. Đi kèm với đó là các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa. Các triệu chứng thường khởi phát một cách đột ngột. Nhưng chúng có thể tự thuyên giảm và biến mất hoàn toàn chỉ sau khoảng vài tiếng cho tới vài ngày. Tuy nhiên có một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài và tiến triển dai dẳng trong khoảng từ vài tuần cho đến vài tháng.
Thông thường, việc áp dụng một số giải pháp tại nhà có thể đáp ứng tốt với các trường hợp bị dị ứng thời tiết. Ngoài việc làm giảm các triệu chứng cơ năng thì còn thúc đẩy tổn thương trên da nhanh chóng lành lại.
1. Thực hiện các biện pháp chăm sóc khoa học
Các biện pháp chăm sóc phù hợp có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng trên da. Đồng thời hỗ trợ ngăn chặn tình trạng tổn thương da lan trên diện rộng.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc tại nhà khoa học khi bị dị ứng thời tiết:
- Nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Điều này giúp hạ thân nhiệt, loại bỏ dị nguyên cũng như mồ hôi ứ đọng. Trường hợp bị dị ứng thời tiết nóng thì nên chọn cách tắm nước mát để làm dịu da, giảm viêm. Còn nếu là dị ứng thời tiết lạnh thì nên tắm nước ấm để khắc phục tình trạng ngứa ngáy và ngăn không cho tổn thương da lan rộng.
- Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thể. Điển hình như trái cây, ngũ cốc, cá hồi, sữa chua, rau củ tươi… Mục đích là tăng cường sức khỏe cũng như làm giảm độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch.
- Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Điều này giúp đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời cân bằng thân nhiệt của cơ thể.
- Những ngày thời tiết nóng ẩm, bạn nên giữ cho da thông thoáng bằng cách mặc các trang phục rộng rãi, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Với những ngày trời lạnh thì nên mặc quần áo dày. Đây là cách giúp giữ ấm cho cơ thể, hạn chế tình trạng thoát hơi nước trên da.
Xem thêm: Tham Khảo Các Phương Pháp Điều Trị Dị Ứng Dứt Điểm Cho Người Bệnh
2. Sử dụng kem dưỡng
Khi thời tiết chuyển lạnh, làn da của bạn thường rất dễ bị kích thích. Bởi đây là thời điểm mà màng lipid bảo vệ da dễ dàng bị phá vỡ. Từ đó gây ra các tình trạng da bị bong tróc, khô ráp và nổi mẩn đỏ.
Các chuyên gia khuyên rằng, việc dùng kem dưỡng ẩm khi bị dị ứng thời tiết là rất cần thiết. Nó có thể hỗ trợ làm dịu da và cung cấp cho da độ ẩm cần thiết. Từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi. Đồng thời bảo vệ làn da của bạn khỏi các tác nhân có hại.
3. Chườm lạnh để làm giảm mẩn đỏ
Trong một số trường hợp, dị ứng thời tiết có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Nếu là do thời tiết nóng thì chườm lạnh là giải pháp tại nhà dễ thực hiện và rất hữu hiệu.
Nhiệt độ thấp có thể giúp làm hạ nhiệt độ của da. Đồng thời làm dịu da, giảm ngứa ngáy và giảm viêm. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn lạnh và chườm trực tiếp lên vùng da tổn thương khoảng 10 – 15 phút là đã có thể nhận được kết quả khả quan.
4. Thoa gel nha đam
Nha đam là nguyên liệu quen thuộc thường được dùng để dưỡng ẩm và làm dịu da. Ngoài ra, với hàm lượng polyphenol dồi dào, gel nha đam còn có công dụng chống oxy hóa. Đồng thời ức chế được một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp.
Bên cạnh đó, lượng chất nhầy lớn trong gel nha đam còn chứa nhiều thành phần hữu ích cho làn da. Điển hình như axit amin, vitamin, khoáng chất và nước. Chúng ngoài giúp duy trì độ ẩm, làm dịu da thì còn thúc đẩy tốc độ phục hồi của các tế bào tổn thương. Vì vậy, thoa gel nha đam có thể làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng thời tiết.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ và rửa lại thêm lần nữa.
- Bước 2: Sử dụng thìa để cạo lớp gel trong suốt.
- Bước 3: Làm sạch vùng da bị tổn thương rồi thoa đều gel nha đam lên da.
- Bước 4: Để yên khoảng 10 phút rồi dùng nước mát rửa lại.
Tham khảo thêm: Bị Dị Ứng Thời Tiết Kiêng Gì? Gợi Ý Một Số Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh
5. Cách dùng lá lốt chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Lá lốt là thảo dược tự nhiên có thể tận dụng để chữa dị ứng thời tiết tại nhà. Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng và tính ấm với nhiều tác dụng như tán hàn, hạ khí, chỉ thống, yêu cước thống…
Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại còn ghi nhận, tinh dầu lá lốt có chứa nhiều hoạt chất quý. Trong đó hoạt chất piperidin có thể làm giảm các triệu chứng trên da do dị ứng thời tiết gây ra. Có thể dùng lá lốt để chữa dị ứng thời tiết theo nhiều cách khác nhau.
Cách 1: Ngâm/ tắm nước lá lốt
- Bước 1: Chuẩn bị 100g lá lốt tươi đem rửa sạch rồi vò nát.
- Bước 2: Đun sôi 1 lít nước rồi cho lá lốt vào đun thêm 10 phút.
- Bước 3: Cho nước ra chậu, pha thêm nước lạnh cho ấm.
- Bước 4: Cho 1 thìa muối hạt vào khuấy đều rồi dùng ngâm vùng da tổn thương hoặc tắm.
- Bước 5: Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ ngày cho tới khi các triệu chứng giảm hẳn
Cách 2: Bài thuốc đắp từ lá lốt
- Bước 1: Cần chuẩn bị 50g lá lốt, 15g vỏ chanh, 30h lá ráy và 30g lá tía tô.
- Bước 2: Các nguyên liệu trên đem đi phơi khô rồi tán thành dạng bột mịn.
- Bước 3: Vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị.
- Bước 4: Sau đó lấy 1 lượng vừa đủ bột thuốc vừa chuẩn bị pha với nước ấm để tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bước 5:Đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương, sau 1.5 giờ thì dùng nước ấm rửa sạch.
6. Uống trà gừng ấm chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Ngoài gây ra các tổn thương trên da thì dị ứng thời tiết còn có thể làm phát sinh các triệu chứng hô hấp. Trường hợp gặp phải các triệu chứng hô hấp do dị ứng với thời tiết lạnh thì có thể uống trà gừng ấm để khắc phục.
Uống trà gừng ấm sẽ giúp chống dị ứng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan tỏa rộng. Ngoài ra, gừng là nguyên liệu có thành phần dưỡng chất đa dạng. Nó giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lát gừng tươi cho vào ấm giữ nhiệt.
- Bước 2: Thêm vào khoảng 150ml nước nóng, đậy nắp và hãm trong 15 phút.
- Bước 3: Nên uống khi trà có độ ấm phù hợp.
- Bước 4: Có thể cho thêm 1/2 thìa cà phê mật ong nguyên chất để tăng hương vị.
Có thể bạn quan tâm: Chia Sẻ Mẹo Dân Gian Chữa Dị Ứng Thời Tiết Bằng Cây Thuốc Nam Trong Vườn
7. Cách dùng lá khế chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Sử dụng lá khế cũng là một cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà được áp dụng phổ biến. Thảo dược này có tính hàn với tác dụng giải nhiệt, giúp cắt nhanh cơn ngứa do chứng dị ứng thời tiết gây ra.
Một số nghiên cứu mới cũng đã tìm thấy nhiều loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có trong lá khế. Chúng có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây hại. Đặc biệt là hữu ích với quá trình phục hồi các mô da hư tổn.
Có thể dùng lá khế chữa dị ứng thời tiết theo 2 cách sau:
Cách 1: Chà xát lá khế lên da
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi đem rửa thật sạch rồi để ráo
- Bước 2: Sau đó cho lá khế lên chảo nóng rang cho héo.
- Bước 3: Dùng lá khế đã rang để chà xát lên vùng da bị tổn thương.
- Bước 4: Cần chú ý đến nhiệt độ của lá để tránh khiến da bị bỏng.
Cách 2: Tắm nước lá khế
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi đem rửa cho thật sạch rồi vò nát.
- Bước 2: Đun sôi 2 lít nước, cho lá khế vào đun thêm 10 phút trên lửa nhỏ.
- Bước 3: Đổ nước ra thau rồi pha thêm nước lã vào cho ấm.
- Bước 4: Dùng nước này để tắm, có thể tận dụng phần bã để xoa nhẹ nhàng lên vùng da ảnh hưởng.
8. Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng khoai tây
Khoai tây là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Một số thành phần trong loại củ này còn đặc biệt tốt với làn da. Ví dụ như vitamin C, B6 hay kali có tác dụng làm mờ thâm sẹo và giúp da được đều màu hơn.
Ngoài ra, phần nhựa của khoai tây còn được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng dị ứng thời tiết. Nó giúp làm ngứa ngáy, sưng đỏ và cải thiện tình trạng nổi mề đay, phát ban trên da.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Cần chuẩn bị 1 củ khoai tây tươi đem rửa sạch và gọt bỏ vỏ.
- Bước 2: Vệ sinh và lau khô vùng da bị ảnh hưởng.
- Bước 3: Cắt khoai tây thành nhiều lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên da.
- Bước 4: Chờ khoảng 15 phút rồi sử dụng nước ấm rửa lại cho sạch.
9. Sử dụng trà hoa cúc để giảm triệu chứng dị ứng
Một số trường hợp, người bị dị ứng thời tiết có thể gặp phải các triệu chứng tiêu hóa song song với tổn thương thực thể trên da. Lúc này uống trà hoa cúc là giải pháp đặc biệt hữu ích.
Trà hoa cúc có tác dụng cầm tiêu chảy và hỗ trợ khắc phục tình trạng đau bụng rất tốt. Ngoài ra, loại trà thảo mộc này còn có tác dụng an thần, chăm sóc giấc ngủ. Đồng thời làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu mà bệnh dị ứng thời tiết gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 bông hoa cúc ở dạng khô.
- Bước 2: Cho vào ấm giữ nhiệt rồi cho thêm chút nước vào tráng qua và đổ nước đi.
- Bước 3: Tiếp tục cho thêm 200ml vào hãm trong khoảng 20 phút.
- Bước 4: Nên thưởng thức từ từ khi trà còn ấm để nhận được kết quả tốt.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu Ý
10. Cách dùng cà rốt chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Rất ít người biết rằng cà rốt cũng là một nguyên liệu có thể tận dụng để chữa dị ứng thời tiết. Nhiều loại vitamin và khoáng chất trong nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Đồng thời chúng có thể giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
Cách sử dụng cà rốt chữa dị ứng thời tiết tại nhà sẽ giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và sưng nóng trên da. Ngoài ra, thành phần beta- caroten trong cà rốt còn giúp chống oxy hóa và cải thiện tình trạng da bị thâm nám, xỉn màu.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ cà rốt tươi đem rửa sạch rồi nạo bỏ vỏ.
- Bước 2: Cho cà rốt vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt.
- Bước 3: Sử dụng bông y tế thấm vào nước cốt cà rốt rồi thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương.
- Bước 4: Để yên khoảng 20 phút rồi dùng nước rửa lại cho sạch.
11. Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng lá chè xanh
Chữa dị ứng thời tiết bằng lá chè xanh là giải pháp tại nhà được rất nhiều người tin tưởng áp dụng. Nhiều thành phần có trong lá chè giúp làm dịu da, giảm ngứa và thúc đẩy chữa lành các tổn thương.
Đặc biệt là lượng hợp chất chống oxy hóa EGCG trong lá chè rất dồi dào. Ngoài công dụng tăng cường hàng rào bảo vệ da thì còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm kích hoạt trên vùng da bị ảnh hưởng bởi dị ứng thời tiết.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lớn lá chè xanh tươi (nên ưu tiên chọn lá non).
- Bước 2: Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi vò sơ qua và cho vào ấm.
- Bước 3: Thêm vào khoảng 2 lít nước đun sôi trong 5 phút.
- Bước 4: Đổ nước sắc lá chè ra chậu và pha thêm nước lã vào cho ấm rồi dùng để tắm.
- Bước 5: Nên tận dụng bã lá chè để chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
Tham khảo thêm: Nên Làm Gì Khi Bị Dị Ứng Thời Tiết Vào Mùa Đông? Chuyên Gia Giải Đáp
12. Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng nước muối loãng
Muối trắng là một loại nguyên liệu quen thuộc có thể dễ dàng tìm kiếm từ mỗi nhà. Theo Đông y, muối là một vị thuốc có nhiều công dụng đối với chữa bệnh. Có tính sát khuẩn, tác dụng tiêu viêm và khử độc, muối giúp kiểm soát các cơn ngứa ngáy trên da do dị ứng thời tiết nhanh chóng. Đồng thời cũng hỗ trợ làm lành nhanh các tổn thương trên bề mặt da.
Nếu đang gặp phải tình trạng mẩn đỏ và ngứa toàn thân do dị ứng thời tiết, bạn có thể tắm bằng nước muối loãng để giảm triệu chứng.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm muối trắng (khoảng 20 – 30gr) hòa tan cùng 1 chậu nước ấm.
- Bước 2: Dùng chậu nước muối loãng để tắm, sau đó tắm lại bằng nước lạnh.
- Bước 3: Trong thời gian dị ứng, nên tắm bằng nước muối loãng mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
13. Sử dụng rau má để chữa dị ứng thời tiết nhanh chóng
Rau má nổi tiếng là một thực vật có tính mát, có công dụng làm mát gan, thải độc và thanh nhiệt. Bài thuốc dân gian trị dị ứng thời tiết thường dùng rau má để tăng tốc độ giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ,…
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng một nắm rau má, bỏ những lá hỏng nhưng giữ nguyên rễ, rửa sạch và để ráo nước.
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má, chiết lấy phần nước cốt để uống.
- Bước 3: Người bệnh nên uống 1 cốc nước rau má mỗi ngày để thấy hiệu quả.
14. Chữa dị ứng da do thời tiết bằng lá trầu không
Trong Y học cổ truyền, lá trầu không là vị thảo dược có tính kháng viêm và sát khuẩn cao, nên thường được dùng để nấu nước tắm trị các chứng bệnh ngoài da. Tắm nước lá trầu không giúp giảm ngứa, tiêu sần và phát ban hiệu quả do dị ứng da thời tiết.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy 2 nắm lá trầu không, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó cắt nhỏ hoặc vò xát cho đến khi có mùi thơm từ tinh dầu từ trầu không.
- Bước 2: Đun sôi khoảng 2 lít nước sạch rồi cho lá trầu vào. Sau khi tắt bếp thì đậy kín nắp trong khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 3:Đổ nước lá trầu không ra thau, hòa thêm 500ml – 1l nước mát và dùng tắm. Nên tắm hàng ngày bằng nước lá trầu không cho đến khi hết bệnh.
15. Xông lá kinh giới giảm tình trạng mẩn đỏ da mặt do dị ứng thời tiết
Nếu bạn bị ngứa ngáy và nổi mẩn vùng da mặt do dị ứng thời tiết, hãy xông lá kinh giới. Lá kinh giới có tác dụng kháng các triệu chứng dị ứng, giảm tình trạng viêm và chống ngứa ngáy tự nhiên.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho 1 nắm lá kinh giới tươi ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch lại và để ráo.
- Bước 2: Sau đó, đun sôi 1.5 – 2l lít nước rồi cho lá kinh giới đã vò xát vào, đun thêm khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Dùng khăn trùm kín nồi để tiến hành xông mặt trong khoảng 5 – 10 phút. Chú ý để mặt cách xa khoảng 30 – 40cm.
Lưu ý: Nếu bạn đang sốt cao thì không áp dụng mẹo xông lá kinh giới.
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Tự Khỏi Được Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
Các biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết không chỉ gây ngứa ngáy, tổn thương da mà nhiều trường hợp còn để lại thâm sẹo ảnh hưởng tới ngoại hình. Sau khi điều trị, bạn cần chú ý đến các biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Dưới đây là một số giải pháp cần thực hiện:
- Bị dị ứng thời tiết nên ăn gì, kiêng gì? Nâng cao thể trạng và khả năng miễn dịch bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và nước. Bên cạnh đó cần dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Trong thời điểm giao mùa nên chú ý vấn đề vệ sinh da đều đặn, tốt nhất là 2 lần/ ngày. Cần hạn chế ra ngoài nếu thấy không cần thiết.
- Chú ý dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách. Điều này giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da. Đồng thời làm giảm mức độ nhạy cảm của da với các tác nhân từ bên ngoài.
- Thời điểm thời tiết thay đổi, cần tránh bổ sung các thực phẩm dễ gây dị ứng. Cùng với đó hãy hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Ở điều kiện thời tiết bình thường, các yếu tố này có thể sẽ không làm phát sinh triệu chứng bất thường. Tuy nhiên khi chuyển mùa, thực phẩm và dị nguyên có thể là các tác nhân cộng hưởng với các yếu tố từ môi trường. Từ đó làm tăng nguy cơ bị dị ứng và nổi mẩn đỏ.
Trên đây là 15 cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà được áp dụng phổ biến. Việc sử dụng mẹo tại nhà chữa dị ứng thời tiết có thể làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh một phần, nhưng nếu muốn điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn nên thu xếp đi khám, kiểm tra chi tiết và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Tổng Hợp Các Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả
- TOP 10 Loại Thuốc Và Kem Bôi Trị Dị Ứng Thời Tiết Tốt Nhất Thị Trường