Nội dung chính

Phù Quincke (phù mạch) là tình trạng dị ứng khá phổ biến, xảy ra chủ yếu do dị ứng thuốc, thức ăn, động thực vật và các tác nhân vật lý. Tình trạng này đặc trưng bởi hiện tượng sưng nề niêm mạc, da và tổ chức dưới da một cách đột ngột kèm theo căng đau, tê bì và ngứa ngáy. Phù mạch có thể dẫn đến tử vong nếu xảy ra ở niêm mạc đường hô hấp. 

Phù Quincke
Phù Quincke (phù mạch) là một dạng dị ứng khá phổ biến, có thể khởi phát đơn độc hoặc đi kèm với mề đay

Phù Quincke là gì?

Phù Quincke (phù mạch) là tình trạng dị ứng thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề niêm mạc, da và tổ chức dưới da có tính chất đột ngột, rõ rệt và dễ nhận biết. Tổn thương da đi kèm với cảm giác ngứa và đôi khi gây đau nhức nhẹ. Phù Quincke là bệnh tự giới hạn và có thể thuyên giảm sau khoảng 72 giờ đồng hồ.

Thực tế, phù mạch là hệ quả do hiện tượng tràn dịch vào các mô kẽ – đặc biệt là các tổ chức có mô liên kết lỏng lẻo như cổ họng, miệng, môi, thanh quản, mặt và cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể xảy ra ở cả thành ruột, niêm mạc phế quản, thanh quản, bàng quang và âm đạo.

Phù Quincke có thể khởi phát đơn độc nhưng cũng có thể đi kèm với nổi mề đay. Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng này cũng có thể là một trong những triệu chứng của sốc phản vệ – tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp và tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Bài viết xem thêm: Bệnh Lý Dị Ứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Dấu hiệu nhận biết phù Quincke (phù mạch)

Phù Quincke gây ra các triệu chứng đột ngột, rõ rệt và rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác – đặc biệt là mề đay mẩn ngứa.

Phù Quincke có nguy hiểm không
Phù mạch đặc trưng bởi tình trạng phù nề đột ngột da, tổ chức dưới da và niêm mạc

Một số triệu chứng nhận biết phù Quincke (phù mạch):

  • Đặc trưng bởi hiện tượng sưng nề ở tổ chức da, dưới da và niêm mạc. Ảnh hưởng chủ yếu đến những vị trí có mô liên kết lỏng lẻo như bộ phận sinh dục, hầu họng, mặt, mô quanh miệng, mắt, lưỡi, bàn tay và bàn chân.
  • Hiện tượng phù nề có thể khu trú ở một vài vị trí cụ thể nhưng cũng có thể lan tỏa trên phạm vi da rộng, tiến triển trong vài phút đến vài giờ.
  • Sưng nề da đi kèm với hiện tượng ngứa nhẹ, căng đau và tê bì do dịch tràn chèn ép lên các dây thần kinh
  • Triệu chứng của phù Quincke dễ bị nhầm lẫn với mề đay. Tuy nhiên, tình trạng này thường gây tổn thương có màu hồng nhạt và ranh giới không rõ. Trong khi đó, mề đay đặc trưng là các sẩn cục, bờ tròn, ấn vào cứng chắc và có ranh giới rõ với vùng da lành
  • Khi có ma sát, cọ xát, tình trạng sưng nề có thể tăng lên nhưng màu sắc lại có xu hướng nhạt nhợt hơn
  • Tổn thương da do phù Quincke tồn tại trong khoảng 72 giờ đồng hồ và biến mất hoàn toàn không để lại dấu vết, di chứng
  • Phù Quincke có thể gây ra một số triệu chứng khác như miệng khát, cơ thể mệt mỏi nhưng không sốt, đau đầu, buồn nôn

Các triệu chứng ít gặp hơn của chứng phù mạch:

  • Phù Quincke đường tiết niệu có thể gây ra một số triệu chứng tương tự viêm bàng quang cấp, tiểu rát, tiểu buốt,…
  • Phù Quincke niêm mạc tử cung gây đau bụng dưới và xuất huyết bất thường
  • Phù mạch ở niêm mạc đường tiêu hóa gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa – thậm chí nôn cả dịch mật, tiêu chảy và thường đi kèm với nổi mề đay ngoài da
  • Phù Quincke niêm mạc phế quản gây khó thở kiểu hen suyễn, phổi có tiếng tít
  • Phù mạch thanh quản là tình trạng nguy hiểm nhất vì có thể gây nghẹt đường thở và tử vong. Tình trạng này đặc trưng bởi triệu chứng khàn giọng, ho khan, khó thở, thờ khò khè, lo lắng, hốt hoẳng và mặt tím tái
Phù Quincke là gì
Phù Quincke (phù mạch) ảnh hưởng chủ yếu đến những vị trí có mô liên kết lỏng lẻo như mắt, môi, má,…

Các triệu chứng của phù Quincke có thể nghiêm trọng hơn nếu có các yếu tố kích thích như ánh nắng mặt trời, tác động cơ học (tì đè, cọ xát, gãi cào,…), cồn, thức ăn có mùi tanh, tính hàn, nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Đọc thêm: Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Vào Mùa Đông Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây phù mạch

Tương tự như các bệnh dị ứng khác, phù Quincke chỉ bùng phát khi có các yếu tố kích thích. Khi xuất hiện các yếu tố này, hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách hoạt hóa tế bào mast. Sau đó, phóng thích các chất trung gian hóa học vào da, tổ chức dưới da và niêm mạc. Kết quả là gây ra các triệu chứng thực thể và cơ năng của phù Quincke.

Cơ chế phù Quincke
Dị ứng thuốc là yếu tố kích thích phù mạch bùng phát

Một số yếu tố có thể gây bùng phát phù Quincke:

  • Thuốc: Các loại thuốc kháng sinh – đặc biệt là kháng sinh sultamid và beta lactam hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây dị ứng, sau đó kích hoạt phản ứng phù mạch.
  • Thức ăn: Các loại thực phẩm như đậu phộng, sữa, trứng và hải sản có thể là nguyên nhân gây phù mạch và các bệnh dị ứng khác như mề đay, viêm da cơ địa,…
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, phù mạch có thể xảy ra do nọc côn trùng, các yếu tố vật lý (ánh sáng, nhiệt độ, mồ hôi), hóa chất, lông chó mèo,…

Triệu chứng của phù Quincke thường xuất hiện trong vòng vài phát đến vài giờ sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Tuy nhiên ở những người cơ địa quá nhạy cảm, thương tổn da có thể xuất hiện tối cấp trong khoảng vài giây.

Tuy nhiên, các yếu tố trên không phải là nguyên nhân “chủ chốt” gây phù Quincke. Trên thực tế, những yếu tố này chỉ gây phù mạch ở một số cá thể nhất định. Theo các chuyên gia, chứng phù mạch chỉ xảy ra ở những đối tượng sau:

  • Người có cơ địa nhạy cảm
  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân có các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, chàm (eczema), hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng,…

Xem thêm: Tìm Hiểu Bệnh Chàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Phù Quincke (phù mạch) có nguy hiểm không?

Phù Quincke đặc trưng bởi hiện tượng sưng phù dưới da và tổ chức niêm mạc. Tổn thương da do phù mạch thường có thể tự giới hạn và đa phần đều biến mất hoàn toàn không để lại di chứng sau 72 giờ đồng hồ.

Mặc dù có biểu hiện khá đa dạng nhưng phù Quincke điển hình nhất bởi tình trạng phù môi, mí mắt sưng, da mặt căng nề gây biến dạng mặt. Bên cạnh đó, có thể đi kèm với buồn nôn và đau đầu. Ở trường hợp này, phù mạch thường không nguy hiểm và có thể thuyên giảm nhanh.

Tuy nhiên, chứng phù Quincke có thể ảnh hưởng đến niêm mạc phế quản, thanh quản, đường tiết niệu, âm đạo,… Trong đó, phù Quincke ở thanh quản là tình trạng nguy hiểm nhất, chiếm khoảng 25% trường hợp phù Quincke. Thanh quản phù nề có thể gây khó thở, tím tái, ho khan và dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời.

cách điều trị phù quincke
Phù mạch có thể xảy ra ở thanh quản và phế quản gây ho khan, khó thở, khò khè

Ngoài ra, phù mạch cũng có thể là triệu chứng của sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng có mức độ nghiêm trọng. Khác với dị ứng thông thường, dị ứng kiểu sốc phản vệ có tiến triển nhanh chóng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không xử lý và khắc phục sớm.

Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu phù mạch Quincke, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tránh tình trạng chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chẩn đoán phù Quincke (phù mạch)

Phù Quincke gây ra các triệu chứng tương đối điển hình và dễ nhận biết. Trước khi can thiệp các phương án điều trị, bệnh nhân cần phải thực hiện các bước chẩn đoán như:

Phù Quincke có nguy hiểm không
Test lẩy da là một trong những kỹ thuật chẩn đoán phù Quincke (phù mạch)
  • Thăm khám lâm sàng: Thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ quan sát rõ tổn thương thực tế, khai thác tiền sử cá nhân và gia đình của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đặt câu hỏi liên quan đến việc tiếp xúc với các yếu tố kích ứng và dị ứng trong thời gian gần đây. Thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán phù Quincke (phù mạch).
  • Test lẩy da: Test lẩy da (Prick test) là kỹ thuật phổ biến trong chẩn đoán phù Quincke. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt kháng nguyên lên bề mặt da. Sau đó, được đưa vào lớp biểu bì bằng dụng cụ chuyên biệt. Kỹ thuật này giúp bác sĩ xác định hoặc loại trừ được dị nguyên gây phù mạch.
  • Xét nghiệm định lượng IgE: Tương tự như mề đay, xét nghiệm định lượng IgE đặc hiệu thường được thực hiện trong chẩn đoán phù Quincke. Xét nghiệm này giúp phát hiện kháng nguyên đặc hiệu với các dị nguyên nghi ngờ. Thông qua xét nghiệm định lượng IgE, bác sĩ có thể xác định được dị nguyên mà bệnh nhân mẫn cảm.

Sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định. Đối với những trường hợp chưa đủ dữ liệu để đưa ra chẩn đoán, cần tiến hành chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như viêm mô tế bào, phù bạch huyết, phù do suy tim, phù do thận, viêm da cơ và viêm tắc tĩnh mạch.

Có thể bạn quan tâm: Nổi Mề Đay Phù Mạch Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Điều Trị

Các phương pháp điều trị phù Quincke

Tương tự như các bệnh có cơ chế dị ứng, phù Quincke được điều trị bằng cách dùng thuốc và cách ly với dị nguyên (nghi ngờ hoặc đã xác định).

1. Điều trị đặc hiệu

Điều trị đặc hiệu đối với bệnh phù Quincke chủ yếu là cách ly với các yếu tố gây bệnh hoặc có thể khiến bệnh bùng phát mạnh. Ngoài ra nếu không có hiệu quả rõ rệt, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.

Các phương pháp điều trị đặc hiệu đối với phù Quincke:

  • Loại bỏ dị nguyên: Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh hoặc các yếu tố có thể khiến bệnh nặng hơn như ánh nắng, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, cân nhắc thay đổi nghề nghiệp, nơi ở, không dùng thức ăn gây dị ứng và ngưng sử dụng thuốc hoặc thay thế bằng loại thuốc khác.
  • Điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu: Điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn tấn công kéo dài từ 10 – 14 ngày và giai đoạn duy trì được khuyến cáo từ 3 – 5 năm. Bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng đường tiêm dưới da hoặc đường nhỏ giọt dưới lưỡi.

2. Điều trị triệu chứng

Các triệu chứng do phù mạch có thể tiến triển nhanh chóng, đột ngột và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó, tất cả các trường hợp phù Quincke đều có chỉ định điều trị triệu chứng. Điều trị triệu chứng đối với bệnh lý này chủ yếu là dùng thuốc kháng histamine, Epinephrine và glucocorticoid.

Phù Quincke có nguy hiểm không
Epinephrine (Adrenalin) được chỉ định khi phù mạch gây hạ áp và khó thở, thở khò khè,…
  • Epinephrine (Adrenalin): Epinephrine được chỉ định cho trường hợp phù mạch gây phù nề đường hô hấp – đặc biệt là thanh quản hoặc phù mạch dẫn đến tụt huyết áp. Thuốc có tác dụng tăng lưu lượng máu ở mạch vành, tăng mức tiêu thụ oxy của tim và tăng huyết áp. Mục đích của sử dụng Epinephrine là đảm bảo chức năng tim mạch và hoạt động hô hấp, tránh suy hô hấp dẫn đến tử vong ở bệnh nhân phù mạch.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 được dùng cho tất cả các trường hợp phù Quincke cấp và mãn tính. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thuốc thế hệ I (Ketotifen, Doxepin, Diphenhyramin, Chlorpheniramin,…) hoặc thuốc thế hệ II (Cetirizin, Acrivastin, Ebastin, Fexofenadin,…).
  • Glucocorticoid: Glucocorticoid được dùng ngắn hạn với liều trung bình nhằm kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa phù mạch tái phát. Loại thuốc thường được dùng là Methylprednisolon hoặc Prednisolon.

Phù Quincke có triệu chứng tương đối đa dạng. Do đó ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ còn thực hiện một số biện pháp hỗ trợ khác như mở khí quản và đặt nội khí quả nếu phù nề đường hô hấp không đáp ứng với thuốc và có khả năng đe dọa đến tính mạng.

Sau khi triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân cần tái khám sau 3 – 5 ngày (phù mạch cấp) và 2 – 4 tuần (phù mạch mãn tính).

Còn đối với tình trạng phù Quincke kèm nổi mày đay dai dẳng thì trước tiên, người bệnh cần xử lý ngay vấn đề đề mề đay mẩn ngứa. Lúc này các bài thuốc nam hoàn toàn phù hợp, không những giúp trị tận gốc bệnh mề đay mà còn cải thiện sức đề kháng, giúp người bệnh xử lý dần tình trạng phù Quincke.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Dị ứng da mặt nên uống hay bôi thuốc gì để nhanh khỏi? Tuy thắc mắc này được nhiều người bệnh quan tâm, nhưng để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng thuốc người...

Xem chi tiết

Dị ứng da mặt kéo dài bao lâu và có thể tự khỏi không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với trường hợp bị dị ứng nhẹ thì tổn thương có thể tự...

Xem chi tiết

Bị dị ứng mỹ phẩm là một trong những tình trạng bị nổi mẩn đỏ, các đốm mụn viêm, phù nề và ngứa ngáy dữ dội... xảy ra rất phổ biến hiện nay do sử...

Xem chi tiết

Dị ứng hải sản có nguy hiểm không? Có chữa được không? Vấn đề hiện đang là thắc mắc của nhiều người. Tình trạng dị ứng có thể gây nên nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa...

Xem chi tiết

Bị dị ứng thời tiết có thể tự khỏi không và bao lâu thì khỏi là một trong những vấn đề nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, để trả lời được câu hỏi này thì...

Xem chi tiết

Dị ứng mỹ phẩm có để lại sẹo không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt là mức độ tổn thương, tính chất da và cơ địa mỗi người. Tốt nhất hãy chú...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp

Bình luận (60)

  1. Bí Bo says: Trả lời


    Thuốc mề đay đỗ minh nhỏ dùng ok không? Thằng cu nhà mình năm nay lên 7, hôm qua đi chơi về không hiểu kiểu gì mà mặt mũi sưng hết cả lên, đưa đi khám thì bác sĩ bảo bị bị mề đay phù mạch do tiếp xúc với chất dị ứng. Con nhỏ mà còi cọc nên mình cũng không muốn cho dùng thuốc tây đang tính tìm hiểu đông y cho thằng bé dùng không biết có ổn không

    1. Kiên Cung Hq says:


      7 tuổi là cũng lớn đùng rồi chứ bé nhỏ gì nữa, tuổi này cũng cứng cáp rồi dùng thuốc tây cho nhanh chị ạ. Thuốc tây hiệu quả nhanh làm 1 liều là tịt luôn chứ đông y uống nó lâu khỏi lắm nhất là mấy loại bệnh mẩn ngứa này

    2. Hot Mom says:


      Thuốc tây hiệu quả nhanh nhưng toàn tân dược, kháng sinh uống vào mau hại gan hại thận lắm nhất là đối với bọn trẻ con, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Đông y thời gian dùng lâu mà bù lại thuốc nó toàn thảo dược lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Mà trong thuốc còn có thành phần giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể nên cho con trẻ uống là hợp lí đấy. Tôi đọc cũng thấy nhiều mẹ cho con qua điều trị mề đay bên đỗ minh đường, feedback lại tốt lắm bạn có thể tham khảo

    3. Linh Chun says:


      Cũng định cho con uống thuốc đông y mà sợ nó không chịu uống ấy chị. Bọn trẻ con cứ thấy đắng là chúng nó chạy mà thuốc đông y vừa đắng, vừa nống đến mình ngửi còn thấy khó chịu

    4. MinAh says:


      Mình thấy thuốc mề đay đỗ minh không hắc với đắng như các loại thuốc nam đun sắc thông thường đâu bạn. Mình từng điều trị mề đay bên này và thấy thuốc có vị thanh thanh của thảo mộc khá dễ uống. Đợt rồi con mình bị mề đay phù nề cũng cho qua đây điều trị, con bé uống thuốc cũng ngoan lắm không có khóc lóc kêu ca gì cả. Mà thuốc bên này được cái tiện vì là dạng cao sẵn mình mang về chỉ việc hòa cùng nước ấm là uống chư skhoong cần đun sắc cầu kì, tiết kiệm được bao nhiêu thời gian

  2. Xuân Lan 92 says: Trả lời


    Cái bệnh này có loại thuốc nào bôi giúp giảm ngứa bớt sưng ko mọi người nhỉ. Em đi khám thì bác sĩ họ chỉ kê cho thuốc uống thôi chứ ko có thuốc bôi mà phần da bên ngoài ngứa ngáy khó chịu quá em chịu ko nổi

  3. Thu Phượng says: Trả lời


    Nhà thuốc đỗ minh đường làm việc giờ nào vậy ạ. 7h tối họ còn mở cửa không, tầm đấy em đi làm về mới sắp xếp qua khám được

    1. Út Năm says:


      Tầm đấy qua thì họ không mở cửa nữa đâu. Nhà thuốc này họ làm việc trong giờ hành chính từ 8h-17h30 từ t2 đến chủ nhật. Trong tuần đi làm bận thì bạn xem thế nào sắp xếp cuối tuần qua khám cũng được đó, qua đúng giờ hành chính là oke

    2. Uynnie_HM says:


      Bên này khám cuối tuần thì phí bao nhiêu vậy, có cao không ạ? Em thấy nhiều bên giờ họ thu phụ phí ngày cuối tuần nên phải hỏi trước để chuẩn bị

    3. Nhã Anh says:


      Đỗ Minh Đường thì k lo có chuyện thu phụ phí ngày cuối tuần đâu vì bên này họ khám free hết mà. Trước giờ mình khám cả off và onl bên này chưa mất đồng phí nào luôn ấy mà bác sĩ khám cực kì có tâm, chuyên môn tốt nói chuyện, tư vấn các thứ rất dễ hiểu đặc biệt là có bác sĩ Minh Tuấn là tuyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh và cũng là giám đốc chuyên môn của nhà thuốc. Bác sĩ khám cẩn thận lắm, bắt mạch tài, mình điều trị bên này thì cứ cách 7-10 ngày là bác lại gọi điện hỏi thăm xem tình hình uống thuốc ra sao rồi. Nói chung bên này khám free nhưng không chê vào đâu được, k hề thua kém bất kì cơ sở nào đâu

    4. Kiều Yến Mạch says:


      Em cũng có nghe danh bác sĩ Tuấn lâu rồi, đợt trước hay xem bác chia sẻ trên vtv2 mà ngưỡng mộ lắm. Cũng muốn được bác khám cho một lần mà không biết đặt lịch khám có khó không nhỉ

    5. Ruby Phạm says:


      Không khó đâu bạn, mình cứ đặt lịch như bình thường thôi. Bạn gọi vô số hotline của nhà thuốc để hẹn trước hoặc có thể lên web của họ có cái form điền thông tin đấy, mình vào chọn ngày giờ khám và bác sĩ là được. Bác sĩ Tuấn thường đông bệnh nhân thì mình đặt lịch trước khoảng 2-3 ngày là oke

  4. Hồng mầm says: Trả lời


    Sáng nay ngủ dậy không hiểu sao mặt mũi em sưng vù lên, nhất là phần mắt và quanh miệng. Nó sưng đó còn kèm theo biểu hiện đau ngứa châm chích. Em tìm hiểu thì thấy giống biểu hiện phù mạch không biết có phải không nhỉ

    1. Bình an says:


      Nghe biểu hiện thì cũng giống đấy nhưng không khẳng định chắc chắn được đâu. Bác nên đi viện khám, kiểm tra các thứ cho nó an tâm, mề đay phù mạch thì còn đỡ lo nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn nên mình không chủ quan được đâu

    2. Bumble Bee says:


      Thế này bác bị giống em rồi. Chả hiểu sao mấy ngày trước em ngủ dậy soi gương cũng thấy mặt mũi sưng to đùng lại còn hơi ngứa rát, em tưởng ngủ k cài màn bị con gì đốt mà đi khám bác sĩ bảo bị mề đay phù mạch. Em cũng không uống thuốc gì đâu chỉ về nhà lấy đá lạnh cho vào khăn chườm vào chỗ sưng, khoảng độ 2 ngày là nó đỡ, bác thử xem thế nào. Nhưng tốt nhất mình vẫn cứ nên đi khám để ra bệnh cho nó an tâm đã nhé

  5. Lan Gold says: Trả lời


    Bài thuốc mề đay đỗ minh có tác dụng thật không vậy? Mua thuốc về uống sợ nhất cái kiểu uống thuốc thì nó đỡ mà dừng một cái là nó bị lại ngay. Ai dùng rồi mà thấy dứt điểm được thì cmt vào đây chia sẻ cho mọi người với

    1. Bùi Ngọc Mai says:


      Tui chưa dùng, mới đnag tìm hiểu thui mà thấy thuốc này hiệu quả phết nè. Đọc feedback của bệnh nhân dùng thuốc thấy họ phản hồi tức cực lắm, thuốc dùng tốt, lành tình mà đọc thì cũng chưa thấy ai bị tái phát lại. Mà tui nghĩ có dứt điểm được hay không cũng còn phải phụ thuộc vào việc mình có chịu rèn luyện, giữ gìn kiêng cữ cẩn thận không nữa. Bác muốn tìm hiểu thêm thì có thể vào đây đọc

    2. Rosie Nguyễn says:


      Đúng rồi đấy chế, dứt điểm được hay không thì thuốc chỉ chiếm 80% thôi còn lại phải phụ thuộc vào mình nữa. Mình mà cứ chịu khó kiêng khem, rèn luyện thì khả năng tái phát chắc chắn sẽ thấp hơn sống buông thả rồi. Mà được cái thuốc đông y hiệu quả cũng lâu dài hơn thuốc tây nên mình cũng an tâm phần nào. Đợt trước tôi bị phù mạch mề đay, qua đỗ minh đường bác sĩ kê cho liệu trình 3 tháng thuốc gồm thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa, bổ gan dưỡng huyết, bổ thận giải độc. Tôi đem về kiên trì uống thuốc kết hợp kiêng khem theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nên sau 3 tháng là bệnh tịt hẳn, tới giờ dừng thuốc cũng nửa năm rồi mà chưa thấy bị lại bao giờ. Eo ôi trước bị bệnh này mặt mũi tôi phồng rộp lên như bị ong chích ấy mà nó ngứa rát khó chịu lắm thế mà uống độ 2 tháng thuốc ở đây là đã thấy hiệu quả rồi, mấy chỗ phồng xẹp hẳn, cũng không thấy ngứa ngáy gì nữa. Thuốc của đỗ minh đường thì hiệu quả rồi cứ qua mà điều trị không phải lăn tăn gì đâu

    3. Thu Trang9x says:


      Khiếp thuốc này uống tận 3 loại cơ hả. Có bắt buộc uống hết không thế. Bị nhẹ thì chắc uống 1 loại là được rồi chứ nhỉ, uống nhiều thuốc làm gì chỉ tổ hại han hại thận chứ bổ béo gì

    4. Đặng Vũ Huyền says:


      Thuốc chứ có phải kẹo đâu mà thích uống loại nào là uống hả bạn. Bài thuốc của ngta có 3 loại là ngta đã nghiên cứu hết rồi, phải có hiệu quả thì họ mới cho vào chứ không có thừa đâu. Với cả thuốc bên này bác sĩ họ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mình mà phối hợp, gia giảm, điều chỉnh các loại thuốc cho phù hợp chứ không phải cứ thích là uống đâu nhé

    5. phuong_hoang028 says:


      the gia thuoc ben nay la bao nhieu vay ban co biet thi tu van luon cho minh voi minh tim hieu tren web nha thuoc nhung khong thay cho nao co de gia cu the

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *