Nội dung chính

Dị ứng da mặt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường gặp là dị ứng với mỹ phẩm, thời tiết, thực phẩm hay sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Cần chú ý can thiệp điều trị và chăm sóc đúng cách để sớm kiểm soát triệu chứng. Đồng thời thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương trên da.

dị ứng da mặt
Dị ứng da mặt là tình trạng xảy ra phổ biến ở nữ giới

Dị ứng da mặt là gì?

So với các vùng da khác trên cơ thể thì da mặt thường mỏng và có độ nhạy cảm cao hơn. Chính vì vậy mà vùng da này có xu hướng dễ bị mẫn cảm và dị ứng, nhất là khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích.

Dị ứng da mặt đề cập tới tình trạng da mặt xuất hiện tổn thương dạng nổi sẩn đỏ, phát ban, mề đay, mụn viêm… Nguyên nhân thường do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài hay bên trong cơ thể. Thường gặp nhất là mỹ phẩm, thời tiết, thực phẩm dễ gây dị ứng, dị nguyên từ môi trường sống…

Tổn thương da trong trường hợp này thường có hình thái đa dạng. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ sẽ có sự khác biệt ở từng cá thể. Điều này phụ thuộc vào nhiều vấn đề như yếu tố cơ địa, loại da, nguyên nhân gây dị ứng và quá trình can thiệp điều trị.

Đa phần các trường hợp bị dị ứng da mặt đều chỉ xuất hiện khu trú ở các vùng như má, cằm, trán và mũi. Tuy nhiên ở những người có cơ địa nhạy cảm thì tổn thương trên da có thể lan tỏa trên diện rộng, ra các vùng da đầu, cổ và tai.

Xem thêm định nghĩa: Bệnh Dị Ứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Dấu hiệu nhận biết dị ứng da mặt

Các dấu hiệu dị ứng da mặt thường xe bùng phát ngay sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích khoảng từ vài phút cho tới vài giờ. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy nhất:

  • Da mặt có biểu hiện bị đỏ lên, nóng rát, ngứa ngáy
  • Xuất hiện các sản sẩn ngứa hay phát ban khiến da nổi cộm hơn so với các vùng da khác xung quanh
  • Có thể xuất hiện các nốt mụn đỏ có xu hướng mọc khu trú tại vùng má, cằm và trán
  • Ngoài cảm giác nóng rát và ngứa ngáy thì vùng da tổn thương còn bị đau rát và châm chích rất khó chịu
  • Một số trường hợp, bề mặt da còn bị khô ráp, sần sùi và bong tróc nhẹ
dấu hiệu dị ứng da mặt
Tổn thương trên da thường kèm theo tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu

Nếu bạn chỉ bị dị ứng da mặt ở mức độ nhẹ thì các triệu chứng và tổn thương trên da thường có xu hướng thuyên giảm dần chỉ sau vài giờ cho tới vài ngày mà không cần can thiệp điều trị.

Tuy nhiên với những người sở hữu làn da nhạy cảm hay có mức độ dị ứng nặng thì tổn thương có thể kéo dài dai dẳng. Thậm chí gây viêm nặng, tăng tốc độ bị lão hóa và rất dễ để lại thâm sẹo sau điều trị.

Các nguyên nhân gây dị ứng da mặt

Như đã đề cập, tình trạng dị ứng da mặt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là:

Vệ sinh da kém

Da mặt là vùng da mỏng và có mức độ nhạy cảm cao. Vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng kích ứng nếu không được vệ sinh đúng cách. Việc vệ sinh da mặt kém sẽ khiến cho bã nhờn, bụi bẩn cùng các tế bào da chết tích tụ trong lỗ chân lông. Từ đó làm suy giảm hàng rào bảo vệ da và khiến da dễ bùng phát các triệu chứng dị ứng nếu có yếu tố thuận lợi.

Dị ứng mỹ phẩm

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm ở mặt đặc biệt phổ biến ở chị em phụ nữ. Bởi nữ giới thường tiếp xúc hằng ngày với các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm.

Sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay chứa các thành phần dễ gây dị ứng có thể gây mụn, sưng viêm và dị ứng. Ngoài ra thì việc lựa chọn các loại mỹ phẩm không phù hợp với tính chất và nhu cầu của da cũng có thể là nguyên nhân.

Đọc thêm: Dị Ứng Mỹ Phẩm Là Gì? Cách Nhận Biết Bệnh Và Điều Trị Trị Dứt Điểm

Dị ứng thời tiết

Thực tế cho thấy, thời tiết quá nóng, quá lạnh hay thay đổi quá đột ngột cũng dễ khiến cho làn da có phản ứng bất thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên mặt.

Ngoài ra, tình trạng dị ứng thời tiết còn khiến cho mề đay hay phát ban xuất hiện ở các vùng da khác. Điển hình như tay, chân, cổ hay ngực. Nhiều trường hợp còn đi kèm với các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa họng, ho…

nguyên nhân gây dị ứng da mặt
Thời tiết quá lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến da mặt bị kích ứng

Sống trong môi trường ô nhiễm

Việc sống lâu ngày trong điều kiện môi trường ô nhiễm rất dễ khiến cho da bị suy giảm đề kháng. Đồng thời có thể trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố gây kích thích.

Một số thành phần độc hại trong môi trường như hóa chất, kim loại nặng, bụi mịn… ngoài ảnh hưởng tới chức năng hô hấp thì còn gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó khiến da bị bị bách, thúc đẩy tốc độ lão hóa và dễ bị nổi mẩn ngứa hơn.

Dị ứng thực phẩm

Đây là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng thái quá với protein và các thành phần có trong một số loại thực phẩm nhất định. Thường gặp nhất là đậu phộng, đậu nành, sữa hay các loại hải sản.

Các phản ứng bất thường có thể khiến hệ miễn dịch phóng thích lượng lớn histamine vào da. Ngoài gây dị ứng da mặt thì còn dễ bị nổi mề đay ở tay, chân, ngực, bụng. Đi kèm với đó có thể là các triệu chứng hô hấp hay tiêu hóa khác.

Dị ứng da mặt do nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân thường gặp nêu trên thì tình trạng dị ứng da mặt có thể liên quan đến một số yếu tố khác. Điển hình như:

Có thể bạn quan tâm: Nổi Mề Đay Ở Tay Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Dị ứng da mặt có nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng da mặt là tình trạng da liễu tương đối phổ biến và thường gặp ở nữ giới. Đa phần các trường hợp bị dị ứng đều có triệu chứng từ nhẹ tới trung bình. Lúc này, triệu chứng và tổn thương trên da có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khoảng vài ba ngày.

Tuy nhiên với những người có làn da mỏng và nhạy cảm thì rất dễ bị dị ứng nặng. Đặc biệt nếu thường xuyên cào gãi và chà xát lên da thì có thể gây bội nhiễm. Lúc này không chỉ cản trở quá trình điều trị mà còn dễ để lại thâm sẹo. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống.

dị ứng thời tiết kéo dài bao lâu
Dị ứng thời tiết kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ dị ứng và quá trình chăm sóc da

Thông thường, tình trạng dị ứng da mặt sẽ thuyên giảm sau khoảng từ 1 – 5 ngày. Tuy nhiên vấn đề dị ứng kéo dài bao lâu thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như mức độ dị ứng, cơ địa, chế độ chăm sóc và điều trị của từng cá thể. Trường hợp không xử lý và can thiệp đúng cách thì dị ứng da mặt có thể kéo dài tới vài tuần hoặc lâu hơn.

Dị ứng da mặt khi nào cần gặp bác sĩ?

Một số trường hợp bị dị ứng da mặt có thể xảy ra do hệ miễn dịch của da suy yếu. Tình trạng này thường xảy ra ở những người thường xuyên lạm dụng mỹ phẩm có chứa corticoid. Được biết corticoid là một hoạt chất ức chế miễn dịch giúp làm giảm viêm, sưng, đồng thời cải thiện mụn nhanh chóng.

Thế nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến da bị tổn thương. Cụ thể da bị giãn mao mạch, mỏng đi, dày sưng nang lông, suy yếu sức đề kháng. Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố bên ngoài tấn công da và làm bùng phát triệu chứng dị ứng.

Vì thế bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu sau:

  • Da mặt có dấu hiệu mỏng đi, lộ rõ các mao mạch dưới da.
  • Mụn viêm và sẩn đỏ nổi lên nhiều hơn, gây viêm nhiễm, tổn thương da.
  • Da khô và nhăn nheo, hình thành các nốt sạm đen.

Đọc thêm: Review TOP 15 Thuốc Điều Trị Ngứa Da Mặt Tốt Nhất Thị Trường

Cách xử lý và điều trị dị ứng da mặt nhanh nhất

Lựa chọn phương pháp điều trị dị ứng da mặt cần căn cứ vào mức độ dị ứng cùng nhiều yếu tố liên quan khác. Điển hình như nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của từng cá thể người bệnh.

Với các trường hợp nhẹ thì chỉ cần loại trừ yếu tố nguyên nhân và thực hiện việc chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu bị dị ứng nặng thì cần dùng thuốc để cải thiện triệu chứng. Đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.

Dưới đây là một số giải pháp điều trị dị ứng da mặt được áp dụng phổ biến:

1. Loại trừ các yếu tố thuận lợi

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu dị ứng da mặt thì trước hết bạn cần xác định rõ nguyên nhân cùng các yếu tố thuận lợi khiến tình trạng này kích hoạt. Các chuyên gia cho biết, nếu tiếp tục sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp, tiêu thụ thức ăn gây dị ứng, tiếp xúc với dị nguyên… thì triệu chứng trên da sẽ dễ tiến triển xấu. Hơn nữa còn có xu hướng lan tỏa trên phạm vi rộng.

Trường hợp không thể xác định rõ nguyên nhân thì bạn cần chú ý loại trừ một số yếu tố rủi ro sau đây:

  • Tránh dung nạp các loại thực phẩm và thức uống dễ gây dị ứng. Ví dụ như các loại đậu, hải sản, sữa, trà đặc, cà phê hay rượu bia.
  • Nên kiểm tra chỉ số ô nhiễm tại nơi sinh sống. Đồng thời cân nhắc việc dùng máy lọc không khí nếu cần thiết.
  • Kiểm tra bảng thành phần của các loại mỹ phẩm. Nên bỏ các sản phẩm có chứa thành phần dễ gây dị ứng như cồn, chì, dầu khoáng hương liệu, retinol, BHA… Nếu da mặt đang bị dị ứng thì các thành phần này sẽ rất dễ gây kích thích. Từ đó khiến cho triệu chứng dị ứng tồi tệ thêm.
  • Hạn chế việc trang điểm nếu da mặt đang trong thời gian bị dị ứng.
  • Trường hợp dị ứng xảy ra do thay đổi thời tiết đột ngột thì cần chú ý giữ ấm cho cơ thể. Đồng thời nên mang khẩu trang khi ra ngoài và sử dụng máy tạo độ ẩm cho không gian sống.
làm gì khi bị dị ứng da mặt
Tuyệt đối không tiêu thụ các loại hải sản khi đang bị dị ứng da mặt

2. Chăm sóc da đúng cách

Dị ứng da mặt thường gây ra các tổn thương cơ bản như phát ban, nổi nốt sần hay mẩn đỏ tại lớp thượng bì. Vì vậy mà bạn cần chú ý chăm sóc tốt để tổn thương da sớm được cải thiện mà không cần phải can thiệp y tế.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc da cần chú ý thực hiện tốt:

  • Vệ sinh da mặt đều đặn 2 lần/ ngày (vào buổi sáng và buổi tối). Cần dùng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH cân bằng và không chứa hương liệu. Khi rửa mặt cần thao tác nhẹ nhàng để hạn chế gây kích thích lên các vùng da bị ảnh hưởng.
  • Đắp gạc ướt hay chườm lạnh lên da mặt khoảng 5 – 10 phút. Đây là giải pháp đơn giản giúp làm giảm viêm ngứa nhanh chóng.
  • Có thể dùng nước muối ấm hay sả, gừng, lá chanh để xông mặt. Xông hơi ngoài giúp đào thải dị nguyên, làm sạch da thì còn giúp ngăn ngừa tổn thương lan tỏa rộng.
  • Nên dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm có chứa thành phần cân bằng độ ẩm và phục hồi da. Điển hình như vitamin E, Panthenol, Niacinamide, Acid Hyaluronic, Glycerin…
  • Nên uống nhiều nước, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và giúp da nhanh đều màu.
  • Đội mũ, che dù và dùng kem chống nắng khi di chuyển ngoài trời. Bởi tia UV từ ánh nắng có thể kích thích tăng sinh melanin. Ngoài ra còn khiến nang lông bài tiết nhiều dầu thừa hơn. Từ đó dễ gây nổi mụn, viêm đỏ và hình thành nám sạm.

Tham khảo thêm: Mách Bạn 7 Cách Chữa Dị Ứng Da Mặt Bằng Mướp Đắng Đơn Giản, Hiệu Quả

3. Đắp mặt nạ tự nhiên

Một số nguyên liệu tự nhiên đã được kiểm chứng là có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa rất tốt. Hơn nữa còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên da. Điển hình như nha đam, dầu dừa, bột yến mạch… Bạn có thể tận dụng chúng để làm mặt nạ dưỡng da khi bị dị ứng da mặt.

Mặt nạ nha đam chữa dị ứng da mặt

Hàm lượng polyphenol dồi dào trong gel nha đam có tác dụng chống oxy hóa và ức chế các hại khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp. Ngoài ra, các thành phần cần thiết cho da trong nha đam như acid amin, vitamin, nước… còn giúp làm dịu da và duy trì độ ẩm tự nhiên. Từ đó cải thiện tốt các triệu chứng dị ứng da mặt như viêm đỏ, nóng rát, ngứa ngáy, bong tróc da…

chăm sóc da mặt bị dị ứng
Có thể đắp mặt nạ nha đam để cấp ẩm, làm dịu da và giảm ngứa
  • Rửa sạch 1 nhánh nha đam tươi rồi gọt vỏ và rửa sạch mủ.
  • Dùng thìa cạo lấy lớp gel trong suốt để sử dụng.
  • Làm sạch da mặt rồi thoa gel nha đam lên da.
  • Để yên khoảng 10 phút rồi dùng nước mát rửa lại.

Mặt nạ bột yến mạch

Loại mặt nạ này có khả năng làm giảm ngứa rất nhanh. Đồng thời giúp phục hồi da mặt bị dị ứng. Bởi bột yến mạch có chứa hàm lượng lớn acid pantothenic. Ngoài ra, thành phần avenanthramides cũng có tác dụng chống viêm và làm giảm ngứa da hiệu quả.

  • Trộn đều 1 thìa bột yến mạch cùng với 2 thìa sữa tươi.
  • Làm sạch, lau khô da mặt rồi thoa hỗn hợp này lên da.
  • Để nguyên trong 15 phút, sau đó dùng tay nhẹ nhàng massage vài phút.
  • Cuối cùng dùng nước sạch rửa lại.

Mặt nạ sữa chua

Làm dịu da mặt với mặt nạ sữa chua là cách được áp dụng phổ biến. Hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào trong sữa chua có tác dụng hydrat hóa, chống viêm và giảm khô da. Ngoài ra sữa chua còn chứa lượng lớn acid lactic có tác dụng làm mịn bề mặt da và loại bỏ các tế bào da chết. Acid lactic còn ức chế tyrosinase. Từ đó làm giảm sản sinh melanin giúp da sáng và đều màu hơn.

  • Vệ sinh và lau khô vùng da mặt bị dị ứng.
  • Dùng sữa chua không đường thoa trực tiếp lên da và massage nhẹ nhàng.
  • Để nguyên khoảng 10 phút rồi dùng nước ấm rửa lại.
  • Ngoài ra bạn có thể kết hợp sữa chua với dầu oliu, mật ong hay các nguyên liệu khác.

Tìm hiểu thêm: TOP 9 Cách Chữa Dị Ứng Da Mặt Bằng Mật Ong Hiệu Quả

4. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Trong một số trường hợp, tình trạng dị ứng da mặt có thể kích hoạt ở mức độ nặng nề. Hoặc sau 3 ngày điều trị tại nhà tổn thương không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được kê toa thuốc điều trị phù hợp.

thuốc trị dị ứng da mặt
Với các trường hợp bị dị ứng nặng thì điều trị bằng thuốc là rất cần thiết

Dị ứng da mặt nên bôi hay uống thuốc gì nhanh khỏi? Dưới đây là một số loại thuốc điều trị dị ứng da mặt được dùng phổ biến bao gồm:

Kem bôi chứa corticoid

Các loại thuốc bôi tại chỗ chứa corticoid thường được chỉ định nếu tình trạng dị ứng gây sưng viêm nặng. Thuốc có công dụng chống dị ứng và làm giảm viêm nhiễm rất nhanh. Tuy nhiên nhóm thuốc này rất dễ gây ra tác dụng phụ. Điển hình như làm mỏng da, giãn mao mạch, lão hóa sớm. Vì vậy thuốc bôi chứa corticoid chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn.

Thuốc ức chế calcineurin

Pimecrolimus và Tacrolimus là 2 loại thuốc ức chế calcineurin được dùng phổ biến nhất trong điều trị dị ứng da mặt. Chúng hoạt động bằng cách tác động lên các tế bào lympho T. Từ đó giúp ngăn chặn quá trình phóng thích kháng nguyên vào da. Điều này giúp làm giảm sưng viêm và ngứa da. Tuy nhiên loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da. Vì thế mà chỉ được dùng nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc bôi chứa corticoid.

Thuốc mỡ kháng sinh

Được dùng phổ biến nếu tổn thương da có kèm nổi mụn trứng cá. Dùng thuốc mỡ kháng sinh sẽ giúp làm giảm viêm và ức chế vi khuẩn P. acnes. Từ đó ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm kích hoạt trên vùng da tổn thương.

Thuốc kháng histamine H1

Bên cạnh việc kê toa các loại thuốc bôi thì bác sĩ có thể yêu cầu phối hợp với các thuốc kháng histamine H1. Thuốc này được dùng phổ biến trong khắc phục các vấn đề dị ứng. Nó hoạt động bằng cách ức chế histamine ở thụ thể H1. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng.

Da mặt là vùng da mỏng và có độ nhạy cảm cao. Vì vậy rất dễ bị kích ứng khi điều trị với các loại thuốc bôi. Trong các trường hợp không cần thiết thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc kháng histamine H1 kết hợp với các loại kem dưỡng có công dụng làm dịu và phục hồi da thay vì kết hợp thuốc bôi tại chỗ.

Đọc thêm: Dị Ứng Da Mặt Uống Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi Bệnh? Giải Đáp

Thuốc kháng histamin H1 được dùng phổ biến trong khắc phục các vấn đề dị ứng
Thuốc kháng histamin H1 được dùng phổ biến trong khắc phục các vấn đề dị ứng

Ăn gì, kiêng gì khi bị dị ứng da mặt

Ăn gì và kiêng gì khi bị dị ứng da mặt? Đây cũng là vấn đề đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý. Nó không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Da mặt dị ứng nên ăn gì?

Khi bị dị ứng da mặt có nghĩa tế bào trên da đã bị tổn thương và cần phục hồi sâu từ bên trong. Vì thế chế độ ăn uống là rất quan trọng, có tác dụng giải độc, làm mát, tránh bệnh trở nặng.

  • Ăn nhiều thực phẩm có khả năng kháng viêm nhiễm

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng, chống viêm tốt hơn bất cứ loại thuốc nào khác. Vậy nên, nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm kháng viêm sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, ngăn chặn tổn thương một cách tự nhiên.

Ăn nhiều gừng để tăng cường đề kháng cho cơ thể
Ăn nhiều gừng để tăng cường đề kháng cho cơ thể

Một điều may mắn khác đó chính là thực phẩm kháng viêm rất dễ kiếm và có thể chế biến đa dạng món ăn. Ví dụ thực phẩm kháng viêm điển hình là gừng, tỏi, nghệ, mật ong,… Bằng cách tiêu thụ chúng mỗi ngày sẽ giúp những vết thương trên da mặt từ từ biến mất, trả lại cho bạn làn da sáng khỏe.

  • Tiêu thụ thực phẩm có khả năng chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa thường có nhiều trong rau củ quả, tác dụng chính là cải thiện làn da, ngăn lão hóa hiệu quả. Với những trường hợp dị ứng da mặt, thực phẩm chống oxy hóa sẽ giúp vết thương mau lành hơn, hạn chế sạm da do các sắc tố melanin, giảm nguy cơ hình thành sẹo.

Ngoài ra, những thực phẩm chống oxy hóa còn giúp giảm nguy cơ ung thư thận. Vì thế bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm này, cụ thể là quả mâm xôi, dâu tây, đậu đỏ, việt quất, óc chó,…

Có thể bạn quan tâm: Dị Ứng Da Mặt Có Tự Khỏi Được Không? Bao Lâu Thì Hết

  • Tăng cường thực phẩm giàu vi khuẩn probiotic

Probiotic là nhóm vi khuẩn hay lợi khuẩn được tìm thấy chủ yếu trong ruột. Nếu sử dụng những vi khuẩn này phù hợp sẽ giúp đường ruột, tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Và sữa chua là một thực phẩm rất giàu Probiotic có tác dụng cải thiện dị ứng da mặt, xóa mờ vết thâm, cấp ẩm làn da.

Vì thế nếu bạn ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày những triệu chứng dị ứng sẽ dần dần cải thiện, biến mất.

  • Người dị ứng da mặt nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, E, C

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc không biết dị ứng da mặt nên ăn gì thì hãy tăng cường bổ sung vitamin C, A, E. Bởi lẽ, vitamin không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tái tạo tế bào, tăng tuần hoàn máu và khả năng miễn dịch. Vì thế ăn nhiều nhóm thực phẩm này đề kháng sẽ được cải thiện, xoa dịu những tổn thương trên bề mặt da.

Loại vitamin này thường có nhiều trong rau củ, như cà rốt, cần tây, bí ngòi, cà chua,…

Vitamin A giúp cải thiện dị ứng hiệu quả
Vitamin A giúp cải thiện dị ứng hiệu quả
  • Vai trò quan trọng của nước

Một cách đơn giản để cải thiện dị ứng ở da mặt chính là uống nhiều nước. Theo đó nước không chỉ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, mà nó còn thanh nhiệt, giải độc, giúp da luôn ẩm mướt, hạn chế khô, bong tróc.

Vì thế bạn hãy uống đủ 2,5l nước mỗi ngày khi bị dị ứng để chất độc được đào thải ra ngoài tốt hơn. Từ đó bệnh dị ứng được cải thiện hiệu quả.

Không nên ăn gì khi có dấu hiệu dị ứng ở mặt?

Như đã nói, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian cũng như kết quả điều trị bệnh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với những người đang bị dị ứng. Vì thế để tránh ăn phải những thực phẩm khiến bệnh dị ứng trở nặng, bạn cần nắm rõ nên kiêng ăn gì. Cụ thể như sau:

  • Thực phẩm giàu chất đạm có thể khiến tình trạng dị ứng trở nặng, ngứa ngáy và khó chịu hơn. Theo đó người bệnh nên kiêng sữa, hải sản, trứng,… khi bị dị ứng.
  • Đồ ăn chế biến sẵn hay gia vị cay nóng, dầu mỡ sẽ làm cho các tổn thương trên da lâu lành hơn. Thậm chí nó có thể kích thích khiến viêm nhiễm trở nặng. Vậy nên bạn cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn càng sớm càng tốt.
  • Dưa muối, cà muối là thực phẩm lên men khiến những tổn thương lâu lành, dị ứng tiến triển xấu đi.
  • Thức uống có gas, chất kích thích như bia, rượu, cà phê hay thuốc lá đều khiến mạch máu giãn ra, thúc đẩy quá trình viêm và dị ứng xảy ra nhanh chóng. Vì thế lời khuyên cho bạn là nên kiêng những thực phẩm này nếu không muốn bệnh trở nặng, khó khăn trong quá trình điều trị.

Tham khảo thêm: Mẹo Chữa Dị Ứng Da Mặt Bằng Lòng Trắng Trứng Gà Cực Đơn Giản, Hiệu Quả

Dị ứng da mặt nên kiêng gì? Biện pháp chăm sóc và dự phòng

Ngoài việc áp dụng các giải pháp điều trị thì bạn cần chú ý đến các giải pháp chăm sóc và dự phòng. Điều này giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da. Hơn nữa còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng dị ứng tái phát nhiều lần.

dự phòng dị ứng da mặt
Rửa mặt sạch sẽ 2 lần/ ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ sẽ giúp hỗ trợ khắc phục và ngăn ngừa dị ứng da mặt

Dưới đây là một số biện pháp cần chú ý thực hiện:

  • Tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng hay các yếu tố dị nguyên ngay cả khi đang bị dị ứng hay không.
  • Vệ sinh da mặt đúng cách, lựa chọn sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Tránh dùng nước nóng để rửa mặt. Đồng thời nên hạn chế việc trang điểm.
  • Trong quá trình điều trị dị ứng da mặt, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hãy che chắn cẩn thận và thoa kem chống nắng để bảo vệ da khi phải đi ra ngoài.
  • Điều chỉnh thời gian sinh hoạt cho khoa học. Tránh các tình trạng lười vận động, thức quá khuya hay ăn uống không đúng giờ.
  • Cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng bằng cách ngủ nghỉ đúng giờ, ăn uống điều độ. Đồng thời không quên dành thời gian cho việc tập thể dục mỗi ngày.
  • Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da mặt cũng như toàn thân chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, có độ pH trung tính và không chứa hương liệu.

Nếu được phát hiện và xử lý sớm thì tình trạng dị ứng da mặt sẽ được khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên nếu chủ quan để bệnh kéo dài thì sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Lúc này tổn thương da thường ăn sâu, phá vỡ hàng rào bảo vệ da và dễ để lại thâm sẹo sau điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng liên quan