Nổi mề đay ở tay sẽ khiến chúng ta gặp phải khá nhiều bất lợi trong quá trình học tập, lao động cũng như sinh hoạt. Mặc dù không quá phổ biến nhưng bạn độc vẫn nên có những kiến thức cơ bản về bệnh lý này để có biện pháp chăm sóc cơ thể sao cho tốt nhất. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin quan trọng về dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh.
Nổi mề đay ở tay là gì? Các nguyên nhân thường gặp
Nổi mề đay ở tay là tình trạng da tay xảy ra các tổn thương viêm nhiễm, người bệnh bị ngứa rát, ửng đỏ và hình thành các vết sần khá giống với muỗi đốt. Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị mề đay ở tay xuất hiện thêm mụn nước, mụn có mủ nếu quá nặng.
Theo đó, mề đay ở tay cũng do nhiều yếu tố tác động, hiện nay, y học đã đưa ra một số nguyên nhân chính như sau:
- Dị ứng: Theo số liệu thống kê từ các cơ sở y tế, bệnh nổi mề đay ở tay phần lớn xảy ra do vấn đề dị ứng. Cụ thể gồm những yếu tố như: Thực phẩm, lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm, các loại hóa chất, khí độc hại,… Khi này, cơ thể sẽ sinh ra các phản ứng khác nhau và tùy thuộc mức độ dị ứng sẽ có biểu hiện nặng hoặc nhẹ. Ngoài nổi mề đay, bệnh nhân có thể bị thêm tình trạng khó thở, chảy nước mắt, ngạt mũi, buồn nôn,….
- Bị nhiễm trùng cấp: Khi bị một số bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng, có thể là sởi, sốt phát ban, bị viêm họng cấp tính, khả năng đề kháng và miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm rõ rệt. Một số bệnh nhân sẽ bị chứng nổi mề đay ở tay, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, khó chịu toàn thân. Tuy nhiên, khi các bệnh lý này được điều trị dứt điểm, mề đay cũng sẽ tự biến mất.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc Tây khi dùng sai cách, quá liều hoặc liên tục lạm dụng lâu ngày sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Trong đó có tình trạng mề đay ở tay, chân hay toàn thân. Đặc biệt bạn cần lưu ý với nhóm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid.
- Cơ thể không kịp thích ứng thời tiết: Khi chuyển mùa hoặc thời tiết liên tục có sự thay đổi thất thường về nhiệt độ, nóng lạnh đột ngột đều dễ dàng kích thích cơ thể xảy ra nhiều phản ứng. Hệ miễn dịch lúc này chưa kịp thích nghi sẽ xảy ra tình trạng phát ban, mẩn ngứa, da nổi mề đay thường xuyên và có thể tái phát bất cứ lúc nào trong năm.
- Bị stress căng thẳng: Nhiều người không biết rằng, nổi mề đay ở tay cũng có thể xảy ra khi chúng ta chịu nhiều áp lực căng thẳng, stress liên tục. Hệ thần kinh bị rối loạn dẫn tới giảm miễn dịch và đề kháng. Lúc này, rất nhiều tác nhân gây bệnh từ bên ngoài sẽ tấn công cơ thể, trong đó có bệnh mề đay ở tay.
- Xem Thêm: Nguyên Nhân Bị Nổi Mề Đay Ở Mặt Là Gì? Cách Điều Trị Nhanh Chóng, Không Để Lại Sẹo [Chuyên Gia Giải Đáp]
Biểu hiện của bệnh nổi mề đay ở tay
Nổi mề đay rất dễ nhận biết với những đốm nhỏ màu đỏ hoặc hồng nhạt trên da. Kích thước của chúng không có sự giống nhau hoàn toàn, các nốt có thể to hoặc nhỏ, mọc rời rạc hoặc liên kết thành từng vùng.
Mề đay xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, lòng bàn tay hoặc khuỷu tay, cũng có những trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay kín khắp tay. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của mề đay:
- Tay bắt đầu xuất hiện những nốt sần đỏ, kích thước ban đầu không quá lớn, người bệnh bị ngứa ngáy muốn cào gãi liên tục. Đặc biệt cảm giác ngứa ban ngày sẽ không dữ dội giống ban đêm.
- Các nốt sần đỏ qua thời gian ngắn sẽ lan rộng và hình thành những liên kết theo từng mảng, đốm không có màu sắc đồng đều.
- Một số người bệnh sẽ bị sưng phù môi, đau họng, mí mắt bị sưng, đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đang nặng hơn.
Bệnh có nguy hiểm không?
Nhiều bệnh nhân khi bị nổi mề đay ở tay rất lo lắng liệu bệnh có nguy hiểm tới tính mạng hay không. Đối với vấn đề này, các chuyên gia về da liễu cho biết, mề đay không gây ra tử vọng, nhưng dễ dàng để lại các biến chứng khá đáng lo ngại, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý người bệnh cũng như hình thành các vết sẹo rất khó mờ.
Mặc dù không nhiều nhưng vẫn có một số người bị nổi mề đay ở tay quá nặng, gây ra tình trạng sưng phù mạch và cản trở đường hô hấp. Ngay khi thấy có các triệu chứng dưới đây, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời:
- Cảm thấy hơi thở yếu, khó thở, xuất hiện triệu chứng buồn nôn.
- Sưng phù môi, mí mắt, cơ thể mệt mỏi và uể oải.
- Nhịp tim đập nhanh bất thường, bị choáng váng và hoa mắt.
Bệnh nhân khi thấy cơ thể có các triệu chứng của nổi mề đay, nên sớm tới bệnh viện để kiểm tra chi tiết thay vì tự mua thuốc về điều trị tại nhà. Điều này sẽ giúp chúng ta sớm kiểm soát bệnh cũng như hạn chế những ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe tổng thể.
- Xem Thêm: [MẸO 0 ĐỒNG] Mề Đay Mãi Không Khỏi Thì Thử Ngay Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Cực Hay Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
Phương pháp chữa trị nổi mề đay ở tay được tin dùng
Mề đay ở tay vẫn có thể tự khỏi dù không cần sử dụng tới các biện pháp chăm sóc bằng thuốc men. Nhưng khi thấy bệnh đã qua vài ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này bạn bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc để giảm triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thuốc Tây chữa nổi mề đay trên tay
Khi bị nổi mề đay ở tay cũng như mề đay toàn thân, thuốc Tây luôn là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Thuốc cho tác dụng rất nhanh chóng, chỉ sau một vài lần sử dụng sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, da không còn ngứa ngáy, mẩn đỏ nhiều.
- Thuốc corticosteroid chống viêm: Thuốc được dùng rất nhiều trong đơn điều trị nổi mề đay ở tay cho bệnh nhân hiện nay. Các bác sĩ có thể chỉ định tiêm hoặc uống tùy từng trường hợp. Khi vào cơ thể, thuốc sẽ nhanh chóng phát huy công dụng giảm ngứa, mẩn đỏ, phù mạch, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Tuy nhiên, thuốc nếu tự ý dùng sẽ dễ gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Khi các triệu chứng của bệnh liên tục kéo dài dù đã dùng nhiều phương pháp khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Qua đó giảm lượng histamin và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.
- Thuốc kháng Histamin: Để ngăn chặn sự phát triển và tăng sinh của Histamin, nhóm thuốc kháng H1 được sử dụng và cho tác dụng khá nhanh chóng. Các dấu hiệu ngứa, mẩn đỏ, hoa mắt, chóng mặt sẽ thuyên giảm tốt.
- Thuốc chống trầm cảm: Với những người bị stress gây nổi mề đay tay, đơn thuốc sẽ có thêm một số loại thuốc chống trầm cảm.
Đánh giá chung, thuốc Tây chữa bệnh mề đay rất nhanh, giúp bệnh nhân sớm giải quyết các dấu hiệu khó chịu của bệnh lý. Nhưng đồng thời nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng sẽ gây ra không ít tác dụng phụ, có thể kể tới như: Suy giảm chức năng thận, gan, vàng da, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, giãn mao mạch máu,…
Đừng bỏ lỡ: [TỔNG HỢP] Top 11+ Thuốc Đặc Trị Mề Đay An Toàn, Được Chuyên Gia Khuyên Dùng: Giảm Ngứa, Rát Cực Hiệu Quả
h
Mẹo chữa nổi mề đay ở tay trong dân gian
Dân gian sử dụng nhiều loại nguyên liệu tự nhiên để có thể điều trị mề đay khá nhanh chóng. Các phương pháp này có điểm chung là an toàn, tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện và hiệu quả tương đối tốt.
Một số cách chữa được đánh giá khá tốt gồm:
Cây đinh lăng:
- Dùng một nắm lá đinh lăng bánh tẻ tươi, loại bỏ sạch lá sâu hỏng rồi đem rửa sạch, tiếp theo hòa nước muối loãng và ngâm đinh lăng trong 15 phút.
- Sau khi vớt ra, bạn cho vào nồi nấu với 600ml nước cho sôi đều trong 5 phút rồi dừng lại.
- Phần nước lá đinh lăng sẽ chia thành nhiều bữa uống hết trong ngày, duy trì cho tới khi mề đay đã khỏi hẳn.
Gừng tươi:
- Dùng 1 củ gừng rửa sạch đất bẩn rồi cạo vỏ, thái thành từng miếng mỏng.
- Nấu gừng với 2 lít nước, cho sôi đều trong 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
- Bạn đổ nước gừng ra chậu sạch, thêm vào nước mát và 1 – 2 thìa muối biển, khuấy đều và dùng để ngâm rửa tay.
Nha đam:
- Bệnh nhân lấy 1 lá nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ vỏ, rửa lại với nước một lần nữa cho hết lớp nhựa vàng.
- Cạo phần gel nha đam vào bát sạch, thêm 1 thìa dầu oliu rồi đảo đều.
- Rửa sạch tay và thoa đều hỗn hợp lên da trong 15 phút, cuối cùng bệnh nhân làm sạch tay bằng nước ấm.
Các mẹo dân gian chữa nổi mề đay nhìn chung có tác dụng tương đối tốt, nhưng chỉ thật sự phù hợp với bệnh nhân ở mức độ mề đay cấp. Nếu mề đay trên tay đã sang giai đoạn mãn tính, xuất hiện nhiều biến chứng, da bị tổn thương viêm nhiễm nặng sẽ không đạt được hiệu quả như ý. Ngoài ra, các cách điều trị này cũng cần nhiều thời gian hơn so với thuốc Đông y và Tây y để có thể phát huy hết công dụng.
- Xem Thêm: Cây Đơn Lá Đỏ Trị Mề Đay Được Không? Áp Dụng Sao Cho Đúng? [Click Ngay]
Các cách ngăn ngừa bệnh nổi mề đay tay
Bệnh mề đay ở tay có thể ngăn ngừa tốt khi chúng ta biết cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể. Hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia về da liễu thường khuyên mọi người những cách dưới đây để có thể ngăn chặn bệnh khởi phát cũng như giảm tái phát mề đay.
- Khi làn da đang gặp phải các tổn thương viêm nhiễm, tuyệt đối không mặc các bộ quần áo bó sát, bó chặt, chất liệu vải tạo nhiều ma sát, vải thô cứng và không thấm hút mồ hôi. Điều này khiến da bị bí bức và nguy cơ nổi mề đay rất cao.
- Khi ra ngoài, cần thoa kem chống nắng đầy đủ, sử dụng mũ nón, khẩu trang, quần áo dài nếu phải tiếp xúc với những nơi nhiều khói bụi ô nhiễm.
- Không gian sống nên có sự thông thoáng, độ ẩm phù hợp, dọn dẹp vệ sinh đều đặn để nấm và vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi. Đồng thời bạn có thể sử dụng thêm máy lọc không khí cũng rất tốt.
- Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố dễ kích thích tăng sinh Histamin như: Lông thú cưng, phấn hoa, nước hoa, khói thuốc,…
- Luôn tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, nước tắm để ở nhiệt độ trung bình, không quá nóng và không quá lạnh. Đồng thời, ưu tiên các sản phẩm làm sạch, chăm sóc da có bảng thành phần lành tính, dịu nhẹ, chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên.
- Bạn nên có các biện pháp chăm sóc cơ thể khi thời tiết chuyển nóng lạnh đột ngột, giữ ấm cho chân, tay, cổ cũng như hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh khô.
- Những người dễ bị dị ứng nên hạn chế ăn các thực phẩm như: Hải sản, trứng, sữa, các loại đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ muối chua,…
- Những thực phẩm rau củ tươi, hoa quả, các món ăn nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất sẽ rất có lợi cho làn da của chúng ta.
- Khi làn da đang có dấu hiệu mề đay, bệnh nhân không cho tay lên cào gãi dù ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời chỉ dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ để không bị nhờn thuốc hay xảy ra các tác dụng phụ.
- Nên tích cực tập luyện thể dục, thể thao giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, kích thích đào thải độc tố và giúp làn da phục hồi nhanh chóng hơn sau tổn thương.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và làn da. Cá độc tố trong gan, thận cũng dễ dàng đào thải ra bên ngoài hơn, da tăng cường hàng rào bảo vệ để ngăn chặn các tác nhân gây hại.
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời có những thay đổi trong liệu trình điều trị sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại.
Nổi mề đay ở tay thực tế không quá khó khăn để điều trị dứt điểm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng những hướng dẫn từ bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp sẽ thấy bệnh được đẩy lùi nhanh chóng. Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết này đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích để từ đó chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
- Xem Thêm: Nổi Mề Đay Có Phải Kiêng Gió Không? Nằm Quạt Được Không? Điều Trị Đúng Cách Như Thế Nào? [Bác Sĩ Giải Đáp Thắc Mắc]