Nội dung chính

Mề đay là bệnh lý da liễu khiến người mắc vô cùng khó chịu bởi các biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ và phù mạch. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, Đông y thì có nhiều người lựa chọn thêm các nguyên liệu quen thuộc quanh nhà để kết hợp. Trong đó, chữa mề đay bằng lá khế là phương pháp khá phổ biến hiện nay, nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng để đạt công dụng tốt nhất. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các mẹo dùng lá khế để cải thiện bệnh lý ngay tại nhà.

Lá khế chữa mề đay có hiệu quả cao không?

Với người Việt Nam, lá khế là vị thuốc quen thuộc được tận dụng đã nhiều đời nay, đặc biệt là trong quá trình chữa các bệnh lý ngoài da. Phổ biến nhất phải kể đến sự xuất hiện của lá khế trong các bài thuốc chữa chứng mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng thời tiết, chàm da, viêm da tiếp xúc, da bị phát ban mẩn đỏ.

Cho tới nay, lá khế vẫn được dùng rất phổ biến dù đã có nhiều phương thuốc được nghiên cứu ra đời. Trong quan niệm của Đông y, lá khế có tính bình, vị se, chua giúp lợi tiểu, giảm ngứa ngáy và làm tiêu viêm khá tốt. Cũng nhờ vậy mà trong các bài thuốc trị bệnh da liễu thường rất ưa chuộng dùng loại lá này.

Trong các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã tìm thấy rất nhiều vitamin, khoáng chất cùng nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vì vậy sẽ giúp phục hồi làn da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, da sần sùi bong tróc.

Đối với không ít bệnh nhân, lá khế là nguồn nguyên liệu chữa bệnh dễ kiếm, an toàn và đặc biệt còn tiết kiệm không ít chi phí. Do vậy, lá khế ngày càng được dùng nhiều để trị mề đay ngay tại nhà. Tuy nhiên, do là dược liệu tự nhiên, có dược tính không mạnh nên tùy thuộc cơ địa mỗi người sẽ cho hiệu quả và thời gian điều trị khác nhau.

Lá khế từ lâu đã được sử dụng nhiều trong cách trị bệnh da liễu
Lá khế từ lâu đã được sử dụng nhiều trong cách trị bệnh da liễu

Top 7 cách chữa mề đay bằng lá khế không phải ai cũng rõ

Lá khế có rất nhiều phương pháp sử dụng khác nhau, nhưng cần chú ý áp dụng đúng cách để có thể cho ra công dụng tốt như mong muốn. Trước khi sử dụng, bạn nên nắm kỹ tình trạng bệnh lý của bản thân để đảm bảo rằng việc áp dụng các cách chữa mề đay bằng lá khế sẽ không gây ra tác hại gì.

Sau đây là các công thức chi tiết dành cho bạn:

Uống nước lá khế

Uống nước lá khế là cách điều trị mề đay tại nhà đơn giản nhất, đặc biệt phù hợp với những người không có nhiều thời gian để chuẩn bị thuốc. Cách làm này giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng đẩy lùi tình trạng nổi mẩn, ngứa rát, đồng thời đào thải độc tố khắp cơ thể, tăng cường thanh nhiệt, lợi tiểu và hỗ trợ chức năng hoạt động ở gan, thận thật ổn định. Bên cạnh đó, nước lá khế cũng có khả năng làm dịu đi các triệu chứng của bệnh mề đay mãn tính.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng 25g lá khế tươi, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút rồi rửa sạch để diệt trừ hết vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Lá khế vớt ra để cho ráo nước rồi bỏ vào nồi nấu với 1 lít nước.
  • Khi nước sôi được khoảng 10 phút, tắt bếp rồi chắt lấy phần nước để uống trong ngày. Nên duy trì bài thuốc này trong 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Uống nước lá khế giúp cải thiện tốt triệu chứng mẩn ngứa, phát ban
Uống nước lá khế giúp cải thiện tốt triệu chứng mẩn ngứa, phát ban

Tắm bằng nước lá khế

Cách chữa mề đay bằng lá khế thứ hai các bạn có thể tham khảo là sử dụng nước tắm. Phương pháp này có thể dùng cho mọi đối tượng không phân biệt người lớn hay trẻ nhỏ, trị được mề đay toàn thân cũng như ở một vùng da nhỏ. Hơn nữa, nước tắm từ lá khế còn giúp làm sạch các vi khuẩn gây bệnh trên da, giúp làn da khỏe mạnh hơn.

Cách thực hiện:

  • Cần có 300g lá khế tươi, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 15 – 20 phút.
  • Tiếp theo, bạn chuẩn bị một nồi lớn, cho lá khế vào nấu sôi trong 5 phút để các hoạt chất tiết ra nước.
  • Lấy nước hòa với nước mát để đạt được độ ấm vừa đủ, sau đó tắm sạch sẽ và không cần tắm lại với nước sạch.
  • Phần bã lá trong quá trình tắm có thể vò nát và chà nhẹ nhàng lên các vùng da đang nổi mề đay.
  • Mỗi ngày tắm nước lá khế 1 lần, thực hiện đều đặn trong 1 tuần để thấy làn da thay đổi rõ rệt.

Chữa mề đay bằng lá khế, lá thanh hao và lá long não

Không chỉ sử dụng nước tắm lá khế nguyên chất, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thêm với thanh hao và long não để gia tăng hiệu quả điều trị. Mẹo chữa này được nhiều người đánh giá cao, cho thấy hiệu quả cải thiện làn da rất tốt, giảm nhanh các triệu chứng ngứa, ửng đỏ và mẩn da do mề đay gây ra.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một nắm lá khế và một ít lá thanh hao, lá long não, rửa sạch hết các nguyên liệu rồi cho vào nồi.
  • Nấu sôi các vị thuốc với 5 lít nước, sau khi sôi khoảng 5 phút, tắt bếp rồi hòa thêm nước mát để tắm.
  • Phần bã lá nên tận dụng để chà nhẹ nhàng lên da.
Bạn có thể chữa mề đay bằng lá khế và thanh hao, long não
Bạn có thể chữa mề đay bằng lá khế và thanh hao, long não

Lá khế sao vàng

Phương pháp tiếp theo cũng được khá nhiều người chia sẻ trên các hội nhóm chăm sóc sức khỏe hiện nay đó là chữa mề đay bằng lá khế sao vàng. Dùng lá khế sao sẽ giúp giảm khí hàn, trị viêm đỏ và ngứa ngáy khá tốt. Bài thuốc này đặc biệt phù hợp cho những ai bị nổi mề đay khi thời tiết thay đổi thất thường và đột ngột.

Cách thực hiện: 

  • Dùng một nắm lá khế tươi, rửa và ngâm với nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra cho ráo hết nước.
  • Lá khế đem sao cho héo, khô lại hoàn toàn.
  • Ngay khi vừa sao xong, bạn cho lá khế ra một chiếc khăn xô hoặc vải màn sạch để trực tiếp chườm lên vùng da đang bị bệnh. Tuy nhiên cách làm này chỉ thích hợp với những vùng da nhỏ, nếu bị nổi mề đay toàn thân sẽ rất bất tiện.

Lá khế và muối biển

Có thể bạn chưa biết, lá khế và muối biển là công thức rất hữu ích cho những người bị bệnh mề đay. Muối biển có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt các vi khuẩn bám trụ trên da, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm ngứa ngáy, viêm đỏ rất tốt. Dùng lá khế và muối biển sẽ giúp tăng công dụng trị mề đay và nhiều bệnh lý về da liễu khác.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một lượng lá khế, rửa sạch hết bụi bẩn và ngâm với nước muối 15 phút.
  • Sau khi lá đã vớt ra và ráo nước, bạn cho vào máy xay nhuyễn cùng một thìa muối biển.
  • Tắm rửa sạch sẽ vùng da bị nổi mề đay, trực tiếp đắp hỗn hợp này lên da và đợi khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau cùng, bạn sử dụng nước ấm để vệ sinh da sạch sẽ.
Kết hợp với muối giúp giảm ngứa, làm sạch vi khuẩn trú ngụ trên da
Kết hợp với muối giúp giảm ngứa, làm sạch vi khuẩn trú ngụ trên da

Nấu nước xông hơi

Bên cạnh cách nấu nước tắm, chúng ta có thể thực hiện xông hơi tại nhà với lá khế. Cách làm này sẽ giúp cho các hoạt chất trong lá khế đi vào làn da tốt hơn, nhanh chóng tác động tới tầng biểu bì để giảm ngứa, kháng viêm, đào thải các độc tố ra khỏi lỗ chân lông và giúp tinh thần thư giãn, thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá khế, rửa sạch và ngâm trước nước muối.
  • Sau 15 phút vớt lá ra, cho vào nồi 2 – 3 lít nước để nấu sôi.
  • Phần nước thu được sẽ đổ ra chậu sạch và chùm cơ thể bằng chăn sạch để xông.
  • Cho tới khi nước nguội hoàn toàn, bạn dùng nước để tắm lại lượt nữa.

Chữa mề đay bằng lá khế, dã hương và hương cao

Công thức cuối cùng chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết này đó chính là dùng lá khế với lá dã hương và hương cao. Đây đều là những nguyên liệu thường được dùng để nấu nước tắm trị mẩn ngứa ngoài da, làm sạch lỗ chân lông và kích thích máu lưu thông dưới da tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá khế, lá hương cao, dã hương, rửa sạch rồi cho vào nồi.
  • Nấu nước khoảng 3 – 4 lít cho tới khi sôi đều, đợi thêm 5 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu, hòa thêm nước mát để tắm.
  • Phần lá nên vò nát và chà nhẹ lên da giúp đạt hiệu quả cao hơn.
Bài thuốc lá khế và dã hương được nhiều người đánh giá cao
Bài thuốc lá khế và dã hương được nhiều người đánh giá cao

Một số thông tin người bệnh nên ghi nhớ

Lá khế là vị thuốc dân gian lành tính, an toàn, dễ kiếm và cũng dễ sử dụng, nhưng để cho hiệu quả trị bệnh mề đay tối đa, bạn nên tuân thủ những điều sau:

  • Lựa chọn lá khế tươi, sạch, không dùng lá khế vừa mới được phun các loại thuốc trừ sâu bọ sẽ khiến da bị nhiễm độc, ngày càng ngứa ngáy và kích ứng hơn.
  • Trước khi đắp lá khế lên toàn bộ cơ thể, nên thử ra cổ tay, nếu sau 10 phút không có biểu hiện khác thường thì có thể sử dụng.
  • Lá khế chỉ phù hợp với những bệnh nhân mề đay ở mức độ nhẹ, mề đay mãn tính sẽ không có tác dụng cao, ngoài ra thời gian phát huy hiệu quả cũng lâu hơn các loại thuốc khác. Do đó bạn cần kiên trì và sử dụng đúng với tình trạng bệnh thực tế.
  • Ngoài ra, vẫn cần kết hợp với các phương pháp điều trị mề đay khác, lá khế không thể thay thế hoàn toàn cho các loại thuốc Tây hoặc Đông y chữa mề đay.
  • Nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh có thể sạch sẽ, tuân thủ hướng dẫn chữa trị của bác sĩ phụ trách để mề đay thuyên giảm nhanh chóng.

Qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được các thông tin hướng dẫn chữa mề đay bằng lá khế chi tiết. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị mề đay. Đồng thời, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường khi dùng lá khế, cần ngừng lại và tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn và nhanh khỏi nhất là câu hỏi khiến không ít bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng. Khi bị nổi mề đay, trẻ thường xuyên...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay mẩn ngứa cần kiêng gì là vấn đề được bệnh nhân quan tâm. Bởi một số yếu tố có thể khiến mề đay lan rộng, ngứa ngáy dữ dội và tiến...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa