Nội dung chính

Chữa mề đay bằng giấm là mẹo điều trị tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Đây là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy và làm giảm tổn thương trên da. Tuy nhiên giải pháp này chỉ có khả năng đáp ứng với các tổn thương nhẹ.

chữa mề đay bằng giấm
Chữa mề đay bằng giấm là mẹo dân gian rất dễ thực hiện

Tìm hiểu tác dụng chữa mề đay của giấm

Bệnh mề đay là một trong những dạng tổn thương da phổ biến. Nó có thể bùng phát do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là khi cơ thể bị dị ứng. Mề đay đặc trưng bởi tình trạng da bị nóng đỏ, ngứa ngáy, nổi các nốt sẩn hay phát ban.

Khác với các tình trạng viêm da hay các bệnh da liễu khác, mề đay thường không gây nổi mụn mủ hay mụn nước. Tình trạng nổi mề đay thường có xu hướng thuyên giảm dần sau khoảng vài giờ cho tới vài tuần.

Một số trường hợp, tình trạng nổi mề đay có thể gây ra triệu chứng ngứa ngáy từ âm ỉ cho tới dữ dội. Mức độ ngứa ngáy có xu hướng tăng khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao, cào gãi, căng thẳng thần kinh…

Theo kinh nghiệm dân gian, các triệu chứng nổi mề đay có thể thuyên giảm khi áp dụng một số giải pháp khắc phục tại nhà. Trong đó chữa mề đay bằng giấm là cách chữa nổi mề đay tại nhà rất phổ biến, được nhiều người áp dụng

Giấm chính là chất lỏng có vị chua với thành phần chính là nước và acid axetic. Trong đó nồng độ acid chỉ chiếm khoảng 5%.

Acid axetic trong giấm có khả năng sát khuẩn và chống viêm rất tốt. Nhờ vậy mà sẽ phát huy công dụng làm sạch da và cải thiện tình trạng ngứa ngáy trong các trường hợp bị nổi mề đay.

dùng giấm chữa mề đay
Dùng giấm đúng cách sẽ giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay gây ra

Hiện nay có rất nhiều loại giấm được dùng trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên khi dùng điều trị các tình trạng về da như nổi mề đay thì giấm táo và giấm gạo là được sử dụng phổ biến nhất. Tác dụng của 2 loại nấm này cũng đã được kiểm nghiệm qua kinh nghiệm thực tế.

Hướng dẫn 5 mẹo chữa mề đay bằng giấm rất đơn giản

Dân gian lưu truyền tương đối nhiều cách chữa mề đay bằng giấm. Trong đó có cả cách dùng giấm táo, giấm gạo hay kết hợp giấm cùng với các nguyên liệu khác. Với bất cứ cách nào thì cũng cần thực hiện đúng để nhận được kết quả tốt nhất.

Dưới đây là 5 cách chữa mề đay bằng giấm thường hay được áp dụng:

1. Thoa giấm trực tiếp lên da

Đây được cho là cách chữa mề đay bằng giấm đơn giản nhất. Bạn chỉ cần chuẩn bị giấm gạo hoặc giấm táo là có thể thực hiện được. Thoa giấm trực tiếp lên da ngoài tác dụng làm sạch, giảm ngứa thì còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm kích hoạt.

Thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Trước hết cần vệ sinh vùng da bị nổi mề đay cho sạch rồi lau khô
  • Chuẩn bị 2 – 3 thìa giấm táo hoặc giấm gạo
  • Dùng bông y tế thấm vào nước giấm rồi thoa đều lên vùng da bị tổn thương
  • Giữ nguyên khoảng 5 – 7 phút cho giấm khô lại
  • Cuối cùng dùng nước ấm rửa lại cho sạch

2. Kết hợp giấm gạo với gừng tươi

Ngoài việc dùng giấm đơn thuần thì có thể cân nhắc kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Đối với giấm gạo thì kết hợp với gừng tươi là lựa chọn rất hữu ích.

Gừng tươi còn được gọi là sinh khương có vị cay nồng và tính ấm. Nguyên liệu này có khả năng tán phong hàn, chống viêm và sát trùng rất tốt. Hoạt chất Gingerol, Zingerol và Cineol trong gừng tươi còn có khả năng làm giảm nhẹ tình trạng phát ban, nổi mẩn, ngứa ngáy và khó chịu trên da.

Cách chữa mề đay bằng giấm
Có thể kết hợp giấm gạo với gừng tươi và đu đủ xanh để nâng cao hiệu quả điều trị mề đay

Cách thực hiện:

  • Cần chuẩn bị 1/2 chén giấm gạo, 50g gừng tươi cùng 100g đường cát
  • Gừng rửa sạch, thái lát rồi cho vào nồi đun sôi cùng giấm và đường
  • Hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 phút nữa rồi bảo quản nước cốt trong lọ thủy tinh để dùng dần
  • Mỗi lần dùng lấy 1 thìa cà phê nước cốt giấm gừng pha với nước ấm để uống
  • Uống đều đặn 3 – 4 lần/ ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm

3. Chữa mề đay bằng giấm gạo và đu đủ xanh

Kết hợp giấm gạo với đu đủ xanh cũng là một công thức chữa mề đay tại nhà được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi dân gian. Đu đủ xanh được dùng để chế biến thành món ăn cùng với gừng và giấm gạo.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 100ml giấm gạo, 150g đu đủ xanh và 6g gừng tươi
  • Đu đủ đem loại bỏ hạt gọt vỏ rồi cắt khúc nhỏ vừa ăn
  • Gừng tươi cần rửa sạch rồi băm nhuyễn
  • Cho giấm vào nồi, sau đó thêm gừng và đu đủ vào
  • Thêm 100ml nước vào đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đến khi nước cạn
  • Nêm gia vị rồi dùng món ăn này 2 lần/ ngày
  • Áp dụng liên tục 7 ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa từ bên trong

4. Kết hợp giấm táo và dầu oliu chữa mề đay

Dầu oliu cũng là một nguyên liệu mà bạn có thể kết hợp với giấm táo để nâng cao hiệu quả điều trị mề đay. Nguyên liệu này có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa rất tốt.

Việc dùng dầu oliu còn phát huy tác dụng khắc phục tình trạng nóng rát trên da. Đồng thời hỗ trợ làm xẹp các nốt mề đay, mẩn ngứa và ngăn ngừa tình trạng tổn thương da lan rộng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê dầu oliu đem trộn đều với 2 thìa cà phê giấm táo
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bị nổi mề đay
  • Thoa 1 lớp mỏng hỗn hợp vừa chuẩn bị lên da
  • Để khô rồi dùng nước sạch rửa lại

5. Chữa mề đay bằng giấm táo và mật ong

Mật ong là nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe làn da. Các vitamin, khoáng chất và các acid amin trong mật ong ngoài giữ ẩm và tăng cường hàng rào bảo vệ da thì còn giúp làm dịu da và giảm ngứa.

cách dùng giấm táo chữa mề đay
Ngoài giấm gạo thì giấm táo cũng được dùng phổ biến trong chữa bệnh mề đay

Hơn nữa mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn. Khi kết hợp với giấm táo có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nếu bạn cào gãi nhiều khi bị nổi mề đay.

Cách thực hiện:

  • Trước hết hãy sử dụng nước ấm để làm sạch da rồi dùng khăn mềm thấm khô
  • Trộn đều 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng 1 ít giấm táo
  • Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị ảnh hưởng
  • Massage nhẹ nhàng vài phút rồi chờ khô và dùng nước ấm rửa lại

Chữa mề đay bằng giấm có hiệu quả không?

Như đã đề cập, giấm là nguyên liệu có nhiều đặc tính tốt nên có thể dùng điều trị mề đay. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tại nhà nên hiệu quả còn chậm. Đồng thời chỉ có khả năng hỗ trợ tốt khi triệu chứng bệnh còn nhẹ và trên da chưa xuất hiện các tổn thương thứ phát.

Với các trường hợp bị ngứa ngáy dữ dội hay phản ứng cào gãi nhiều khiến da xuất hiện tổn thương hở thì bạn nên thăm khám bác sĩ. Việc đánh giá mức độ tổn thương và nguyên nhân gây nổi mề đay để có giải pháp điều trị phù hợp là rất cần thiết.

Người bệnh bị mề đay dai dẳng chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không khỏi nên tham khảo biện pháp từ y học cổ truyền. Cũng là một phương pháp đến từ thiên nhiên nhưng thuốc nam có tác dụng điều trị chuyên sâu và đặc biệt hiệu quả với người mắc bệnh lâu năm và an toàn với bệnh nhân thể trạng yếu kém như phụ nữ có thai, mẹ sau sinh, trẻ nhỏ…

Lưu ý khi dùng giấm chữa mề đay mẩn ngứa

Giấm gạo, giấm táo là các nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn và lành tính cao. Rất hiếm trường hợp gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như dùng các sản phẩm thuốc bôi có hoạt tính mạnh.

Tuy nhiên việc áp dụng các mẹo chữa mề đay bằng giấm không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề rủi ro.

dùng giấm chữa mề đay cần lưu ý gì
Bạn cần chú ý thận trọng khi chữa mề đay bằng giấm để nhận được kết quả tốt nhất

Để đảm bảo an toàn và nhận được kết quả tốt, cần chú ý đến một số thông tin sau:

  • Khi dùng giấm để điều trị bên ngoài da tuyệt đối không thoa lên vùng da có vết thương hở hay đang bị trầy xước.
  • Những người gặp vấn đề về dạ dày, bị đau nhức xương khớp hay bị sỏi mật thì nên hạn chế điều trị mề đay bằng giấm theo đường uống.
  • Dùng giấm theo đường uống cần chú ý đến liều lượng. Tốt nhất nên sử dụng đúng liều để tránh gây tổn hại đến thận và cơ quan tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không dùng giấm gạo theo đường uống nếu đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc sulfathiazole.
  • Hiệu quả của các mẹo chữa mề đay bằng giấm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhất là khả năng đáp ứng của cơ địa mỗi người cùng biểu hiện triệu chứng. Nếu không thấy hiệu quả thì nên ngừng ngay và chuyển sang giải pháp điều trị khác.
  • Trường hợp gặp phải các triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị, hãy báo cho bác sĩ được biết để có cách can thiệp kịp thời.
  • Ngoài việc áp dụng các cách chữa mề đay bằng giấm thì người bệnh cần chú ý chăm sóc tốt. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn uống lành mạnh và chăm sóc da đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị được tốt hơn.

Chữa mề đay bằng giấm là giải pháp đơn giản và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý cân nhắc trước khi áp dụng. Tốt nhất hãy nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự an toàn trong quá trình điều trị.

Câu hỏi liên quan

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người sau khi quan hệ là dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay. Tình trạng này có thể xảy ra do dị ứng mồ hôi, bao cao su, dị...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng với protein trong tôm, cua, mực, nghêu,... Tình trạng này thường bùng phát đột ngột, ồ ạt trong vài...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,... Bệnh khiến người...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa