Nội dung chính

Chữa mề đay bằng lá hẹ sẽ giúp đẩy lùi cơn ngứa ngáy ngoài da, đồng thời triệu chứng viêm sưng đỏ cũng thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp nhẹ và hiệu quả mang lại còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người.

Nổi mề đay mẩn ngứa là một loại nhiễm trùng da cơ bản, rất dễ mắc phải trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là bệnh lý chưa có thuốc đặc trị nhưng có thể cải thiện bằng cách hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng và thực hiện chăm sóc da đúng cách tại nhà. Dùng lá hẹ chữa mề đay là mẹo dân gian có độ an toàn cao, bạn có thể áp dụng điều trị cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Công dụng của lá hẹ trong chữa bệnh mề đay

Cây lá hẹ còn được biết đến với cái tên khác lá cửu thái, khởi dương thảo,… Đây là loại cây thuộc họ hành và được trồng phổ biến ở khu vực Đông Á. Cây hẹ được ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày như làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.

Trong YHCT hẹ là dược liệu có tính ấm và không chứa độc tố, khi đi vào cơ thể sẽ có công dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí, cầm máu,… Người ta thường tận dụng cây hẹ để điều trị các bệnh lý như ho, đau bụng, táo bón, sức khỏe suy yếu,…

Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong lá hẹ có rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin, canxi, magie, chất xơ,… Các hoạt chất allicin, odorin, sulfit trong lá hẹ còn có khả năng kháng khuẩn mạnh, nếu tiếp xúc với vùng da bị viêm nhiễm sẽ ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây hại và dần loại bỏ chúng.

Lá hẹ tươi chứa một số thành phần hóa học có tác dụng dược tính
Lá hẹ tươi chứa một số thành phần hóa học có tác dụng dược tính

Nếu bạn tận dụng lá hẹ để điều trị bệnh nổi mề đay sẽ có công dụng chống viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy và hạn chế tổn thương lan rộng. Đây là bài thuốc nam trị mề đay được ông cha ta áp dụng từ lâu đời, mang lại hiệu quả nên lưu truyền cho đến ngày nay. Tuy nhiên, mẹo chữa mề đay bằng lá hẹ lại chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Hướng dẫn chữa mề đay bằng lá hẹ đơn giản

Dùng lá hẹ chữa mề đay mẩn ngứa có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như nấu nước tắm, sắc thuốc uống, đắp trực tiếp lên da, chế biến thành món ăn để sử dụng,… Tốt nhất người bệnh nên kết hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Uống nước nấu lá hẹ

Uống nước lá hẹ là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay tại nhà khá tốt. Khi sử dụng qua đường uống sẽ giúp thành phần dược tính trong lá hẹ đi sâu vào cơ thể và phát huy cơ chế chữa bệnh từ bên trong. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này lại không thích hợp áp dụng đối với trẻ em dưới 3 tuổi.

Uống nước sắc lá hẹ giúp cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong
Uống nước sắc lá hẹ giúp cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá hẹ tươi, ngâm với nước muối loãng chừng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo.
  • Cho lá hẹ vào nồi cùng với 500ml nước rồi bắc lên bếp đun sôi. Sau đó vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun chừng 20 phút nữa rồi cho đường phèn vào.
  • Nấu cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp, chắt lấy lượng nước thu được và sử dụng để uống ngay khi còn ấm.

Chườm lá hẹ sao nóng

Ở những trường hợp bị mẩn ngứa nổi mề đay khi trời lạnh, bạn có thể sao nóng dược liệu rồi chườm lên vùng da bị tổn thương. Chườm nóng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm viêm sưng và ngứa ngáy, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Cách thực hiện:

  • Lá hẹ sau khi được sơ chế sạch sẽ thì cho vào chảo sao nóng vùng với một ít muối trong khoảng 5 phút.
  • Cho hỗn hợp trên vào một tấm vải mỏng sạch, để cho nguội bớt rồi bọc lại và tiến hành chườm lên vùng da bị bệnh.
  • Khi dược liệu nguội thì bạn có thể cho vào chảo sao nóng lại và tiếp tục chườm.
  • Thực hiện lặp lại vài lần cho đến khi triệu chứng ngứa ngáy giảm hẳn.
Chườm lá hẹ sao nóng giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra
Chườm lá hẹ sao nóng giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra

Đắp lá hẹ chữa mề đay

Đắp lá hẹ tươi lên vùng da bị tổn thương cũng là cách trị mề đay khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi điều chế dược liệu thành thuốc đắp bạn cần phải rửa thật sạch sẽ và ngâm qua với nước muối loãng để tránh bị nhiễm khuẩn. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Cách thực hiện:

  • Lá hẹ nhặt sạch phần sâu bệnh và héo úa, đem rửa sạch với nước rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm sát khuẩn.
  • Sau 15 phút vớt dược liệu ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi để cho ráo.
  • Cho lá hẹ vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Để yên sau khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước, thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Tắm nước đun lá hẹ

Tắm nước đun lá hẹ sẽ có công dụng làm sạch da và đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Khi tắm, bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh bị bỏng. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn, vớt ra để cho ráo rồi dùng dao thái ngắn.
  • Đun sôi 3 lít nước, sau đó thả lá hẹ vào và vặn nhỏ lửa lại. Tiếp tục đun dược liệu trong khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Cho một ít muối trắng vào khuấy đều cho tan hết rồi đổ ra chậu. Pha thêm vào một ít nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để tắm.
  • Khi tắm chú ý massage da thật thật nhẹ nhàng và tận dụng phần bã dược liệu để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm sưng.
Dùng lá hẹ tươi nấu nước tắm mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh
Dùng lá hẹ tươi nấu nước tắm mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh

Dùng món ăn chế biến từ lá hẹ

Hẹ cũng là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong bữa cơm gia đình người Việt. Vì thế, bạn cũng có thể bổ sung chúng vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh. Một số món ăn thơm ngon được chế biến từ lá hẹ là:

Canh đậu phụ lá hẹ thanh mát và tốt cho sức khỏe người bệnh
Canh đậu phụ lá hẹ thanh mát và tốt cho sức khỏe người bệnh

+ Cháo lá hẹ

  • Chuẩn bị 100 gram lá hẹ tươi, 100 gram gạo tẻ và gia vị vừa đủ.
  • Gạo đem vo sạch bụi bẩn, cho vào trong nồi nấu nhuyễn thành cháo.
  • Lá hẹ đem nhặt sạch rồi rửa qua nhiều lần nước. Sau đó thái nhỏ lá hẹ rồi cho vào nồi cháo đã chín nhuyễn.
  • Nêm nếm nồi cháo sao cho vừa ăn rồi múc ra bát sử dụng ngay khi còn nóng.

+ Canh lá hẹ nấu đậu phụ

  • Chuẩn bị 100 gram lá hẹ tươi, 1 bìa đậu phụ trắng, 2 củ hành tím và gia vị vừa đủ.
  • Lá hẹ tươi sau khi mua về đem đi rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn khoảng 2cm. Bìa đậu phụ đem đi rửa sạch rồi thái thành miếng vuông nhỏ vừa ăn.
  • Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi đem đi băm nhuyễn. Bắc nồi lên bếp, cho thêm dầu ăn và hành tím vào phi thơm.
  • Khi hành dậy mùi thì cho lượng nước vừa đủ để nấu canh vào đun sôi. Khi nước sôi thì thả đậu phụ và hành lá vào.
  • Nấu cho đến khi các nguyên liệu trên đã chín hết thì nêm nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra bát và sử dụng để ăn ngay khi còn nóng.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,... Bệnh khiến người...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay mẩn ngứa cần kiêng gì là vấn đề được bệnh nhân quan tâm. Bởi một số yếu tố có thể khiến mề đay lan rộng, ngứa ngáy dữ dội và tiến...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa