Nội dung chính

Chữa mề đay bằng các cây thuốc nam được nhiều bệnh nhân áp dụng bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên có thể giảm nhẹ tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị đáng kể. 

chữa mề đay bằng thuốc nam
Bên cạnh sử dụng thuốc bôi và thuốc uống, có thể áp dụng mẹo chữa mề đay mẩn ngứa bằng thuốc nam

Có nên điều trị nổi mề đay bằng thuốc nam?

Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu rất phổ biến, xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Thực tế, tình trạng nổi mề đay là phản ứng viêm ở lớp trung bì do cơ thể giải phóng histamine – chất trung gian gây dị ứng. Do đó, mề đay thường bùng phát khi cơ thể bị dị ứng với thời tiết, thức ăn, căng thẳng quá mức hoặc do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.

Hơn 80% trường hợp mề đay có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 24 – 48 giờ khởi phát mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng mề đay gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa tăng lên vào ban đêm tác động không nhỏ đến giấc ngủ. Do đó, bệnh nhân cần phải thực hiện một số phương pháp điều trị để giảm ngứa và cải thiện tổn thương da.

Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tận dụng một số cây thuốc nam có đặc tính tiêu viêm, chống ngứa và sát trùng để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Thực tế cho thấy, việc kết hợp giữa các phương pháp y tế và mẹo chữa từ thảo dược mang lại hiệu quả rõ rệt, hạn chế được nguy cơ lạm dụng thuốc và phòng ngừa tình trạng bệnh tiến triển mãn tính (trên 6 tuần).

Hơn nữa, mề đay là một dạng viêm da không gây tổn thương lớp sừng như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn hay vảy nến. Do đó, da rất ít khi bị bội nhiễm và kích ứng khi áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên. Trong trường hợp mề đay có mức độ nhẹ, tổn thương da và tình trạng ngứa có thể giảm hoàn toàn khi áp dụng mẹo chữa từ các cây thuốc nam.

Chính vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể tận dụng thảo dược tự nhiên để giảm nhẹ triệu chứng của mề đay mẩn ngứa. Các cách chữa này tương đối đơn giản, dễ thực hiện và an toàn với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

9 Cây thuốc nam chữa mề đay an toàn, hiệu quả

Thuốc nam là các loại thảo dược tự nhiên, quen thuộc với người Việt. Đa phần các loại thảo dược này đều chứa dược tính đa dạng, có hiệu quả trong việc giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm da.

Dưới đây là một số cây thuốc nam được nhân dân sử dụng để chữa mề đay mẩn ngứa:

1. Lá chè xanh – Thảo dược chữa mề đay an toàn

Chè xanh (trà xanh) là cây thuốc nam quen thuộc với người Việt. Chè xanh thường được dùng để nấu nước uống hằng ngày nhằm thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa rối loạn lipid máu. Ngoài ra, thảo dược này còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa và các bệnh da liễu gây ngứa, viêm đỏ da như rôm sảy, phát ban, viêm da cơ địa, tổ đỉa,…

Theo lưu truyền từ dân gian, chè xanh có vị đắng chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm se da. Do đó, dùng lá chè nấu nước tắm hoặc ngâm rửa có thể dứt nhanh cơn ngứa, giảm tình trạng nổi sẩn đỏ, phát ban,… Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong lá chè như quercetin, vitamin C, EGCG, flavonoid,… còn có tác dụng chống viêm và làm dịu vùng da viêm đỏ.

điều trị nổi mề đay bằng thuốc nam
Lá chè xanh – Cây thuốc nam có tác dụng tiêu viêm, sát trùng được dùng để chữa mề đay mẩn ngứa

Một số cách dùng lá chè xanh chữa mề đay mẩn ngứa:

  • Tắm lá chè xanh: Ngâm rửa 1 ít lá chè xanh tươi, sau đó đem đun với 2 – 2.5 lít nước. Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát vào và dùng tắm hằng ngày. Tắm nước lá chè xanh có thể giảm sẩn ngứa do mề đay, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và nóng rát da rõ rệt.
  • Ngâm lá chè xanh: Trong trường hợp nổi mề đay do côn trùng cắn, nên sắc đặc lá chè xanh. Sau đó để nguội và ngâm da trong 15 – 20 phút. Tinh chất từ lá chè giúp se da, giảm ngứa, tiêu viêm. Áp dụng mẹo chữa này 2 – 3 lần/ ngày trong vài ngày liên tục giúp vết cắn lên da non, tránh mưng mủ và nhiễm khuẩn.

Với những người có cơ địa dị ứng, thường xuyên bị nổi mề đay khi ăn thực phẩm có tính nóng, có thể dùng chè xanh nấu nước uống hằng ngày. Trà xanh giúp thanh lọc độc tố, làm mát cơ thể và phòng ngừa mề đay tái phát hiệu quả.

2. Giảm ngứa do mề đay bằng lá trầu không

Lá trầu không là một trong những cây thuốc nam có tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa. Thảo dược này có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, sát trùng và chống ngứa. So với chè xanh, lá trầu có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn. Các thực nghiệm được thực hiện cũng đã chứng minh thảo dược này có thể ức chế sự phát triển của nấm men, virus và tụ cầu vàng – vi khuẩn thường gây viêm nhiễm da.

Do đó nếu mề đay gây ngứa nhiều và xảy ra trên diện rộng, bệnh nhân nên áp dụng cách chữa từ lá trầu không. Tinh dầu trong thảo dược này còn chứa Eugenol có tác dụng làm mát, giảm ngứa và giảm đau tại chỗ. Chỉ sau vài lần áp dụng, tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn trên da sẽ thuyên giảm đáng kể.

chữa bệnh mề đay bằng thuốc nam
Lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và phòng ngừa viêm nhiễm ở vùng da nổi mề đay

Hướng dẫn sử dụng lá trầu không chữa bệnh mề đay:

  • Tắm lá trầu không: Nấu nước lá trầu không tắm hằng ngày để giảm ngứa, sẩn đỏ trên da. Khi tắm, có thể vò xát lá trầu và đắp lên những vùng da ngứa ngáy nhiều.
  • Thoa nước lá trầu không: Trong trường hợp mề đay chỉ nổi ở phạm vi nhỏ, có thể dùng trầu không giã nát và thoa trực tiếp lên các nốt mề đay mẩn ngứa. Hoạt chất Eugenol trong lá trầu sẽ nhanh chóng giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ và sát trùng da hiệu quả.

Lá trầu không có vị cay nồng nên có thể gây xót, rát da nếu sử dụng trực tiếp. Do đó, nên tránh áp dụng cách chữa mề đay bằng nước lá trầu không trong trường hợp da có vết thương hở. Ngoài ra để tăng hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp lá trầu với lá chè xanh để nấu nước tắm hằng ngày.

3. Lá lốt – Cây thuốc nam chữa mề đay hiệu quả

Lá lốt (tất bát) thường được dùng trong bài thuốc chữa viêm khớp, ra mồ hôi chân tay do phong thấp và giảm đau bụng do ăn phải thực phẩm có tính hàn. Thảo dược này có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác dụng ôn trung tán hàn, chỉ thống và hạ khí. Chính vì có tác dụng ôn trung (làm ấm bụng), lá lốt còn được tận dụng để chữa mề đay do dị ứng thức ăn (chủ yếu là thực phẩm có vị tanh, tính hàn).

Ngoài ra theo nghiên cứu của y học hiện đại, tinh dầu trong lá lốt có hiệu quả giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn tương đối tốt. Do đó, áp dụng các chữa mề đay bằng thảo dược này có thể giảm ngứa và cải thiện tình trạng da nổi phát ban, sẩn đỏ rõ rệt.

trị mề đay bằng thuốc nam
Có thể dùng lá lốt sắc lấy nước uống hoặc dùng để nấu nước tắm giảm mề đay mẩn ngứa

Một số cách dùng lá lốt chữa mề đay mẩn ngứa:

  • Nước sắc lá lốt: Cách chữa này thích hợp với trường hợp nổi mề đay do lạnh hoặc dị ứng thức ăn. Dùng khoảng 1 nắm lá lốt rửa sạch, sau đó đun với nước sôi trong 5 – 7 phút. Tắt bếp, để nguội và dùng uống khi nước còn ấm. Sau khi uống, có thể tận dụng bã đắp lên các sẩn đỏ ngứa để giảm viêm và ngứa ngáy.
  • Tắm nước lá lốt: Dùng khoảng 50 – 70g lá lốt tươi, đem rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước. Sau đó đổ ra thau, hòa thêm nước mát và cho vào 1 thìa cà phê muối biển. Dùng nước tắm 1 lần/ ngày giúp giảm ngứa, tiêu viêm và sát trùng khá hiệu quả.

4. Tắm lá khế trị mề đay mẩn ngứa đơn giản

Lá khế có tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm. Cũng chính vậy mà thảo dược này được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh da liễu thường gặp như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết, viêm da tiếp xúc,… Theo kinh nghiệm dân gian, mẹo chữa từ lá khế có thể giảm cảm giác nóng rát kèm ngứa ngáy, đồng thời cải thiện số lượng sẩn ngứa và phát ban rõ rệt.

Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng qua một số nghiên cứu sơ bộ, các chuyên gia nhận thấy lá khế giàu khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Các thành phần này có thể làm dịu vùng da bị viêm đỏ, phục hồi và tái tạo các mô da hư tổn, già cỗi.

cách chữa mề đay bằng thuốc nam
Cách chữa mề đay bằng lá khế được nhiều bệnh nhân áp dụng để giảm ngứa, tiêu viêm

Cách dùng lá khế trị mề đay mẩn ngứa ngay tại nhà:

  • Đắp lá khế giã nát: Trong trường hợp mề đay chỉ xuất hiện ở vùng da nhỏ, bệnh nhân có thể dùng lá khế tươi giã nát, trộn với 1 ít muối hạt và đắp lên da. Chỉ sau khoảng 10 – 15 phút, tình trạng ngứa và viêm đỏ da sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Tắm nước lá khế tươi: Hoặc bệnh nhân có thể dùng lá khế nấu nước tắm hằng ngày. Cách chữa này giúp làm dịu da hiệu quả, hỗ trợ giảm ngứa ngáy và sẩn đỏ do mề đay. Ngoài ra, tắm nước lá khế còn cung cấp cho làn da các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp da mềm mịn, giảm mức độ nhạy cảm với các yếu tố kích ứng và dị ứng.

5. Tắm lá tía tô – Cách chữa mề đay bằng thuốc nam công hiệu

Tía tô (é tía) là loại rau gia vị có mùi thơm, tính ấm, tác dụng chống ngứa, tán phong và giải độc. Tía tô thường được dùng ăn kèm với các món ăn chứa quá nhiều đạm hoặc các loại thực phẩm có tính hàn, lạnh để phòng ngừa dị ứng gây đau bụng, tiêu chảy. Cũng vì có tác dụng chống dị ứng, thảo dược này còn được tận dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa và các bệnh da liễu thường gặp khác.

Hiện nay, nghiên cứu y học hiện đại nhận thấy tinh dầu trong lá tía tô có khả năng kháng khuẩn, ức chế virus và giảm ngứa hiệu quả. Do đó, lá tía tô bắt đầu được ứng dụng để sản xuất các chế phẩm giảm ho, cảm lạnh và nước tắm trị rôm sảy, mề đay.

cách chữa mề đay bằng thuốc nam
Lá tía tô là một trong những cây thuốc nam có tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa

Cách dùng lá tía tô trị mề đay mẩn ngứa theo kinh nghiệm dân gian:

  • Đắp lá tía tô: Nếu mề đay chỉ ảnh hưởng đến vùng da nhỏ, bệnh nhân có thể dùng một nắm lá tía tô tươi, giã với 1 ít muối và chườm đắp lên da. Tinh dầu cùng với vitamin và khoáng chất từ thảo dược sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào lớp thượng bì giúp giảm ngứa, tiêu viêm và thải độc.
  • Tắm nước lá tía tô: Tương tự như các cây thuốc nam chữa mề đay khác, tía tô cũng được sử dụng để nấu nước tắm hằng ngày nhằm giảm ngứa và tiêu sẩn đỏ. Ngoài ra, cách chữa này còn có tác dụng giải cảm, hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng đi kèm với mề đay như hắt hơi, sổ mũi, ngứa cổ họng,… (thường xảy ra ở người bị nổi mề đay do nhiễm lạnh).
  • Uống trà tía tô: Trong trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết và thức ăn, bệnh nhân có thể kết hợp các mẹo dùng ngoài với uống trà tía tô. Tía tô có tác dụng khu phong, tán hàn, giải biểu (làm ra mồ hôi) và giải độc. Do đó, dùng trà tía tô có thể giảm kháng nguyên trong cơ thể và cải thiện mề đay mẩn ngứa rõ rệt.

6. Lá kinh giới chữa mề đay mẩn ngứa

Rau kinh giới không chỉ được dùng để gia tăng hương vị món ăn mà còn được tận dụng để chữa các bệnh da liễu thường gặp như tổ đỉa, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, phát ban da,… Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa. Do đó, dùng lá kinh giới nấu nước tắm hoặc chườm đắp có thể giảm các triệu chứng do mề đay gây ra.

Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng chữa mề đay của rau kinh giới cũng đã được chứng minh qua một số nghiên cứu sơ bộ. Các nghiên cứu này cho thấy, hoạt chất d-menthol, menthol racemic và vitamin trong thảo dược này có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và cải thiện sẩn đỏ, phát ban.

trị mề đay bằng thuốc nam
Hoạt chất d-menthol, menthol racemic và vitamin trong lá kinh giới có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa

Một số cách dùng rau kinh giới chữa mề đay đơn giản:

  • Tắm nước lá kinh giới: Dùng lá kinh giới nấu nước tắm có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và viêm đỏ da. Nếu áp dụng thường xuyên, các sẩn đỏ, phát ban do mề đay gây ra sẽ giảm đi đáng kể sau vài ngày. Tương tự như lá tía tô, tắm nước lá kinh giới cũng có tác dụng giải cảm và giảm nhẹ một số triệu chứng ở đường hô hấp.
  • Đắp lá kinh giới với muối biển: Trong trường hợp mề đay nổi ở chân và tay, bệnh nhân có thể dùng 1 nắm lá kinh giới tươi sao nóng với muối biển và chườm đắp lên da. Cách chữa này có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra. Tuy nhiên, cần tránh đắp lá kinh giới + muối lên vùng da mỏng và các trường hợp nổi mề đay do nhiệt.
  • Tắm nước lá kinh giới: Dùng kinh giới tươi nấu nước tắm là cách trị mề đay mẩn ngứa tại nhà đơn giản. Áp dụng cách chữa này đều đặn 1 lần/ ngày có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra. Ngoài ra, tinh chất từ lá kinh giới còn giúp tiêu viêm và sát trùng, hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

7. Chữa mề đay bằng lá bạc hà

Lá bạc hà là một trong những cây thuốc nam có tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa. Bạc hà có vị cay, tính ấm, tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ phong nhiệt, hóa đờm, thanh nhiệt và tiêu viêm. Với công năng đa dạng, thảo dược này thường được sử dụng để chữa các bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng và một số bệnh da liễu thường gặp như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,…

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoạt chất Menthol trong lá bạc hà có tác dụng làm mát da, giảm ngứa và tiêu viêm rõ rệt. Hiện nay, lá bạc hà cũng đã được sử dụng để chiết tách menthol và ứng dụng để sản xuất các loại kem bôi da giúp giảm ngứa, nóng rát. Ngoài ra, tinh dầu từ thảo dược này còn có tác dụng ức chế vi khuẩn và virus thường gây viêm nhiễm da, mô mềm.

cách chữa mề đay bằng thuốc nam
Hoạt chất Menthol trong lá bạc hà giúp giảm tình trạng ngứa, nóng rát nhẹ và viêm đỏ do mề đay gây ra

Một số cách dùng lá bạc hà chữa mề đay mẩn ngứa:

  • Tắm lá bạc hà: Tắm lá bạc hà là cách chữa mề đay mẩn ngứa đơn giản, được áp dụng phổ biến. Khi nấu nước tắm, nên vò xát lá bạc hà, sau đó cho vào nồi và tắt lửa để tránh tinh dầu bị thất thoát, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Tắm lá bạc hà 1 lần/ ngày giúp giảm ngứa và viêm đỏ do mề đay rõ rệt. Ngoài ra, lá bạc hà còn còn có tác dụng làm mát da, giải cảm do nhiễm phong hàn.
  • Uống trà bạc hà: Trà bạc hà có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và hóa đờm. Trong trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết, bệnh nhân có thể dùng trà bạc hà ấm uống từ 1 – 2 lần/ ngày để hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra để tăng hiệu quả, có thể kết hợp với một ít mật ong và chanh tươi.

8. Củ gừng trị mề đay do lạnh

Nổi mề đay do lạnh là nguyên nhân khá phổ biến. Khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp đột ngột, hệ miễn dịch có thể kích hoạt phản ứng dị ứng và làm giải phóng histamine vào da, niêm mạc. Kết quả là da nổi các sẩn đỏ nổi cộm, bờ tròn, cứng chắc và ngứa ngáy.

Đối với mề đay do lạnh, nhân dân thường sử dụng các cây thuốc nam có tính ấm như gừng tươi để cải thiện. Gừng tươi (sinh khương) có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng giải biểu, tán phong, khu hàn và tiêu viêm. Không chỉ được dùng để chữa các bệnh hô hấp thường gặp, thảo dược này còn được tận dụng để giảm ngứa và tiêu viêm do mề đay mẩn ngứa.

trị mề đay bằng thuốc nam
Củ gừng thường được sử dụng để chữa mề đay do nhiễm lạnh

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, hoạt chất Cineol trong gừng tươi có thể ức chế các loại virus và vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, gừng còn chứa Gingerol có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin (chất trung gian gây viêm).

Cách dùng gừng tươi trị mề đay theo kinh nghiệm dân gian:

  • Ngâm hoặc tắm nước gừng tươi: Dùng vài củ gừng tươi rửa sạch, thái lát và đun sôi với nước. Sau đó, hòa thêm nước mát rồi dùng tắm hoặc ngâm vùng da bị mề đay để giảm ngứa, tiêu viêm. Ngoài ra để tăng hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp với một số muối biển hoặc các loại thảo dược khác như lá chè, lá khế,…
  • Trà gừng mật ong: Trà gừng mật ong có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm dị ứng và cải thiện ngứa da. Do đó bên cạnh việc sử dụng nước gừng để tắm hoặc ngâm, bệnh nhân nên dùng thêm trà gừng mật ong để giảm mề đay mẩn ngứa do lạnh.

9. Hết mề đay mẩn ngứa với lá đinh lăng

Lá đinh lăng có vị đắng nhẹ, tính mát, mùi thơm, tác dụng giải độc, giảm ngứa và thanh nhiệt. Do đó, nhân dân thường dùng lá đinh lăng để hãm trà hoặc nấu các món ăn giúp giải nhiệt, lợi sữa,… Cũng vì có đặc tính giải độc và kháng dị ứng, từ lâu dân gian đã tận dụng lá đinh lăng chữa mề đay.

trị mề đay bằng thuốc nam
Lá đinh lăng – Cây thuốc nam chữa mề đay có công năng kháng dị ứng, giải độc và thanh nhiệt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, đem ngâm rửa với nước muối
  • Sau đó cho vào nồi đun sôi trong 5 – 7 phút
  • Hòa thêm nước mát vào và dùng tắm hằng ngày để giảm ngứa ngáy
  • Có thể tận dụng bã đinh lăng đắp lên da để tiêu viêm, giảm ngứa do mề đay
  • Nên thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt

Lưu ý khi dùng thuốc nam chữa mề đay mẩn ngứa

Chữa mề đay mẩn ngứa bằng thuốc nam có thể giảm sẩn đỏ và cải thiện tình trạng ngứa ngáy rõ rệt. Hơn nữa, mẹo chữa này còn có độ an toàn cao, lành tính và chi phí thấp. Tuy nhiên để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Với những trường hợp nhẹ, mề đay mẩn ngứa có thể thuyên giảm hoàn toàn sau khi áp dụng mẹo chữa từ các cây thuốc nam. Tuy nhiên nếu tổn thương da bùng phát triển diện rộng và gây ngứa ngáy dữ dội, nên sử dụng thêm thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với các loại thảo dược tự nhiên. Do đó để đảm bảo an toàn, nên thoa một ít lên vùng da nhỏ và quan sát phản ứng trước khi áp dụng trên diện rộng.
  • Cần ngâm rửa dược liệu sạch trước khi sử dụng. Nếu không làm sạch bụi bẩn, hóa chất, da có thể bị viêm nhiễm và kích ứng.
  • Hầu hết các cách chữa mề đay bằng thuốc nam đều có hiệu quả khá chậm. Do đó, nên áp dụng đều đặn trong vài ngày để nhận thấy chuyển biến tích cực.
  • Bên cạnh các mẹo chữa từ thuốc nam, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh chà xát và ma sát mạnh lên da để đảm bảo hiệu quả điều trị. Ngoài ra, nên tránh tiếp xúc với yếu tố dị ứng và kích ứng.
  • Không áp dụng các cách chữa mề đay mẩn ngứa bằng thuốc nam nếu da có vết thương hở lớn, da mưng mủ, lở loét và rỉ dịch.
  • Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu mề đay không thuyên giảm sau 2 – 3 tuần. Trường hợp chủ quan có thể khiến mề đay tiến triển dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính (trên 6 tuần).

Bài viết đã tổng hợp 9 cây thuốc nam chữa mề đay mẩn ngứa được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên cần chú ý, các mẹo chữa từ thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh triệt để.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,... Bệnh khiến người...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp...

Xem chi tiết

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn và nhanh khỏi nhất là câu hỏi khiến không ít bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng. Khi bị nổi mề đay, trẻ thường xuyên...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa