Nội dung chính

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,… Bệnh khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết? Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Mề đay là bệnh lý da liễu thường gặp với triệu chứng đặc trưng là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ
Mề đay là bệnh lý da liễu thường gặp với triệu chứng đặc trưng là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ

Nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

Nổi mề đay là một dạng tổn thương da do dị ứng gây ra với triệu chứng đặc trưng là nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát khi hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức với các tác nhân bên ngoài môi trường như thời tiết, lông động vật, côn trùng,… Lúc này, nồng độ histamin trong mau sẽ tăng cao, chúng sẽ xâm nhập vào trong lớp niêm mạc da và kích thích khởi phát triệu chứng của bệnh. Đây là bệnh lý có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt về giới tính và độ tuổi.

Nhiều bệnh nhân luôn thắc mắc “Nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?” Giải đáp thắc mắc này bác sĩ chuyên khoa cho biết, nổi mề đay có tự khỏi không còn tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh. Đa số các trường hợp bị nổi mề đay đều ở dạng lành tính và có khả năng tự khỏi chỉ sau vài giờ khởi phát. Thường gặp ở những bệnh nhân bị nổi mề đay cấp tính do dị ứng gây ra. Còn những trường hợp nổi mề đay gây tổn thương nghiêm trọng trên da thì không thể tự khỏi, bắt buộc người bệnh phải tiến hành điều trị chuyên khoa. Nếu không bệnh sẽ gây tổn thương da kéo dài và dần tiến triển sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị.

Với những trường hợp mề đay cấp tính thì việc điều trị khá đơn giản, nếu áp dụng đúng phương pháp thì chỉ sau vài ngày là bệnh có thể thuyên giảm hoàn toàn. Còn đối với những trường hợp nổi mề đay mãn tính hoặc nổi mề đay do di truyền thì việc điều trị cần phải diễn ra kéo dài và khó có khả năng cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh. Ngoài ra, thời gian khỏi bệnh cũng còn phụ thuộc vào yếu tố gây ra bệnh, cơ địa của mỗi người, phương pháp chăm sóc và điều trị.

Tổn thương da do mề đay phát triển lan rộng khắp toàn thân
Tổn thương da do mề đay phát triển lan rộng khắp toàn thân

Những điều cần lưu ý khi bị nổi mề đay

Để bệnh mề đay có thể được kiểm soát nhanh chóng, tránh để triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và tuyệt đối tránh xa chúng. Nếu không tổn thương trên da sẽ phát triển lan rộng và khiến triệu chứng của bệnh cũng trở nên tồi tệ hơn.
  • Ở những trường hợp bị nổi mề đay vô căn thì bạn nên thực hiện vệ sinh sạch sẽ không gian sống và có các biện pháp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Tránh các tác động cơ học lên vùng da bị tổn thương như cào gãi, chà xát,… Các thói quen này chỉ có khả năng giảm ngứa tạm thời nhưng lại làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Thực hiện chăm sóc da đúng cách cũng là một trong những cách có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết chuyển lạnh hoặc có sự thay đổi đột ngột
  • Nên vệ sinh da sạch sẽ từ 1 – 2 lần/ngày, chọn sữa tắm có độ pH dịu nhẹ an toàn đối với làn da. Sau khi tắm nên dưỡng ẩm cho cơ thể nếu thời tiết đang trong mùa lạnh hoặc không khí hanh khô.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, làm bằng chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như lụa, cotton, tơ tằm,… Để tránh gây kích ứng đến làn da thì bạn không nên mặc quần áo bó sát, quần áo làm bằng chất liệu len da,…
  • Chế độ ăn uống của người bệnh cần phải kiêng cữ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Có một số người sẽ bị dị ứng hải sản, sữa, trứng, đậu phộng,… Tuyệt đối nói không với các loại đồ uống có cồn và đồ uống chứa chất kích thích.
Tránh sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng khi đang bị nổi mề đay
Tránh sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng khi đang bị nổi mề đay
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cấp ẩm cho da, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Bạn cũng có thể sử dụng thêm viên uống bổ sung vitamin hoặc collagen giúp tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da.
  • Loại bỏ các thói quen xấu gây tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh như thức khuya, hút thuốc lá, căng thẳng,…. Thay vào đó hãy tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp thả lỏng tinh thần và nâng cao thể lực.
  • Sau vài ngày, nếu triệu chứng của bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh đúng cách.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?” mà mọi người có thể tham khảo. Tuy nhiên, nếu muốn trị tận gốc, người bệnh nên kết hợp cùng các bài thuốc đông y chữa mề đay. Trong đó phải kể đến bài thuốc Mề đay Đỗ Minh, với ưu điểm nổi bật là được bào chế từ nhiều dược liệu quý cùng cơ chế trị bệnh tận gốc. Từ đó có khả năng đi sâu vào trong cơ thể, giúp loại bỏ, đào thải hết nguyên nhân gây bệnh, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không? Vấn đề này đang được nhiều người quan tâm. Do một trong những nguyên nhân khiến bệnh khởi phát có yếu tố nhiệt độ nên việc nằm...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người sau khi quan hệ là dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay. Tình trạng này có thể xảy ra do dị ứng mồ hôi, bao cao su, dị...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe