Nội dung chính

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của mình có nguy cơ mắc bệnh. Việc hiểu rõ và chính xác những vấn đề này sẽ giúp mọi người bảo vệ tốt cho sức khỏe, giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Đồng thời có biện pháp phòng tránh hiệu quả để không bị khởi phát hoặc tái phát trở lại.

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không?

Mề đay mẩn ngứa là một trong những bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Bệnh khởi phát khi các tác nhân gây hại xâm nhập vào trong cơ thể hoặc tác động bên ngoài da, gây ra hiện tượng phồng da, phù tại chỗ và kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh mề đay mẩn ngứa có thể xuất hiện ở một vùng da nhỏ trên cơ thể hoặc xuất hiện đồng thời ở nhiều khu vực khác nhau. Bệnh được chia làm hai dạng, đó là mề đay cấp tính (kéo dài tối đa 6 tuần) và mề đay mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, chủ yếu là do thời tiết, dị ứng phấn hoa, stress kéo dài,…

Mề đay mẩn ngứa có lây không
Bệnh mề đay mẩn ngứa có thể xuất hiện ở một vùng da nhỏ trên cơ thể hoặc xuất hiện đồng thời ở nhiều khu vực khác nhau

Vậy bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Câu trả lời là KHÔNG. Bởi vì đây không phải là bệnh truyền nhiễm, không thể lây từ người này sang người khác bằng các đường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống, mẹ sang con, quan hệ tình dục,… Nó chỉ có thể tái phát trở lại nhiều lần nếu gặp phải những tác nhân gây dị ứng cho cơ thể.

Trường hợp những người trong gia đình cùng mắc bệnh mề đay mẩn ngứa cũng không xuất phát từ việc lây nhiễm. Mà có thể là do vấn đề di truyền làm cơ thể của mọi người trở nên nhạy cảm hơn với những yếu tố gây dị ứng. Hoặc do cùng chung sống và sinh hoạt trong môi trường chứa những yếu tố gây dị ứng,…

Tuy nhiên, còn một trường hợp rất đặc biệt, đó chính là người bị nổi mề đay do nhiễm trùng cấp với tác nhân gây nhiễm trùng là virus, vi khuẩn và nấm vẫn có thể lây nhiễm nhưng không cao. Do đó, nếu có người rơi vào trường hợp này, bạn cần tránh dùng chung vật dụng cá nhân, khi giao tiếp hoặc ăn uống chung cũng cần chú ý.

Bệnh mề đay mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay mẩn ngứa không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng phương pháp. Tuy nhiên, trong thời gian mắc phải, cơ thể người bệnh sẽ liên tục bị ngứa ngáy và khó chịu. Dẫn đến phản ứng gãi liên tục, làm cho da dễ bị trầy xước, thậm chí là nhiễm trùng. Ngoài ra còn dễ để lại vết thâm, sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như là sinh hoạt hằng ngày.

Mề đay mẩn ngứa có lây không
Bệnh mề đay mẩn ngứa ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là để lại thâm và sẹo gây mất thẩm mỹ

Trường hợp để bệnh kéo dài hoặc không có cách điều trị phù hợp, người bị mề đay mẩn ngứa có thể gặp tổn thương ở hệ tiêu hóa, khiến cơ thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, nôn ói hoặc đau quặn bụng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như sưng mạch ở vùng họng, vùng khí quản, dẫn đến thở gấp, khó thở, thậm chí là nghẹt thở. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Không chỉ vậy, bệnh mề đay mẩn ngứa nếu để chuyển biến nặng có thể gây choáng váng, tụt huyết áp đột ngột, giãn mạch nhanh. Đặc biệt khi xảy ra ở tổ chức não có thể gây ra tình trạng phù nề não, cực kì nguy hiểm. Trong một số trường hợp, nếu không được cấp cứu hoặc can thiệp y tế kịp thời có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong hoặc khiến tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng.

Cách phòng tránh bệnh mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Để hạn chế bệnh mề đay khởi phát hoặc tái phát, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh tại nhà như không tiếp xúc với các dị nguyên, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là dưỡng ẩm và chăm sóc da hằng ngày. Cụ thể là:

Không tiếp xúc với các dị nguyên

Đây là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh mề đay mẩn ngứa tốt nhất. Theo đó, bạn cần chú ý không tiếp xúc với các dị nguyên sau:

  • Phấn hoa hoặc lông vật nuôi: Theo các nghiên cứu, một trong những nguyên nhân dễ khiến bệnh mề đay mẩn ngứa khởi phát nhất là do tiếp xúc thường xuyên với phấn hoa hoặc lông vật nuôi. Nếu cơ thể nhạy cảm với hai loại dị nguyên này, bạn nên tránh càng xa càng tốt.
  • Thực phẩm: Tiêu biểu là hải sản (tôm, cua, mực,…), thịt bò, sữa, đậu phộng, hạnh nhân,… Những loại thực phẩm này có thể kích hoạt dị ứng gây bệnh mề đay mẩn ngứa cho một số cá nhân có cơ địa nhạy cảm.
  • Hóa mỹ phẩm: Các bác sĩ khuyến cáo, khi tiếp xúc với hóa chất hoặc những dung dịch có độ pH cao, bạn nên dùng bao tay để bảo vệ cơ thể không bị nổi mề đay mẩn ngứa. Ví dụ như nước rửa chén, xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa,…
  • Mủ thực vật hoặc nọc độc côn trùng: Nọc độc từ ong, rết, kiến ba khoang, bò cạp, sâu lông hoặc mủ từ cây hoa sứ, cây tầm xuân, cây trạng nguyên,…  có thể gây kích ứng và làm cho da nổi mề đay mẩn ngứa. Do đó bạn cần tránh xa tuyệt đối, trường hợp chẳng may gặp phải nên có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Đồ uống có chứa cồn: Đối với một số đối tượng, đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm cần nên hạn chế sử dụng những loại đồ uống có cồn như rượu bia, cocktails,… Bởi vì chúng có thể kích hoạt dị ứng, khiến bạn bị nổi mề đay mẩn ngứa.
Mề đay mẩn ngứa có lây không
Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng có thể phòng tránh được bệnh mề đay mẩn ngứa

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường được sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể giảm độ nhạy cảm trước các dị nguyên hoặc những tác nhân gây dị ứng. Đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Giúp hạn chế được tối đa khả năng bị nổi mề đay mẩn ngứa.

Cụ thể, mỗi ngày bạn nên ăn đủ 3 bữa – sáng, trưa và chiều. Hạn chế bỏ bữa vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu dưỡng chất nuôi cơ thể và không đủ năng lượng để hoạt động. Bên cạnh đó, trong bữa ăn cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại đậu và trái cây để có nhiều vitamin, khoáng chất,… đặc biệt là chất xơ. Tránh ăn đồ cay nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ.

Mề đay mẩn ngứa có lây không
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường được sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch

Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng/ngày và ngủ trước 11 giờ đêm để các cơ quan trong cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi và thanh lọc cơ thể. Đồng thời, buổi sáng nên dậy sớm, tốt nhất là tắm nắng khoảng 15 phút trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Điều này sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều vitamin D, vừa tăng cường được sức đề kháng, vừa giúp xương khớp khỏe mạnh.

Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ và thư thái. Hạn chế để bản thân rơi vào trạng thái stress, căng thẳng hoặc mệt mỏi bằng cách ngồi thiền , nghe nhạc, giảm khối lượng công việc, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè và người thân,… Ngoài ra, nên dành thời gian (tối thiểu 20 – 30 phút/ngày) để tập thể dục thể thao, ví dụ như chạy bộ, đạp xe đạp, tập yoga, nhảy aerobic, nhảy dây,…

Dưỡng ẩm và chăm sóc da mỗi ngày

So với người có làn da khỏe mạnh thì những người sở hữu làn da mỏng, khô, yếu hoặc giảm khả năng đề kháng sẽ dễ nổi mề đay mẩn ngứa hơn. Do đó, để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần tăng cường dưỡng ẩm, đồng thời chăm sóc da đúng cách mỗi ngày. Điều này vừa giúp hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh, vừa giúp bạn có làn da mịn màng và căng tràn sức sống.

Theo các chuyên gia da liễu khuyến cáo, bạn nên vệ sinh da mỗi ngày 2 lần cùng với sửa rửa mặt/sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng (tức là không quá cao cũng không quá thấp). Ngoài ra, khi tắm hoặc rửa mặt không nên chà xát mạnh gây tổn thương thương da. Đồng thời không nên tắm/rửa mặt bằng nước nóng hoặc tắm/rửa mặt trong thời gian quá lâu vì có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.

Sau khi tắm và rửa mặt, nên dùng khăn mềm lau khô. Sau đó dưỡng ẩm và chăm sóc da bằng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không chứa corticoid gây bào mòn da,…. Chúng sẽ có tác dụng làm sáng, giúp da mịn màng và khỏe mạnh hơn. Nếu không biết chính xác loại kem dưỡng da, sữa dưỡng thể, serum,…. bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt nhất.

Mề đay mẩn ngứa có lây không
Dưỡng ẩm và chăm sóc da bằng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là không chứa corticoid sẽ giúp da khỏe mạnh và hạn chế bị nổi mề đay mẩn ngứa

Đặc biệt, khi tham gia các hoạt động ngoài trời, nhất là những nơi có nắng gay gắt hoặc lúc tắm biển/hồ bơi,… bạn nên dùng kem chống nắng để bảo vệ da. Ngoài ra có thể sử dụng các dụng cụ che chắn như nón, áo khoác, dù (ô),… để hạn chế tiếp ảnh hưởng của các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, kết hợp uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm và giúp cơ thể thanh lọc một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là những giải đáp đầy đủ nhất về thắc mắc “Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không?”. Ngoài ra còn cung cấp những biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất, đã được nhiều người áp dụng thành công. Tốt nhất, khi bệnh khởi phát nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,... Bệnh khiến người...

Xem chi tiết

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người sau khi quan hệ là dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay. Tình trạng này có thể xảy ra do dị ứng mồ hôi, bao cao su, dị...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe