Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp nếu kiêng gió sẽ khiến cho da thêm bí bách, đổ nhiều mồ hôi lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Nổi mề đay có kiêng gió không?
Nổi mề đay là bệnh về da liễu phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ người già đến trẻ nhỏ, bà bầu, phụ nữ sau sinh,… Triệu chứng nổi mề đay là sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt, nổi mẩn ngứa khó chịu trên da, càng gãi càng ngứa.
Điểm chung của những người bị nổi mề đay là luôn cảm thấy khó chịu trong người, nóng rát, ngứa ngáy trên da nên thường muốn tắm hoặc nằm quạt mát. Tuy nhiên không ít người bệnh lại thắc mắc không biết nổi mề đay có kiêng gió không?
Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa trên da có thể là do gió và nước lạnh kết hợp lại với nhau khiến cho cơ địa bị mẫn cảm và dần dần hình thành những nốt ngứa. Do đó, các thầy thuốc thường khuyên người bệnh nên tránh gió, tránh nước để bệnh mề đay không tiến triển nặng.
Trong khi đó, theo Y học hiện đại, nếu nguyên nhân gây nổi mề đay là do các tác nhân như thực phẩm, thuốc, côn trùng cắn hay các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo,… thì người bệnh không cần kiêng gió, kiêng nước. Các bạn chỉ cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng là được.
Chính vì vậy, câu trả lời cho vấn đề nổi mề đay có ra gió được không là còn tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân. Chỉ những người bị mề đay do cơ địa dị ứng thời tiết hoặc do môi trường sống gây ra mới phải kiêng gió, còn với những trường hợp khác thì không cần thiết.
Nổi mề đay kiêng gì để bệnh không trở nặng?
Bệnh mề đay tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Nhưng khi nổi mề đay, chúng ta sẽ thấy khó chịu do cảm giác ngứa ngáy muốn phát điên. Thêm vào đó nhiều mảng đỏ nổi ở những vị trí dễ thấy như: mặt, cổ, hoặc trước ngực,… cũng làm người bệnh mất tự tin khi ra ngoài, ảnh hưởng đến tâm lý.
Chính vì thế, để bệnh không tiến triển thành mề đay mãn tính, ngoài vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không, lương y Tuấn khuyên các bạn cần chú ý kiêng thêm một số thứ dưới đây:
- TRÁNH GÃI NGỨA: Điều khó chịu nhất khi bị nổi mề đay là cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, thôi thúc người bệnh liên tục phải gãi. Nhưng việc gãi lại không giúp bệnh mau hết mà còn làm các nốt mề đay lan rộng ra nhiều hơn, gây trầy xước da tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm,… xâm nhập dễ gây nhiễm trùng.
- TRÁNH TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI ÁNH NẮNG MẶT TRỜI: Trong không khí có chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, vì vậy người bệnh cần mặc áo tránh nắng, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- KHÔNG TIẾP XÚC VỚI CÁC DỊ NGUYÊN: Nếu cơ địa nhạy cảm, các bạn nên hạn chế tiếp xúc với lông động vật, bụi bẩn, hóa chất. Người bệnh nên chủ động vệ sinh chăn màn, đồ dùng cá nhân sạch sẽ, để tránh các bụi bẩn bám trên các vật dụng này gây bệnh ngược trở lại.
- KHÔNG SỬ DỤNG HÓA MỸ PHẨM: Trong mỹ phẩm thường chứa nhiều thành phần hóa học, mà khi bị mề đay, bề mặt da thường rất nhạy cảm, nếu tiếp xúc với mỹ phẩm sẽ làm cho mề đay trở nên nặng, lan nhanh hơn, thậm chí có thể biến chứng nhiễm trùng da nếu gặp phải “mỹ phẩm dỏm”.
- KIÊNG CÁC LOẠI THỨC ĂN CHỨA NHIỀU ĐẠM: Các loại hải sản như tôm, mực, bạch tuộc, cua,… hay các loại thịt như thịt bò, thịt heo,… là các loại thực phẩm chứa rất nhiều đạm. Người bệnh mề đay nếu tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng ăn thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm gây kích thích có vị cay, nóng, thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc muối.
- KHÔNG NÊN SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH: Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá,… có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể. Nếu người bị nổi mề đay không kiêng khem mà vẫn tiếp tục sử dụng các chất kích thích này thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn và lâu khỏi hơn.
- Xem Thêm: Dị Ứng Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Nên Tắm Lá Gì Cho Mau Khỏi [Đừng Bỏ Lỡ]
Nổi mề đay có cần tránh gió không? Nên điều trị mề đay bằng cách nào?
Nổi mề đay có kiêng gió không? Như câu trả lời phía trên của lương y Tuấn, không phải trường hợp bệnh nhân mề đay nào cũng cần kiêng gió tuyệt đối. Tuy nhiên thay vì phải lo lắng, phân vân về vấn đề đó, các bạn nên tìm phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa trị cũng như ngăn ngừa bệnh mề đay phát triển mạnh. Tuy nhiên tùy vào tình hình bệnh của mỗi người mà sẽ áp dụng các phương pháp chữa trị khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa mề đay hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng.
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mẹo dân gian
Theo lương y Tuấn, trị nổi mề đay bằng mẹo dân gian là phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà và tiết kiệm chi phí. Nhưng khi sử dụng phương pháp này người bệnh cũng cần lưu ý biện pháp phù hợp nhất đối với tình trạng bệnh của mình.
- Chườm lạnh để giảm nổi mề đay: Chườm đá là phương pháp phổ biến nhất để giảm nhanh cơn ngứa. Tác dụng của việc chườm đá là tận dụng nhiệt độ thấp của đá để làm mát da, khi chườm đá các mao mạch dưới lớp da sẽ giãn ra, làm ngưng tạm thời cảm giác ngứa rát, từ đó người bệnh cũng giảm đi việc gãi ngứa.
- Chữa mề đay bằng gừng: Bạn có thể bổ sung gừng vào bữa ăn, hay xông hơi bằng gừng để giúp các nốt mề đay bớt sưng ngứa và lan rộng ra. Việc cắt gừng thành từng lát mỏng rồi đắp lên các vùng da nổi mề đay cũng là cách ngăn chặn mề đay hiệu quả.
- Chữa mề đay bằng lô hội: Trong lô hội chứa nhiều vitamin E, đây là chất giúp làm dịu và phục hồi da rất hiệu quả. Việc cắt lát nhỏ lô hội đắp lên vùng da bị mề đay sẽ giúp mề đay giảm đi nhanh chóng.
- Sử dụng bột yến mạch: Yến mạch có khả năng làm đẹp da, dịu mát và trị ngứa hiệu quả. Nếu bị mắc mề đay, bạn hãy pha 1 thìa bột yến mạch vào tô nước nhỏ đánh tan ra. Sau đó bôi hỗn hợp này lên những vị trí bị nổi mẩn ngứa. Với những người bị nổi mề đay nhiều thì đổ bột vào bồn tắm để ngâm người trong khoảng 10 phút.
- Dùng lá khế ngọt: Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian rất hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Lấy 1 nắm lá khế chua, rửa sạch với nước. Đem hơ lá khế nóng khoảng 45 – 55 độ C. Sau đó chà lên những chỗ ngứa. Lặp đi lặp lại việc này cho tới khi thấy cảm giác ngứa dịu hẳn đi. Lưu ý phương pháp chữa mề đay này chỉ dành cho người lớn.
Chữa mề đay bằng thuốc Tây
Phương pháp Tây y với nhiều kháng sinh liều mạnh sẽ giúp người bệnh nhanh cải thiện triệu chứng mề đay, giảm ngứa. Trên thực tế, người bệnh cần tìm hiểu kỹ về công dụng và thành phần của từng loại thuốc trị mề đay để tìm ra loại kháng sinh phù hợp với cơ địa của mình, tránh tình trạng gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc trị mề đay Hydroxyzine: Hydroxyzine là thuốc thuộc nhóm kháng histamine, được nhiều chuyên gia bác sĩ kê đơn khi chữa trị mề đay. Công dụng chính của nhóm kháng sinh này là giúp giảm đau, trị ngứa nhanh chóng.
- Thuốc trị mề đay Clorpheniramin: Đây cũng là một loại thuốc điều trị mề đay thuộc nhóm kháng histamine H1. Các bác sĩ thường hay sử dụng thuốc này trong việc điều trị viêm da cơ địa, phát ban, hay các bệnh lý liên quan đến dị ứng.
- Thuốc trị mề đay Loratadin: Tác dụng chính của loại thuốc này là chữa trị các bệnh liên quan đến dị ứng như: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng lông chó mèo,… Bên cạnh đó Loratadin còn được sử dụng để giảm ngứa do mề đay gây ra rất hiệu quả.
- Xem Thêm: Tại Sao Một Số Người Hay Bị Nổi Mề Đay Sau Khi Ăn Hải Sản? Làm Thế Nào Để Khắc Phục [Lời Khuyên Hữu Ích Từ Chuyên Gia]
Chữa mề đay bằng Đông y hiệu quả, lành tính
Với hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh, lương y Tuấn cho biết các thể mề đay cấp tính và mãn tính thường phải điều trị bằng phương pháp Đông y mới mong dứt điểm được bệnh. Bởi vì các bài thuốc trong Đông y luôn chú trọng điều trị từ căn nguyên gây bệnh nên đạt được hiệu quả lâu dài. Thế nhưng không phải bài thuốc Đông y chữa mề đay nào cũng hiệu quả, bạn cần phải nghiên cứu và tìm hiểu thật phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
- Bài thuốc số 1:
Thành phần nguyên liệu: có 15g bạch tiễn bì; 12g kim ngân hoa; 10g mỗi loại gồm kê nội kim, địa phu tử, cúc hoa, tiêu sơn tra, xích thược, tiêu tân lang, phục linh tiêu mạch nha và 6g sao chỉ xác.
Cách thực hiện: Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc gồm tất cả các thành phần trên. Chia thuốc sắc thành 3 phần và cố gắng uống trong ngày, không để qua đêm.
- Bài thuốc số 2:
Thành phần nguyên liệu: 15g mỗi loại bồ công anh, ngân hoa; 10g mỗi loại hoạt thạch, hoàng cầm,linh bì, xích thược; 6g mỗi loại trần bì, hậu phác, sinh cam thảo.
Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem sắc thành thuốc, sau đó cho thêm 6g hoắc hương, 10g bội lan rồi đun thêm 5 phút. Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc số 3:
Thành phần nguyên liệu: Chuẩn bị 10g lá đơn, thử cô,địa hoàng, đại liên tử, bèo cái, hoa kim ngân, lá cây tùng lam, đại đao; 6g xác ve, hồi thảo, giả tô và cam thảo.
Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các dược liệu rồi đem bỏ vào ấm đun trên lửa nhỏ liu riu, sau đó chắt lấy nước thuốc, để nguội bớt và chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
Bên cạnh những bài thuốc cải thiện tình trạng nổi mề đay nêu trên, người bệnh nên lựa chọn mặc quần áo thoáng mát, uống đủ nước mỗi ngày và cẩn thận trong chế độ ăn uống hàng ngày để bệnh nhanh khỏi.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi “nổi mề đay có kiêng gió không?”, đồng thời gợi ý tới bạn đọc một số phương pháp cải thiện bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sớm thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, xác định chính xác tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp và tối ưu nhất.
- Xem Thêm: Nổi Mề Đay Ngứa Khi Trời Lạnh Phải Làm Sao? Bỏ Túi Ngay Phương Pháp Điều Trị Dứt Điểm Tận Gốc [Tham Khảo Từ Chuyên Gia]