Nội dung chính

Chữa mề đay bằng lá đinh lăng là mẹo trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cách chữa này tận dụng công năng chống dị ứng, giảm ngứa và giải độc của dược liệu để giảm nhẹ triệu chứng do mề đay mẩn ngứa gây ra. Các mẹo chữa từ lá đinh lăng có ưu điểm lành tính, độ an toàn cao, thích hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. 

chữa mề đay bằng lá đinh lăng
Chữa mề đay bằng lá đinh lăng có độ an toàn cao, thích hợp với cả trẻ nhỏ và người lớn

Tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa của lá đinh lăng

Đinh lăng là cây thuốc nam quý có nhiều tác dụng chữa bệnh. Rễ đinh lăng được ví như “nhân sâm dành cho người nghèo” với thành phần hóa học đa dạng, giàu dược tính và công năng phong phú nhưng giá thành thấp hơn nhiều so với nhân sâm Hàn Quốc. Ngoài ra, lá của cây đinh lăng cũng được nhân dân tận dụng để chế biến món ăn và dùng trong các bài thuốc chữa bệnh.

Lá đinh lăng có vị đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng chống ngứa, giải độc, lợi tiểu và thanh lọc cơ thể. Do đó, dược liệu này thường được dùng để chữa chứng tắc tia sữa, nóng trong, ngộ độc thức ăn và các bệnh ngoài da như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, tổ đỉa, vảy nến, rôm sảy, phát ban,… Trong đó, mẹo dùng lá đinh lăng chữa mề đay được nhiều bệnh nhân áp dụng.

chữa mề đay bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng – Vị thuốc chữa mề đay có đặc tính tiêu viêm, chống ngứa và kháng dị ứng

Ngoài những ghi chép từ y học cổ truyền, y học hiện đại cũng nhận thấy lá đinh lăng chứa một số thành phần tốt cho làn da như vitamin nhóm B, vitamin C, axit amin và saponin. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn có đặc tính sát trùng nhẹ, tiêu viêm và làm dịu da hiệu quả.

Do đó, bệnh nhân có thể tận dụng lá đinh lăng để giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy và tổn thương da do mề đay gây ra. Với đặc tính chống dị ứng, giải độc và giảm ngứa, các mẹo chữa từ đinh lăng có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng khó chịu. Đối với những trường hợp mề đay mãn tính, kết hợp cách chữa từ đinh lăng cùng với các phương pháp y tế có thể gia tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

5 Mẹo chữa mề đay bằng lá đinh lăng giảm ngứa nhanh

Lá đinh lăng là thảo dược tự nhiên quen thuộc với người Việt. Thảo dược này gần như không chứa độc tính, an toàn và lành tính với làn da – kể cả da nhạy cảm. Do đó, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo chữa mề đay bằng lá đinh lăng để cải thiện ngứa ngáy, giảm ban đỏ, sẩn cục trên da,…

Ngoài việc sử dụng đinh lăng đơn độc, bệnh nhân cũng có thể kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác nhằm gia tăng hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.

1. Uống nước sắc lá đinh lăng giảm mề đay

Sắc lá đinh lăng lấy nước uống hằng ngày là cách giảm mề đay mẩn ngứa đơn giản, dễ thực hiện. Nước lá đinh lăng có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc, chống ngứa và tiêu viêm từ sâu bên trong cơ thể. Cách chữa này thích hợp với người bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn, dùng quá nhiều rượu bia, thức ăn cay nóng,…

Với những người thường xuyên bị nóng trong, cơ thể dễ nổi mẩn ngứa, mề đay và mụn nhọt, nên uống nước sắc lá đinh lăng đều đặn để loại bỏ độc tố và làm mát cơ thể. Ngoài những lợi ích trên, uống nước lá đinh lăng còn giúp cải thiện sức khỏe, thông tia sữa, an thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.

chữa mề đay bằng lá đinh lăng
Uống nước lá đinh lăng có tác dụng giải độc, làm mát cơ thể và giảm nhẹ mề đay mẩn ngứa

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 150 – 200g lá đinh lăng tươi
  • Đem ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn và bụi bẩn
  • Sau đó, rửa lại với nước sạch thêm 2 – 3 lần và để ráo
  • Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho toàn bộ đinh lăng vào và đun thêm 7 phút rồi tắt bếp
  • Sau đó, dùng bã đinh lăng nấu thêm với 300ml nước để lấy thêm nước lần 2
  • Hòa hai thứ nước lại với nhau và chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày

Ngoài cách dùng độc vị đinh lăng, nhân dân còn kết hợp đinh lăng tươi cùng với bông lứa rài và rau ngổ điếc để tăng tác dụng giải độc, làm mát cơ thể và chống dị ứng. Nước sắc lá đinh lăng tương đối lành tính và có thể sử dụng dài ngày. Đối với những người bị mề đay mãn tính, nên dùng theo liệu trình 15 ngày, sau đó nghỉ 5 – 10 ngày và lặp lại liệu trình đến khi mề đay thuyên giảm thì ngưng hẳn.

2. Tắm lá đinh lăng – Cách chữa mề đay mẩn ngứa đơn giản

Tắm lá đinh lăng là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Tính đến thời điểm hiện tại, cách chữa này vẫn được áp dụng phổ biến mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức về mức độ hiệu quả. Ngoài tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa, tắm lá đinh lăng còn giúp cải thiện chứng rôm sảy, phát ban da, mụn nhọt, dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa,…

Để tăng hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp lá đinh lăng tươi cùng với muối biển. Muối có tác dụng sát trùng, tiêu viêm và giảm ngứa tự nhiên. Hơn nữa theo kinh nghiệm của y học cổ truyền, muối giúp dẫn thuốc vào kinh mạch, từ đó làm tăng hiệu quả kháng viêm và chống dị ứng của lá đinh lăng.

chữa mề đay bằng lá đinh lăng
Tắm nước lá đinh lăng giúp giảm ngứa ngáy, tiêu ban đỏ và sẩn cục do mề đay gây ra

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi (có thể tăng hoặc giảm lượng dược liệu tùy theo phạm vi da ảnh hưởng)
  • Ngâm rửa lá đinh lăng với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất, vi khuẩn
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho đinh lăng vào, đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước vào thau, hòa thêm nước lạnh và cho vào 1 – 2 thìa cà phê muối biển
  • Dùng nước tắm hằng ngày, tận dụng bã chà xát nhẹ lên da để giảm ngứa và giải độc

Nên áp dụng cách chữa mề đay bằng tắm nước lá đinh lăng 1 lần/ ngày. Chỉ sau vài ngày thực hiện, các nốt ban, sẩn ngứa và tình trạng viêm đỏ sẽ thuyên giảm đáng kể.

3. Kết hợp lá đinh lăng với lá khế

Lá khế là một trong những cây thuốc nam chữa mề đay công hiệu được sử dụng phổ biến. Thảo dược này có vị chua nhẹ, tính bình, tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa và kháng dị ứng. Từ lâu, lá khế đã được sử dụng để chữa mề đay mẩn ngứa, nổi rôm sảy, mụn nhọt, dị ứng thời tiết,… cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Để tăng hiệu quả tiêu viêm và kháng dị ứng, bệnh nhân có thể kết hợp lá đinh lăng cùng với lá khế. Cả hai dược liệu này đều được đánh giá lành tính, an toàn giúp giảm nhanh tình trạng nóng rát, ngứa ngáy và hỗ trợ làm dịu vùng da nổi mề đay chỉ trong thời gian ngắn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị đinh lăng và lá khế tươi với tỷ lệ 1:1
  • Đem lặt bỏ lá sâu bệnh, lá già úa, vàng vọt, sau đó ngâm với nước muối pha loãng
  • Rửa sạch nguyên liệu với nước thêm 3 – 4 lần để tránh kích ứng và viêm nhiễm da
  • Đun sôi 1.5 – 2 lít nước, sau đó cho nguyên liệu vào và đun thêm 5 phút
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát để tắm hoặc đợi nguội, dùng khăn thấm nước và lau nhẹ nhàng lên vùng da nổi mề đay mẩn ngứa. Nếu mề đay gây nổi các sẩn cục lớn, cứng chắc và ngứa nhiều, nên dùng bã giã nát và đắp lên da để giúp tiêu viêm, giảm ngứa ngáy và khó chịu

4. Chườm đắp lá đinh lăng và muối biển

Mề đay là phản ứng của da khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố kích ứng và dị ứng. Trong trường hợp tiếp xúc với nước lạnh, hóa chất, mủ thực vật, côn trùng hoặc ma sát với giày dép, mề đay thường chỉ khu trú ở tay hoặc chân. Mề đay ở tay chân có xu hướng ngứa nhiều hơn bình thường do đây là những vị trí da dày, cứng và có tần suất tiếp xúc cao.

Đẻ làm giảm tình trạng này, nhân dân thường dùng lá đinh lăng và muối biển sao nóng, sau đó chườm đắp trực tiếp lên da. Nhiệt độ nóng sẽ ức chế sự dẫn truyền của các dây thần kinh ở tay, chân, từ đó làm giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Bên cạnh đó, tinh chất từ muối biển và đinh lăng cũng dễ dàng thẩm thấu vào da giúp giảm ngứa, kháng dị ứng và tiêu viêm.

chữa mề đay bằng lá đinh lăng
Chườm đắp muối biển và lá đinh lăng thích hợp với người bị nổi mề đay ở tay, chân

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 50g muối biển và 100g lá đinh lăng tươi
  • Rửa sạch lá đinh lăng và để ráo nước trước khi thực hiện
  • Cho đinh lăng vào chảo sao với muối biển đến khi lá vàng ùa và tỏa mùi thơm thì tắt bếp
  • Cho tất cả nguyên liệu vào túi vải và chườm đắp vào lòng bàn tay, bàn chân để giảm ngứa
  • Trong trường hợp ngứa nhiều, có thể sao lại cho nóng rồi chườm đắp thêm 2 – 3 lần

5. Dùng các món ăn từ lá đinh lăng

Lá đinh lăng không chỉ được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh mà còn được tận dụng để chế biến các món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Lá đinh lăng có tính mát nên thường được chế biến kèm với thịt, cá để tăng khả năng hấp thu của cơ thể. Ngoài ra, loại rau này còn được dùng kèm với các loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhằm tránh ngộ độc, đau bụng và tiêu chảy.

Các món ăn từ đinh lăng cung cấp cho cơ thể dưỡng chất thiết yếu. Đồng thời hỗ trợ chống dị ứng, tiêu viêm và giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng trên da (mề đay mẩn ngứa, phát ban,…). Các món ăn từ đinh lăng thích hợp với người bị nổi mề đay do nóng trong, dị ứng thức ăn hoặc do suy nhược cơ thể quá mức.

chữa mề đay bằng lá đinh lăng
Có thể dùng các món ăn từ đinh lăng để hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa và cải thiện sức khỏe

Một số món ăn từ đinh lăng giúp hỗ trợ giảm mề đay mẩn ngứa:

  • Canh sườn non đinh lăng: Chuẩn bị lá đinh lăng non và sườn non mỗi thứ 200g, hành khô, gia vị vừa đủ. Sau khi sơ chế nguyên liệu, cho sườn vào nồi nấu chín mềm. Khi sôi, dùng thìa vớt bớt bọt cho đến khi sườn mềm. Cho lá đinh lăng vào, đậy kín nắp và tắt nếp sau 3 – 5 phút. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng nóng.
  • Canh đinh lăng nấu tôm (không dùng cho người dị ứng hải sản): Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, 100g tôm đã được sơ chế và gia vị vừa đủ. Cho tôm ướp với tiêu và 1 ít bột ngọt trong 5 – 7 phút. Sau đó, đun sôi 1.2 lít nước, cho tôm vào đợi sôi rồi vớt bớt bọt. Kế tiếp, cho lá đinh lăng vào, đậy kín nắp và tắt bếp. Sau 3 – 5 phút, nêm nếm thêm gia vị và dùng ăn khi nóng.
  • Cháo đinh lăng tim heo: Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng, 1 quả tim heo, 3 ống gạo tẻ và gia vị. Cho gạo vào nồi nấu cho chín. Sau đó, cho tim heo đã được sơ chế, cắt lát vào hầm đến khi mềm. Cho lá đinh lăng thái nhỏ vào, khuấy đều và nêm nếm gia vị. Cuối cùng, tắt bếp và dùng cháo khi còn nóng đẻ đảm bảo dinh dưỡng.

Lá đinh lăng là loại rau ăn giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Do đó, người bị chứng nóng trong, thường xuyên uống rượu bia, cơ địa dễ dị ứng,… nên bổ sung món ăn từ loại rau này để giảm nguy cơ dị ứng, nổi mề đay, đau bụng và ngộ độc.

Lưu ý khi dùng lá đinh lăng chữa nổi mề đay

Chữa mề đay mẩn ngứa bằng lá đinh lăng là mẹo đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Ngoài tác dụng giảm ngứa da, cách chữa từ đinh lăng còn giúp thanh lọc, làm mát cơ thể và giảm các vấn đề da liễu đi kèm như mụn nhọt, phát ban, rôm sảy,…

Tuy nhiên khi áp dụng cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng chỉ là mẹo chữa dân gian nên cho hiệu quả khá hạn chế. Trong trường hợp mề đay gây ngứa ngáy dữ dội, bệnh nhân nên phối hợp với một số phương pháp y tế khác để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
  • Khi áp dụng, cần chú ý rửa sạch nguyên liệu kỹ để tránh kích ứng và viêm nhiễm. Ngoài ra nếu có thể, nên ưu tiên dùng lá đinh lăng được nuôi trồng hữu cơ, không chứa hóa chất.
  • Không áp dụng mẹo chữa mề đay bằng lá đinh lăng trong trường hợp da lở loét, nổi mụn mủ và có vết thương hở lớn. Trong trường hợp này, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.
  • Ngưng thực hiện các mẹo chữa từ lá đinh lăng nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như mề đay lan rộng, da ngứa ngáy dữ dội, viêm họng, phát ban da, phù mi mắt,…
  • Mề đay là vấn đề da liễu khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thông thường, tình trạng này có thể thuyên giảm nhanh chóng sau vài ngày ngay cả khi không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh tiến triển mãn tính, dai dẳng và kéo dài trong vài tháng đến vài năm. Do đó nếu nhận thấy mề đay không thuyên giảm sau 3 – 5 ngày, nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.
  • Bên cạnh các mẹo chữa từ thảo dược, bệnh nhân nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị.

Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rõ, việc dùng các mẹo dân gia như lá đinh lăng chỉ có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng bệnh mề đay cấp tính, mới khởi phát. Còn trong trường hợp bệnh đã bước vào giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần thì bạn nên tìm tới phương pháp đặc trị hơn, điều trị ngay trong 1 lần thay vì chịu đựng sống chung mãi với bệnh.

Chữa mề đay bằng lá đinh lăng có tác dụng giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng ban đỏ, nóng rát,… Do đó, bệnh nhân có thể áp dụng mẹo chữa này để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng do mề đay gây ra. Bên cạnh đó, nên chú ý cách chăm sóc và chủ động can thiệp các phương pháp y tế trong trường hợp cần thiết.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,... Bệnh khiến người...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng với protein trong tôm, cua, mực, nghêu,... Tình trạng này thường bùng phát đột ngột, ồ ạt trong vài...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng của mề đay khiến...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa