Nội dung chính

Bên cạnh tân dược, chữa mề đay bằng các bài thuốc Đông y cũng được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Hơn nữa, vì tác động toàn diện đến cả triệu chứng và căn nguyên nên điều trị theo Đông y có thể mang lại hiệu quả lâu dài, ít tái phát. 

chữa bệnh mề đay bằng phương pháp đông y
Có nên chữa bệnh mề đay bằng phương pháp Đông y?

Mề đay theo quan niệm Đông y

Mề đay (mày đay) là tình trạng da viêm đỏ, phù nề, nổi sẩn cục kèm theo ngứa ngáy và nóng rát (ít gặp). Tình trạng này là hệ quả do cơ thể phóng thích histamine – chất trung gian gây dị ứng vào mao mạch ở lớp trung bì. Kết quả là làm tăng tính thấm của mao mạch, dẫn đến các triệu chứng thực thể và cơ năng của bệnh mề đay.

Theo quan niệm Tây y, mề đay là phản ứng của da khi cơ thể dị ứng với các tác nhân vật lý, động thực vật, thuốc, dị ứng thời tiết, thức ăn hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố nội sinh như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu,… Mặc dù có thể bùng phát do nhiều tác nhân và cơ chế phức tạp nhưng histamine được xem là yếu tố trực tiếp gây ra mề đay mẩn ngứa.

thuốc đông y đặc trị bệnh mề đay mẩn ngứa
Theo quan niệm Đông y, mề đay thuộc chứng phong sang xảy ra do yếu tố ngoại sinh và nội sinh

Theo quan niệm Đông y, mề đay thuộc chứng phong sang xảy ra do các yếu tố ngoại sinh như thời khí ôn dịch, nhiễm ngoại tà gây phong hàn. Sau đó, kết hợp với huyết nhiệt bên trong cơ thể do dùng các loại thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, cá, nghêu, sò,… mà gây uất kết dưới da dẫn đến nổi mề đay, ngứa ngáy và khó chịu.

Ngoài ra, mày đay còn có thể xảy ra do chức năng tạng phụ suy giảm hoặc rối loạn – đặc biệt là phế (phổi) và can (gan). Chức năng tạng phụ kém khiến độc tố không được chuyển hóa và thanh thải qua đường bài tiết mà uất kết dưới da. Kết quả là hình thành các mảng, đốm da nổi cộm, bờ tròn, cứng chắc và đi kèm với hiện tượng ngứa ngáy.

Vì căn nguyên khá phức tạp nên Đông y trị mề đay theo từng thể bệnh dựa trên nguyên tắc tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, an thần và chống dị ứng. Ngoài ra, thầy thuốc còn có thể gia giảm dược liệu tùy theo chứng bệnh để giảm nhanh triệu chứng và cải thiện căn nguyên cụ thể.

Các bài thuốc Đông y đặc trị mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là một dạng tổn thương da cấp – mãn tính tương đối phổ biến. Dựa vào biểu hiện lâm sàng và căn nguyên, Đông y chia bệnh lý này thành nhiều thể bệnh riêng biệt với đặc điểm, triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa mề đay mẩn ngứa theo từng thể bệnh cụ thể:

1. Thuốc Đông y chữa mề đay thể phong hàn

Mề đay thể phong hàn còn được gọi là mề đay do lạnh, khởi phát vào thời điểm chuyển mùa (thường là từ mùa ấm sang mùa lạnh). Loại mề đay này được xem là một trong những triệu chứng của dị ứng thời tiết với tổn thương điển hình là ban đỏ màu trắng hơi tía xung quanh, nổi từ từ, mức độ không nhiều và ngứa ngáy nhẹ.

Ngoài tổn thương da, mề đay thể phong hàn còn đi kèm với hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân còn có thể phát sốt sợ lạnh do cảm nhiễm phong hàn.

chữa mề đay mãn tính bằng đông y
Tổn thương da điển hình của mề đay thể phong hàn

Đối với mề đay thể phong hàn, Đông y sử dụng các bài thuốc có tác dụng tán hàn, khu phong và tiêu viêm để cải thiện triệu chứng.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị thương nhĩ, xương bồ và kinh giới mỗi thứ 16g, nam hoàng bá, tất bá, liên kiều, cam thảo, độc hoạt và tế tân mỗi thứ 12g, quế 8g, kiện 10g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi mề đay lặn hẳn.
  • Bài thuốc 2: Dùng rau má 20g, kiện 10g, cam thảo đất, tang ký sinh, ngải diệp, hạ khô thảo và bồ công anh mỗi thứ 16g, quế 8g, kiện 10g, sài hồ và ngân hoa mỗi thứ 12g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Dùng cát cánh, độc hoạt, thục địa, đương quy, xuyên khung, cam thảo, trần bì mỗi thứ 12g, bạch chỉ 10g, quế 8g, xuong bồ và thương nhĩ mỗi thứ 16g. Cho dược liệu vào ấm, đổ nước vào sắc đặc. Chia nước thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị kinh giới, lá đơn, ý dĩ và ké đầu ngựa mỗi thứ 16g, quế chi và bạch chỉ mỗi thư s8g, đan sâm, tô tử và phòng phong mỗi thứ 12g. Đem các vị rửa sạch, cho vào ấm sắc đặc. Chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

 

2. Bài thuốc Đông y trị mề đay mẩn ngứa thể phong nhiệt

Mề đay mẩn ngứa thể phong nhiệt thường khởi phát đột ngột, lan rất nhanh và gây ngứa nhiều. Tổn thương điển hình là các đốm ban màu hồng sáng, nổi dày đặc và san sát nhau. Ngoài ra, bệnh nhân mắc thể bệnh này còn gặp phải một số triệu chứng toàn thân như táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng,…

Triệu chứng của mề đay thể phong nhiệt giảm đáng kể khi thời tiết chuyển lạnh và nặng hơn khi tinh thần bị kích động, uống nhiều rượu bia, ăn quá nhiều thực phẩm có tính nóng, giàu đạm,… Một số trường hợp mề đay do phong nhiệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (sốc phản vệ) nên đòi hỏi phải xử lý sớm.

chữa mề đay bằng thuốc đông y
Mề đay mẩn ngứa thể phong nhiệt thường gây ngứa nhiều, tiến triển nhanh và bùng phát đột ngột

Để giải thể bệnh này, bệnh nhân nên dùng các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và sơ phong.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá đơn, sinh địa, đan bì, đại thanh diệp, liên kiều, ngân hoa, ngưu bàng và bèo cái mỗi thứ 10g, kinh giới, thuyền thoái, cam thảo và phòng phong mỗi thứ 6g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị cỏ mực, nam hoàng bá, kinh giới và cam thảo đất mỗi thứ 16g, huyền sâm, đương quy, chi tử và phòng phong mỗi thứ 12g, kim ngân 20g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Dùng kim ngân hoa, cỏ mần trầu, rau má và tang diệp mỗi thứ 20g, tang ký sinh, xương bồ và quả ké mỗi thứ 16g, bạch thược, hoàng cầm, sài hồ, cam thảo mỗi thứ 12g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang. Dùng liên tục cho đến khi mề đay thuyên giảm thì ngưng.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị nam hoàng bá, cỏ mực, thương nhĩ, hạ khô thảo, thổ linh, bồ công anh, kinh giới và rau má mỗi thứ 16g, liên kiều, kim ngân hoa, hoàng cầm và chi tử mỗi thứ 12g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

3. Bài thuốc Đông y trị nổi mề đay thể thấp nhiệt

Mề đay thể thấp nhiệt ít gặp hơn so với thể phong nhiệt và phong hàn. Thể bệnh này do chức năng tỳ vị suy giảm cộng với việc dùng rượu bia thường xuyên khiến thấp nhiệt bị ngăn trở mà gây ra bệnh.

Mề đay thể thấp nhiệt đặc trưng bởi ban da có màu đỏ sạm, nổi liên kết, gần kề và lan nhanh khi gặp gió hoặc khi trời nóng nắng. Ngoài ra, người bệnh còn bị sốt khi về chiều, thân thể mệt mỏi, đại tiện khó, khát nước, mình mẩy nóng bức, nặng đầu, tiểu tiện ít, rêu lưỡi vàng nhớt.

Đối với mề đay thể thấp nhiệt, bệnh nhân nên dùng bài thuốc có tác dụng phương hương hóa thấp để giải căn nguyên và giảm triệu chứng. Bên cạnh đó, có thể gia giảm thêm dược liệu tùy theo chứng bệnh.

  • Chuẩn bị: Bội lan (cho sau), xích thược, hoạt thạch, linh bì và hoàng cầm mỗi thứ 10g, hoắc hương (cho sau), sinh cam thảo và hậu phác mỗi thứ 6g, kim ngân hoa và bồ công anh mỗi thứ 15g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.
  • Nếu đại tiện khó đi, gia thêm chỉ thực, tân lang, phòng phong và sơn tra than. Trong trường hợp nặng về phong tà víp lấp gia thêm địa phu tử và bạch tiễn bì.

4. Bài thuốc Đông y chữa mề đay thể thực tích

Mề đay thể thực tích là thể bệnh khá phổ biến, xảy ra do ăn phải thực phẩm dị ứng như dị ứng hải sản, đậu phộng hoặc các loại thức ăn lạ. Thể mề đay này đặc trưng bởi tình trạng da nổi ban sẩn có màu đỏ hoặc trắng, dai dẳng và lâu khỏi.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng như đại tiện không thuận (lúc tiêu chảy, lúc khó đi), bụng cồn cào, buồn nôn, ngực đầy, chán ăn, ăn uống kém,…

chữa mày đay bằng đông y
Mề đay thể thực tích xảy ra do ăn phải thực phẩm dị ứng như đậu, tôm, đậu,…

Với mề đay thể thực tích, Đông y dùng bài thuốc có tác dụng sơ phong thanh nhiệt và hòa trung thông đạo để giải căn nguyên và triệu chứng.

  • Chuẩn bị: Kê nội kim, tiêu tân lang, địa phu tử, tiêu sơn tra, tiêu mạch nha, xích thược, phục linh và cúc hoa mỗi thứ 10g, ngân hoa 12g, sao chỉ xác 6g và bạch tiễn bì 15g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, đổ nước vào sắc đặc. Chia nước sắc thành 2 – 3 lần và dùng hết trong ngày. Dùng bài thuốc đều đặn cho đến khi mề đay lặn hoàn toàn, ăn uống và đại tiện bình thường thì ngưng.

Lưu ý khi chữa bệnh mề đay bằng Đông y

Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao và lành tính hơn so với tân dược nhưng thực tế, thuốc Đông y vẫn có thể gây ra rủi ro và tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức.

điều trị mề đay bằng đông y
Nên áp dụng các bài thuốc Đông y trị mề đay đều đặn và thường xuyên để nhận thấy cải thiện rõ rệt

Do đó trước khi áp dụng cách chữa này, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không tự ý áp dụng bài thuốc Đông y chữa mề đay mẩn ngứa theo kinh nghiệm dân gian. Để đạt hiệu quả cao, nên tìm gặp bác sĩ để được bắt mạch, xác định thể bệnh và áp dụng bài thuốc phù hợp. Thực tế ở từng bệnh nhân, thầy thuốc sẽ hiệu chỉnh liều lượng dược liệu tương ứng với tình trạng bệnh lý. Do đó, tự ý áp dụng bài thuốc thường không mang lại hiệu quả cao.
  • Nên sử dụng thuốc Tây nếu mề đay có mức độ nặng, tiến triển nhanh và đi kèm với các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng. Vì có tác dụng khá chậm nên điều trị theo Đông y chỉ thích hợp với mề đay có mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Hiệu quả của thuốc Đông y phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa. Nếu không nhận thấy hiệu quả khi áp dụng, nên thông báo với thầy thuốc để xem lại chẩn đoán ban đầu và thay thế bài thuốc trong trường hợp cần thiết.
  • Mề đay là phản ứng da tương đối lành tính và ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần – đặc biệt là ở người có hệ miễn dịch kém và cơ địa nhạy cảm. Do đó, bệnh nhân nên loại trừ căn nguyên gây bệnh (nhiễm lạnh, dùng thức ăn gây dị ứng, tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi, dùng rượu bia,…) để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
  • Để tăng hiệu quả điều trị, nên ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Bên cạnh đó, nên áp dụng thêm một số cách trị mề đay tại nhà như chườm mát, dùng thảo dược tự nhiên,… để giảm ngứa ngáy, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc.

Chữa mề đay bằng các bài thuốc Đông y được đánh giá là phương pháp an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả lâu dài, ít tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Do đó, bệnh nhân nên trao đổi với thầy thuốc/ bác sĩ để lựa chọn được hướng điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng của mề đay khiến...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp...

Xem chi tiết

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người sau khi quan hệ là dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay. Tình trạng này có thể xảy ra do dị ứng mồ hôi, bao cao su, dị...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa