Nội dung chính

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi quyết định có nên tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ hay không. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Bị nổi mề đay sau sinh là do đâu?

Phụ nữ trong thời gian mang thai và sau khi sinh có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Chính vì thế, mẹ bỉm dễ gặp nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng nổi mề đay. Mề đay mẩn ngứa xuất hiện dày đặc sau khi sinh không chỉ làm mẹ bỉm khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh.

Mặc dù được đánh giá mức độ nguy hiểm không cao, tuy nhiên nếu mẹ bỉm không biết cách khắc phục đúng cách có thể khiến mề đay nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia, hiện tưởng nổi mề đay sau sinh thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ không thể sinh thường mà cần mổ hở thì hậu sản sẽ dễ bị mề đay hơn những phụ nữ khác. 

Các triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát sau khi sinh từ 1 – 3 tháng. Điển hình là tình trạng xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, gây ngứa, sưng trên bề mặt da. Bệnh hình thành bởi phản ứng dị ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng. Mề đay có 2 mức độ là mề đay cấp và mãn tính.

Phụ nữ sau khi trải qua sinh nở có nhiều biến đổi về nội tiết tố. Song song đó là sự suy yếu hoạt động của hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể dễ bị kích ứng hơn. Những yếu tố chính khiến mề đay xuất hiện ở phụ nữ sau sinh như:

Bị nổi mề đay sau sinh là do đâu?
Sau khi sinh nội tiết tố của phụ nữ thay đổi nhiều làm gia tăng nguy cơ nổi mề đay
  • Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến cho sức đề kháng kém.
  • Mẹ bỉm trở nên nhạy cảm với thực phẩm gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ngáy trên bề mặt da.
  • Bị dị ứng khi sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm sau khi sinh, đặc biệt là thai phụ sinh mổ.
  • Một số tác dụng phụ khi mẹ bỉm sử dụng huyết thanh, thuốc bổ.
  • Cơ địa quá mẫn với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn, nấm mốc,…
  • Thức khuya chăm con, bị stress, ngủ không đủ giấc,…ảnh hưởng đến nội tiết, sản sinh ra các phản ứng tự miễn.
  • Mẹ bỉm bị côn trùng cắn, dị ứng với sự thay đổi của thời tiết, môi trường sống.
  • Mắc phải những bệnh lý liên quan, trong đó điển hình là tình trạng suy giảm chức năng gan.

Đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau khi sinh. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng các triệu chứng khó chịu do mề đay gây ra có thể ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và quá trình chăm con.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nhiều mẹ bỉm khi gặp phải tình trạng này đều có thắc mắc liệu mẹ bị nổi mề đay thì có nên cho con bú không? Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, mề đay về bản chất không phải là bệnh lý có thể lây nhiễm nên việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, mề đay không truyền từ mẹ sang con qua con đường tiếp xúc ngoài da nên mẹ có thể yên tâm việc mình bị nổi nhiều mẩn đỏ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Mẹ bỉm có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ khi bị nổi mề đay.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Mề đay không lây nhiễm qua tiếp xúc da, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Việc chất lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng có thể là do nguyên nhân mẹ bỉm sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng tắc tuyến sữa. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc tân dược có nguy cơ gây hại cho não bộ của trẻ rất cao, mẹ bỉm phải hết sức lưu ý vấn đề này. 

Các chuyên gia cảnh báo, sản phụ sau sinh bị mề đay không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc Tây y, việc nuôi con bằng sữa mẹ phải ngưng tạm thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bởi, trường hợp trẻ bú sữa mẹ có lẫn một số dược tính từ thuốc, lâu dần tích tụ lại có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới cân nặng, hệ thần kinh của trẻ. Vì thế, nếu mẹ bỉm đang bị mề đay hãy tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Biểu hiện bất thường của trẻ sau khi bú

Tình trạng mề đay mẩn ngứa hình thành trên da của mẹ bỉm có thể là do dị ứng thức ăn gây ra. Vì thế, khả năng cao con sau khi bú sữa cũng xảy ra tình trạng dị ứng tương tự như của mẹ. Do đó, sau khi cho trẻ bú, mẹ bỉm nên quan sát các phản ứng của trẻ để kịp thời can thiệp khi cần thiết.

Trường hợp nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Chẳng hạn như tình trạng bé quấy khóc không rõ nguyên do sau khi bú, hắt hơi, chảy nước mũi, tiêu chảy, khó khăn khi thở, người xuất hiện nốt mẩn, phát ban. Ngoài ra, một số trường hợp, trẻ còn bị sưng mắt, môi, miệng nếu bị dị ứng sữa mẹ.

Biểu hiện bất thường của trẻ sau khi bú
Trường hợp mẹ ăn phải thực phẩm gây dị ứng khiến nổi mẩn đỏ, trẻ sau khi bú cũng có nguy cơ dị ứng tương tự

Để phòng tránh những nguy cơ không mong muốn, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Trường hợp bé bị dị ứng với thành phần dinh dưỡng có trong sữa, mẹ bỉm cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống để đảm bảo chất lượng sữa cho con.

Phải làm sao khi bị nổi mề đay trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ?

Khi gặp phải tình trạng nổi mề đay, mẹ bỉm có thể áp dụng những mẹo chữa mề đay đơn giản tại nhà để cải thiện, giảm ngứa ngáy, khó chịu. Cách chườm nóng với nước ấm hoặc muối rang được nhiều chị em áp dụng khá hiệu quả.

Ngoài ra, nhằm giúp phòng ngừa nguy cơ con bú sữa bị kích ứng nổi mề đay, mẹ bỉm cần kiêng cữ một số thực phẩm như hải sản, thịt bò, trứng, đậu phộng,…Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng chúng lại là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng cho cơ thể nhất. Song song đó, mẹ bỉm nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường đề kháng.

Những dạng thuốc chữa mề đay bằng tân dược có thể gây ra những tác dụng phụ cho mẹ và bé. Do đó, khi bị nổi mề đay, mẹ bỉm không nên tự ý mua và sử dụng nếu chưa thông qua thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Thay vào đó, các mẹ có thể lựa chọn các cách điều trị mề đay bằng đông y, sử dụng các loại lá thảo dược thiên nhiên để giảm ngứa, mẩn đỏ tại nhà.

Thảo dược thiên nhiên có thành phần dược tính an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ. Đồng thời, chi phí thực hiện cũng không quá đắt đỏ nên được nhiều bà mẹ tin dùng. Dưới đây là một vài cách chữa dân gian phổ biến. Mẹ bỉm nên lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe và cơ địa để có được kết quả khắc phục mề đay tốt nhất:

Mẹo chữa mề đay sau sinh bằng lá kinh giới:

Kinh giới được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề viêm nhiễm ngoài da, côn trùng cắn, mẩn ngứa mề đay,…Theo Đông y, loại cây này có tính ấm, vị cay, công dụng giúp phế can. Chính vì thế, mẹ bỉm có thể tận dụng lá kinh giới điều trị mề đay, khắc phục triệu chứng khó chịu ngoài da. Thực hiện đơn giản như sau:

Phải làm sao khi bị nổi mề đay trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ?
Sử dụng lá kinh giới cải thiện tình trạng mề đay an toàn cho mẹ bỉm sau sinh
  • Mẹ bỉm hái khoảng 100g lá kinh giới, sau đó rửa và ngâm với nước muối pha loãng, rửa thêm nhiều lần nữa để đảm bảo diệt khuẩn, loại bỏ bụi bẩn bám trên lá.
  • Để lá kinh giới ráo nước rồi thái thành từng đoạn nhỏ, đem sao nóng.
  • Cho một ít muối hạt vào, tiếp tục sao cho đến khi thấy lá kinh giới ngả vàng. 
  • Mẹ bỉm nên sao trên lửa nhỏ vừa phải, không nên để lá bị cháy đen.
  • Sau khi sao vàng, mẹ đổ tất cả lá kinh giới và muối vào một cái khăn mỏng.
  • Cho hỗn hợp bay hơi bớt rồi chườm nhẹ nhàng lên vị trí da đang bị mề đay ngứa.
  • Khi thấy hỗn hợp nguội có thể sao lại và lặp lại thao tác chườm để cải thiện mề đay.
  • Mỗi ngày áp dụng 1 – 2 lần, kiên trì một thời gian sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.

Giảm ngứa mề đay sau sinh bằng lá tía tô:

Một trong những thảo dược khác được nhiều chị em sử dụng khi mắc bệnh mề đay khi nuôi con bằng sữa mẹ là lá tía tô. Không chỉ là món rau quen thuộc trong nhiều bữa ăn, lá tía tô còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Trong loại cây này có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm và những dạng vitamin, khoáng chất khác giúp thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương ngoài da. Chính vì thế, mẹ bỉm có thể sử dụng lá tía tô chữa mề đay ngay cả khi đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Tham khảo ngay công thức chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản sau:

Phải làm sao khi bị nổi mề đay trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ?
Chữa mề đay sau sinh với lá tía tô đơn giản, an toàn cho mẹ bỉm tại nhà
  • Sử dụng khoảng 200g lá tía tô, rửa sạch để cho ráo nước.
  • Sau đó mẹ bỉm vò nhẹ lá rồi cho vào nồi đun với 1 – 2 lít nước.
  • Khi nước sôi thì vớt bỏ bã, phần nước để nguội.
  • Uống nước lá tía tô mỗi ngày, kiên trì trong 1 tháng sẽ cải thiện tình trạng mề đay.
  • Bên cạnh sử dụng nước nấu để uống, mẹ bỉm có thể làm nhuyễn lá tía tô rồi đắp lên vùng da đang bị ngứa để có được kết quả tốt hơn.

Chữa mề đay sau sinh bằng lá trà xanh:

Lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp diệt khuẩn, kháng viêm,…hỗ trợ cải thiện tình trạng mẩn ngứa do mề đay cho mẹ bỉm an toàn tại nhà. Không những thế, cách thức này còn giúp bổ sung collagen, ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm, giúp mẹ bỉm có làn da khỏe mạnh. Thực hiện theo cách đơn giản:

  • Mẹ bỉm sử dụng 100g lá trà xanh, rửa nhiều lần với nước.
  • Sau đó cho vào nồi nấu cùng với 3 lít nước.
  • Đến khi sôi thì nhỏ lửa, nấu thêm vài phút cho tinh chất có trong lá trà hòa vào nước.
  • Sử dụng nước nấu lá trà để nguội còn âm ấm tắm và rửa vùng da đang bị mề đay mỗi ngày,
  • Phần lá có thể tận dụng đắp ngoài da hỗ trợ điều trị.
  • Một số chị em sử dụng lá trà xanh hãm với nước sôi uống hàng ngày cũng giúp tình trạng ngứa ngáy cải thiện đáng kể. Mẹ bỉm có thể tham khảo và áp dụng biện pháp đơn giản này tại nhà.

Ngoài những loại nguyên liệu dễ tìm, tốn ít chi phí nhưng mang lại hiệu quả kể trên, mẹ bỉm có thể thay thế bằng các thảo dược khác. Chẳng hạn như củ gừng có tính ấm giúp giảm viêm, giảm ngứa; lá khế giúp giảm sưng, xoa dịu cơn khó chịu ngoài da; lá rau má làm mát cơ thể, thải độc,…

Phải làm sao khi bị nổi mề đay trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ?
Mẹ bỉm nên duy trì chế độn sinh hoạt, ăn uống khoa học để sớm cải thiện chứng mề đay

Vì là thảo dược thiên nhiên nên việc áp dụng mẹo chữa dân gian không mang lại hiệu quả tức thời. Ngoài ra, phương pháp tại nhà chỉ phù hợp cho các mẹ bỉm bị mề đay ở thể nhẹ, chưa có triệu chứng nặng nề. Trường hợp chuyển biến thành mề đay mãn tính, có nguy cơ ảnh hưởng đến bé, mẹ nên can thiệp điều trị với biện pháp y khoa chuyên sâu hơn.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề: “Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Cũng trong bài viết này, một số cách thức giảm ngứa và mẩn đỏ tại nhà với biện pháp dân gian được giới thiệu để bạn đọc có thêm sự lựa chọn. Tùy theo tình trạng và nguyên nhân dẫn đến mề đay sau sinh mà các mẹ chọn phương án sao cho phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,... Bệnh khiến người...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay mẩn ngứa cần kiêng gì là vấn đề được bệnh nhân quan tâm. Bởi một số yếu tố có thể khiến mề đay lan rộng, ngứa ngáy dữ dội và tiến...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng với protein trong tôm, cua, mực, nghêu,... Tình trạng này thường bùng phát đột ngột, ồ ạt trong vài...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe