Nổi Mề Đay Khi Uống Thuốc Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Thế Nào?
Nổi mề đay khi uống thuốc là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị dị ứng với các hoạt chất trong thuốc (kể cả tân dược, thuốc đông y, vitamin, khoáng chất,…). Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ loại thuốc nào nhưng gặp nhiều hơn khi dùng kháng sinh nhóm beta-lactam (chiếm hơn 50%) và thuốc chống viêm không steroid.
Mề đay mẩn ngứa là gì?
Có thể nói, mề đay mẩn ngứa là tình trạng da liễu phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tình trạng này là phản ứng ngoài da khi cơ thể bị dị ứng bởi các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Mề đay có cơ chế tương đối phức tạp nhưng luôn có vai trò của histamine – chất trung gian gây dị ứng.
Thông thường, histamine tồn tại dưới dạng không hoạt tính với liên kết tĩnh điện histamine – heparine. Tuy nhiên khi có dị nguyên, phức hợp histamine sẽ bị phá vỡ. Histamin tự do được phóng thích vào da, dẫn đến hiện tượng giãn mao mạch trung bì, tăng tính thẩm của mạch máu và kết quả là hình thành các mảng, sẩn cục kèm nóng rát (ít gặp), ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội.
Vì sao cơ thể nổi mề đay khi uống thuốc?
Mề đay có thể bùng phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, sử dụng thuốc là tác nhân gây bùng phát bệnh tương đối phổ biến. Theo các chuyên gia, hiện tượng nổi mề đay sau khi uống thuốc xảy ra do cơ thể dị ứng với các hoạt chất trong thuốc.
Dị ứng thuốc là tình trạng hệ miễn dịch “nhạy cảm” với các thành phần có trong thuốc, hoàn toàn không liên quan đến liều lượng và thời gian sử dụng. Do đó, phản ứng nổi mề đay thường xuất hiện ngay từ lần đầu sử dụng. Trên thực tế, dị ứng thuốc có biểu hiện ngoài da tương đối đa dạng. Trong đó, mề đay là dạng tổn thương thường gặp và có mức độ nhẹ nhất.
Nổi mề đay sau khi uống thuốc chỉ xảy ra ở một số cá thể nhất định. Tình trạng này không phụ thuộc vào liều lượng, thời gian điều trị mà chủ yếu do “cơ địa dị ứng”. Do đó, mặc dù cùng dùng 1 loại thuốc với liều lượng giống nhau nhưng chỉ có một vài trường hợp bị dị ứng và mức độ dị ứng cũng không có sự đồng nhất ở các cá thể. Cơ địa dị ứng là yếu tố có tính chất di truyền và là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,…
Ngoài ra, nguy cơ dị ứng thuốc cũng có tác dụng lên khi có các yếu tố thuận lợi sau:
- Cơ địa dị ứng
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng thuốc
- Dùng phối hợp nhiều loại thuốc
- Cơ thể đang bị nhiễm trùng cũng có thể làm tăng rối loạn đáp ứng miễn dịch với các loại thuốc điều trị
- Dùng thuốc quá hạn sử dụng khiến cấu trúc thuốc bị biến đổi, kích thích phản ứng dị ứng
- Xem Thêm: 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng Dứt Ngay Cơn Ngứa [MẸO HAY KHÔNG NÊN BỎ QUA]
Các loại thuốc có nguy cơ gây dị ứng, nổi mề đay
Tất cả các loại thuốc đều có thể gây dị ứng và làm bùng phát mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên, một số loại thuốc có khả năng dị ứng cao như:
- Kháng sinh, đặc biệt là nhóm penicillin
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), đặc biệt là Aspirin
- Vaccine
- Thuốc chống co giật, chống động kinh (Carbamazepine)
- Thuốc ảnh hưởng đến hệ tim mạch như vitamin B1 dạng tiêm, vitamin C, lidocain, novocain
- Thuốc điều trị bệnh gout (Allopurinol)
- Thuốc chứa các thành phần tá dược có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây dị ứng khi đạt đến nồng độ nhất định như arsen, vàng, thủy ngân,…
- Chế phẩm chứa thảo dược tự nhiên như mã tiền, cà độc dược
Dị ứng thuốc gây nổi mề đay không phải là tác dụng phụ của thuốc mà là tai biến xảy ra khi điều trị (chiếm khoảng 5%). Tuy nhiên, tỷ lệ có thể cao hoặc thấp hơn tùy theo loại thuốc sử dụng.
Nhận biết nổi mề đay sau khi uống thuốc
Nổi mề đay sau khi uống thuốc thực chất là phản ứng do histamine được phóng thích vào niêm mạc trung bì. Ngoài các biểu hiện trên da, mề đay cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng ở mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hóa,… do histamine gây phù nề kết mạc, niêm mạc thanh quản và cơ trơn đường tiêu hóa.
Nổi mề đay do dị ứng thuốc có thể khởi phát đơn độc hoặc đi kèm với hiện tượng phù mạch (hay còn gọi là phù Quincke).
1. Nổi mề đay đơn độc
Đa phần các trường hợp dị ứng thuốc đều chỉ gây nổi mề đay đơn độc. Khác với mề đay do tiếp xúc, mề đay do dị ứng thuốc thường bùng phát ở phần thân mình sau đó lan tỏa ra các chi, cổ và vùng mặt. Đối với thuốc bôi và thuốc tiêm, mề đay xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với thuốc và lan tỏa ra phạm vi rộng theo thời gian.
Các dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do dị ứng thuốc:
- Xuất hiện mề đay ngay từ lần đầu tiên dùng thuốc, thường khởi phát sau khoảng vài phút đến vài chục phút. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nổi mề đay sau vài ngày dùng thuốc.
- Da nổi các sẩn hoặc mảng màu hồng, có hình tròn, bầu dục hoặc hình dáng không xác định.
- Các sẩn, ban do mề đay có hình dáng và kích thước rất đa dạng, có thể mọc san sát nhau hoặc liên kết tạo thành từng mảng lớn
- Sẩn ngứa có bờ tròn, nổi cộm, sờ vào cứng chắc, không đi kèm với mụn mủ hay mụn nước
- Thường gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, một số trường hợp còn có cảm giác châm chích và nóng rát hoặc nóng bừng.
Thực tế, nổi mề đay sau khi uống thuốc có hình thái, biểu hiện lâm sàng tương tự với các dạng mề đay khác. Tuy nhiên, mề đay do dị ứng thuốc có thể khởi phát muộn sau khoảng vài ngày. Do đó nếu không chú ý, bệnh nhân không thể nhầm lẫn với mề đay do các tác nhân vật lý hoặc do tiếp xúc với các chất kích ứng, dị ứng.
- Xem Thêm: Tự Nhiên Bị Nổi Mề Đay Khắp Người Là Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Biện Pháp Xử Lí Kịp Thời, Hiệu Quả
2. Mề đay kèm phù mạch (phù Quincke)
Mề đay kèm theo phản ứng phù mạch là tình trạng ít gặp hơn so với mề đay đơn độc. Phù mạch hay phù Quincke là phản ứng sưng nề da, niêm mạc và tổ chức dưới da một cách đột ngột, ảnh hưởng chủ yếu đến những vùng da có mô liên kết lỏng lẻo như mi mắt, môi, má, cổ và cơ quan sinh dục.
Nhận biết nổi mề đay kèm phù mạch sau khi dùng thuốc:
- Xuất hiện các biểu hiện thực thể và cơ năng của mề đay
- Đi kèm với dấu hiệu phù mạch như sưng nề mí mắt, môi, vùng da quanh miệng, tay chân, cơ quan sinh dục
- Mề đay kèm phù mạch thường gây ngứa nhẹ kèm theo hiện tượng tê bì và căng đau do các dây thần kinh nhỏ bị dịch tỳ đè, chèn ép
- Phù mạch gây sưng nề da nhưng thường không có giới hạn rõ như mề đay. Khi ấn vào không có cảm giác cứng chắc, ngược lại tổn thương màu hồng có xu hướng chuyển sang màu tái nhợt. Đây là dấu hiệu giúp phân biệt mề đay và phù Quincke.
- Mề đay phù mạch còn có thể gây phù thanh quản dẫn đến các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, nghẹn cổ họng, buồn nôn, choáng váng,…
So với mề đay đơn độc, mề đay kèm phù mạch có mức độ nghiêm trọng hơn. Ở một số trường hợp, tình trạng này có thể chuyển biến nặng dẫn đến sốc phản vệ – một dạng tai biến dị ứng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.
3. Các triệu chứng đi kèm khác
Ngoài những biểu hiện trên da, mề đay sau khi uống thuốc còn có thể đi kèm với một số dấu hiệu khác như:
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Khó thở kiểu hen
- Tiêu chảy
- Mắt ngứa đỏ
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như hội chứng Stenvens-Johnson, hội chứng Lyell, khó thở, tím tái, choáng váng và trụy tim mạch. Trong trường hợp này, nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được xử lý kịp thời.
- Xem Thêm: Bệnh Mề Đay Cần Kiêng Những Gì? Nên Ăn Gì Và Lưu Ý Giúp Giảm Ngứa, Mau Lành
Nổi mề đay khi uống thuốc có nguy hiểm không?
Nổi mề đay sau khi uống thuốc là phản ứng dị ứng của cơ thể với hoạt chất có trong các loại thuốc. Tình trạng này được xếp vào phản ứng dị ứng type 1. Tức là phản ứng miễn dịch kiểu trung gian có sự tham gia của kháng nguyên IgE. Sau đó, nồng độ IgE trong máu tăng phá vỡ phức hợp histamine và giải phóng chất trung gian dị ứng vào da, niêm mạc.
Ngoài mề đay, phản ứng này còn đi kèm với hiện tượng phù mạch, hen suyễn và các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa khác. Mức độ của các triệu chứng này không phụ thuộc nhiều vào liều lượng sử dụng mà chủ yếu bị chi phối bởi cơ địa của từng người.
Khác với các tác nhân thông thường, mề đay do thuốc có thể chuyển biến nặng gây sốc phản vệ và tử vong. Do đó, nếu nhận thấy mề đay đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, buồn nôn, nôn mửa, choáng váng, tím tái,… nên gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được xử lý sớm, sốc phản vệ có thể gây hạ huyết áp, suy hô hấp và tử vong.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp nổi mề đay do thuốc có mức độ nhẹ và tự thuyên giảm sau 24 giờ mà không cần điều trị. Phản ứng dị ứng ở mỗi cá thể là hoàn toàn khác nhau. Do đó, mức độ triệu chứng và thời gian điều trị mề đay sau khi dùng thuốc không có tính đồng nhất do phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Cách xử lý nổi mề đay mẩn ngứa khi uống thuốc
Nổi mề đay mẩn ngứa khi uống thuốc là tai biến khi điều trị, ảnh hưởng đến khoảng 5% bệnh nhân. Tình trạng này có thể thuyên giảm nhanh nhưng cũng có khi tiến triển nặng, đe dọa đến trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.
Để xử lý nổi mề đay mẩn ngứa, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách khắc phục sau:
1. Chủ động ngưng thuốc
Phản ứng dị ứng có thể nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục sử dụng thuốc. Bởi hệ miễn dịch có xu hướng đối kháng với “dị nguyên” bằng cách sản sinh kháng nguyên tương ứng (IgE). Do đó, tiếp tục sử dụng thuốc có thể khiến nồng độ IgE trong máu tăng cao, tăng giải phóng histamine vào da và làm nghiêm trọng mề đay mẩn ngứa cùng với một số triệu chứng đi kèm.
Vì vậy ngay sau khi nổi mề đay do thuốc, nên ngưng sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn. Sau đó, cần thông báo với bác sĩ để được điều trị triệu chứng (nếu cần) và thay thế bằng một loại thuốc khác. Tự ý ngưng thuốc hẳn có thể khiến bệnh chuyển biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần thay thế bằng các loại thuốc có tác dụng tương tự trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, dị ứng thuốc thường có mối liên hệ giữa các loại thuốc cùng nhóm. Tức là nếu cơ thể dị ứng với Aspirin sẽ có nguy cơ dị ứng với các loại thuốc cùng nhóm NSAID. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý thay thế thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Xem Thêm: Top 20+ Cách Trị Nổi Mề Đay Mẫn Ngứa Tại Nhà: Giảm Ngứa, Rát Cực Hiệu Quả [ĐỪNG BỎ LỠ]
2. Sử dụng thuốc điều trị
Tương tự như mề đay do những nguyên nhân khác, nổi mề đay khi uống thuốc có thể phải sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tai biến. Tùy theo mức độ dị ứng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một trong những loại thuốc sau:
- Thuốc kháng dị ứng: Thuốc kháng dị ứng (thuốc kháng histamine H1) là loại thuốc điều trị mề đay thông dụng. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế histamine ở thụ thể H1 từ đó làm giảm các triệu chứng do histamine gây ra như ban đỏ, sẩn, mảng ngứa trên da, đồng thời giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và một số triệu chứng đi kèm khác.
- Corticoid đường uống: Corticoid là thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống dị ứng và kháng viêm. Thuốc có thể được dùng nếu mề đay đi kèm với hiện tượng phù mạch và có nguy cơ chuyển biến thành sốc phản vệ. Mặc dù không mang lại cải thiện lâm sàng quá rõ rệt và rủi ro tiềm ẩn cao nhưng corticoid đường uống vẫn được sử dụng để ngăn ngừa tai biến dị ứng.
- Epinephrine: Epinephrine là thuốc đường tiêm có tác dụng tương tự như hormone Adrenalin. Thuốc được sử dụng khi mề đay đi kèm khó thở, hạ huyết áp, choáng váng và có các dấu hiệu sốc phản vệ. Epinephrine có tác dụng tăng huyết áp, tăng lực co bóp của cơ tim và kích thích cơ quan hô hấp nhẹ. Thuốc có thể hồi sức tim và phổi, từ đó phòng ngừa tử vong do sốc phản vệ.
- Các loại thuốc khác: Ngoài ra tùy thuộc vào triệu chứng đi kèm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác. Để tránh hiện tượng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc – kể cả các loại thuốc không kê toa và thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, động vật.
- Xem Thêm: Mề Đay Cholinergic Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không? Mề Đay Cholinergic Có Chữa Được Không?
Tuy nhiên, những trường hợp dị ứng thuốc gây nổi mề đay này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Hơn nữa, mức độ dị ứng sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo. Do đó để tránh được những rủi ro không mong muốn khi sử dụng thuốc Tây trong điều trị mề đay, người bệnh nên chuyển qua sử dụng các loại thuốc nam có nguồn gốc chiết xuất từ những loại thảo dược tự nhiên để đem lại hiệu quả tốt và sự an toàn nhất.
- Xem Thêm: Tại Sao Bị Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm? Làm Thế Nào Để Điều Trị [Lời Khuyên Hữu Ích Từ Chuyên Gia]
Mấy cái thuốc chống dị ứng như Epinephrine trong bài dùng có ok không các bác, em cũng mua mấy loại ở ngoài tiệm thuốc tây uống nhưng ko biết có thuốc nào giống với mấy thuốc ở trên bài viết ko
Mấy thuốc này nó là thuốc điều trị chung liên quan đến mề đay do thuốc rồi nên kiểu gì dược sĩ cũng kê cho bạn nhưng thuốc trên thôi. Mấy thuốc này nó cũng chỉ trị triêu chứng dùng trong lúc khẩn cấp thôi nếu lâu dài điều trị ko tốt lắm