Nổi mề đay kiêng gì hay nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý không chỉ giúp giúp quá trình điều trị tiến triển nhanh chóng mà còn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những việc cần tránh cũng như những thực phẩm người bệnh cần kiêng và nên ăn trong quá trình điều trị.
Nổi mề đay kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?
Nổi mề đay là một phản ứng tự nhiên của các mao mạch dưới da trước sự xâm nhập của các dị nguyên bên trong và bên ngoài cơ thể. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là các nốt mẩn đỏ trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy và khó chịu kéo dài.
Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe, nổi mề đay vẫn có thể tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Theo chuyên gia, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp với cơ thể.
Bởi lẽ nếu không kiêng kem đúng cách, các tổn thương trên da sẽ tiến triển nặng, dễ tái phát và rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy nổi mề đay kiêng gì và ăn gì là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh.
- Xem Thêm: Bị Ngứa Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì Cho Mau Khỏi? Top 7 Loại Lá Tắm Dễ Kiếm, Cực Hữu Hiệu Bạn Không Nên Bỏ Qua
Các dị nguyên bên ngoài
Bị nổi mề đay kiêng gì là cần thiết nhất? Yếu tố đầu tiên là các dị nguyên có khả năng gây kích ứng da dẫn đến chứng nổi mề đay. Tùy theo từng trường hợp, những dị nguyên này có thể là phấn hoa, bụi, lông động vật,… hoặc các tác nhân trực tiếp gây dị ứng và nổi mề đay khác.
Khi tiếp xúc với da, những tác nhân này sẽ kích thích quá trình sản sinh Histamin, khiến lượng Histamin trong máu tăng, da nổi mẩn đỏ, khô rát và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Theo các chuyên gia, người bệnh nên đến gặp các chuyên gia da liễu ngay khi có những biểu hiện đầu tiên để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Không dùng tay gãi
Cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng nổi bật nhất ở các bệnh nhân bị nổi mề đay. Nhiều trường hợp, tình trạng này diễn ra cả đêm lẫn ngày, khiến người bệnh hết sức khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ nhiều đêm.
Khi có cảm giác ngứa, phản ứng thông thường của người bệnh là dùng tay gãi. Tuy nhiên, chính hành động này lại là nguyên nhân khiến da bị tổn thương và ngứa nhiều hơn.
Bởi lẽ, theo các chuyên gia, việc dùng tay chà xát sẽ gây ra các vết thương hở, vết loét, khiến vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào da dễ dàng hơn. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết và viêm mô tế bào da
Chính vì vậy, việc hạn chế các hành động cào gãi gây tổn thương da là câu trả lời không thể thiếu cho vấn đề nổi mề đay kiêng gì.
Tránh ánh nắng với cường độ cao
Để trả lời câu hỏi nổi mề đay nên kiêng những gì, nhiều chuyên gia đã đề cập đến anh nắng mặt trời. Cụ thể, ánh nắng ngoài trời có chỉ số tia UV cao không chỉ khiến da thâm sạm mà còn là tác nhân khiến các tổn thương trên da tiến triển nặng hơn.
Theo các chuyên gia, nhiệt lượng và tia UV trong ánh nắng trời kích thích quá trình bài tiết bã nhờn và mồ hôi trên da, đồng thời làm bay hơi lớp nước – dầu tự nhiên trên bề mặt da. Do đó, làn da của bạn sẽ trở nên yếu, nhạy cảm và dễ bị kích ứng nổi mề đay mãn tính hơn.
Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian tia UV có cường độ mạnh (10:00 – 16:00). Nếu bắt buộc phải ra ngoài, người bệnh nên sử dụng những loại kem chống nắng lành tính, kết hợp với các dụng cụ che chắn như khẩu trang, áo chống nắng,…
Kiêng gió
Người bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết và dị ứng môi trường cần kiêng ra gió trong quá trình điều trị bệnh. Bởi lẽ, môi trường bên ngoài chứa nhiều tạp chất và tác nhân gây dị ứng, những dị nguyên này có thể theo gió tiếp xúc với da khiến bệnh chuyển nặng hơn.
Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ra ngoài trong quá trình điều trị, nếu có lý do bắt buộc, bạn nên dùng các vật dụng như khẩu trang, áo dài tay,… để che chắn một cách kỹ lưỡng.
Tránh lạm dụng các loại thuốc bôi ngoài da
Nổi mày đay kiêng gì tốt nhất? Câu trả lời là bạn cần tránh lạm dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay đều sử dụng những loại thuốc có thành phần chứa Histamin và Corticoid.
Nếu người bệnh sử dụng không đúng mức, vượt quá liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Thậm chí khiến da mỏng và yếu hơn, làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên trên da.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với một số thành phần trong thuốc, tình trạng nổi mề đay sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn. Vì vậy, với câu hỏi bị nổi mề đay kiêng những gì, người bệnh cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc, tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ.
- Xem Thêm: Khám Phá Ngay 11+ loại Thuốc Đặc Trị Nổi Mề Đay An Toàn, Hiệu Quả Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Bị nổi mề đay phải kiêng gì và ăn gì tốt nhất?
Bên cạnh câu hỏi nổi mề đay kiêng gì, những thực phẩm nên tăng cường và cần tránh trong quá trình điều trị cũng là điều được nhiều người quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp da phục hồi nhanh hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Vậy nổi mề đay kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia, người bị nổi mề đay cần hạn chế ăn những thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu chất đạm bao gồm hải sản, thịt bò, thịt chó,… Nhóm thực phẩm này có hàm lượng Protein cao, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến chất độc tích tụ lại bên trong cơ thể. Ngoài ra, trong một số thực phẩm có thể chứa “Protein lạ”, là tác nhân khiến bệnh nổi mề đay bùng phát nặng hơn.
- Nổi mề đay không nên ăn gì – cần tránh xa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào sử dụng nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các loại mỡ động vật có thể khiến hệ miễn dịch và khả năng chuyển hóa chất của cơ thể bị suy yếu. Việc tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm nêu trên cũng sẽ khiến cơ thể người bệnh tích lũy chất béo, làm tình trạng nổi mề đay ở mặt trầm trọng hơn.
- Thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường muối bao gồm, bánh kẹo, trái cây nhiều đường, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt đóng chai,… Nhóm thực phẩm này có thể kích thích dây thần kinh ngoại biên, khiến các nốt mề đay phát triển trên diện rộng. Bên cạnh đó, việc hấp thụ quá nhiều đường, muối cũng sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da. Từ đó, tình trạng khô ráp và ngứa ngáy cũng ngày càng dữ dội hơn.
- Thực phẩm cay nóng và nhiều gia vị: Các loại gia vị như tiêu, ớt có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng nổi mề đay tiến triển nặng và dễ tái phát hơn.
Nổi mề đay kiêng gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, tuy nhiên bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình điều trị như:
- Thực phẩm chứa nhiều Vitamin A như lươn, gan lợn, gan gà, cá chép, cà chua,… giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào niêm mạc và chữa lành tổn thương da.
- Bị nổi mề đay nên ăn gì – câu trả lời không thể thiếu những thực phẩm giàu Vitamin B như gạo lứt, óc chó, rau xanh, hạt điều,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng đàn hồi tự nhiên của da.
- Thực phẩm giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, táo,… giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
- Xem Thêm: Mề Đay Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhanh [Bác Sĩ Giải Đáp]
Lời khuyên từ chuyên gia cho người bị nổi mề đay
Trên thực tế, đa số các trường hợp bị nổi mề đay đều lành tính và có thể điều trị hoàn toàn trong thời gian ngắn nếu được chăm sóc đúng cách. Ngoài việc nổi mề đay kiêng gì, ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không để cơ thể mệt mỏi hay rơi vào tình trạng căng thẳng, stress quá mức.
- Chủ động bôi kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần mỗi ngày để duy trì độ ẩm trên bề mặt da.
- Uống đủ 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày tùy vào cơ địa của mỗi người.
- Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không chà xát da quá mạnh khiến các vết thương bị hở và lở loét nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu sau một thời gian, bệnh không có tiến triển, bệnh nhân cần tìm đến các phương pháp điều trị đặc hiệu để dứt điểm bệnh.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi nổi mề đay kiêng gì hay nổi mề đay có cần kiêng gì không và có thêm gợi ý để loại bỏ tình trạng này một cách dứt điểm, tránh tái phát.
- Xem Thêm: [MẸO 0 ĐỒNG] Công Dụng “Thần Kỳ” Của Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay Ít Ai Biết