Mề đay mãn tính là một dạng bệnh dị ứng da liễu không rõ nguyên nhân gây bệnh mang khiến cuộc sống và công việc bệnh nhân bị ảnh hưởng. Bài chia sẻ hôm nay sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng, phương pháp điều trị và cách chăm sóc đúng để hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Mề đay mãn tính là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Mề đay mãn tính là một dạng của bệnh mày đay có tổn thương kéo dài trên 6 tuần. Đặc trưng của bệnh lý này là da có hiện tượng nổi sẩn màu hồng, đỏ, trắng nhạt, phát ban gây ngứa ngáy kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu”.
Bệnh mề đay mãn tính vô căn rất phổ biến, có khoảng 20% dân số trên thế giới mắc bệnh này. Đa số các trường hợp bị mày đay đều có xu hướng thuyên giảm trong khoảng thời gian 6 tuần. Và chỉ có 5% bị mày đay kéo dài, tái phát nhiều lần trên 6 tuần.
Bệnh mề đay mãn tính có điểm gần giống với cấp tính, bệnh nhân chỉ có những tổn thương trên bề mặt da, trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể chiếm tỉ lệ rất ít.
Theo lương y Tuấn, các triệu chứng nổi mề đay mãn tính thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và tái phát khi có điều trị thuận lợi. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, suy giảm mức độ tập trung và chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân hàng ngày.
Thống kê của tổ chức y tế ghi lại có khoảng 20 đến 30% trường hợp mắc bệnh có thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính, cụ thể là:
- Do áp lực dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa như sự ma sát với các đồ dùng cá nhân, quần áo, giày dép.
- Do ảnh hưởng từ nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hay quá trình thay đổi đột ngột của khí hậu.
- Do sự giao cảm sau khi tắm, tập thể dục hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột dẫn đến nổi mề đay mãn tính.
- Do cơ thể đã có sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cường độ mạnh dẫn đến nổi mề đay.
- Do tiếp xúc với nước có chất bẩn hoặc chứa thành phần gây dị ứng với cơ thể.
- Do cơ thể dị ứng với một số tác nhân khác như nấm mốc, phấn hoa,…dẫn đến dị ứng nổi mề đay mãn tính.
Bên cạnh các trường hợp mắc bệnh có thể xác định được nguyên nhân thì có khoảng 70 đến 80% bị mề đay mãn tính không thể xác định được nguyên nhân. Tác nhân dẫn đến bệnh lý có thể là do:
- Cơ thể bị nhiễm trùng mãn tính dẫn đến nổi mề đay.
- Người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay.
- Người bệnh đang bị nhiễm xoắn khuẩn helicobacter pylori.
- Người bệnh đã có tiền sử bệnh lý nền ung thư, hệ miễn dịch yếu làm tăng nguy cơ bị bệnh mề đay.
- Chức năng gan, thận hoạt động kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay.
- Người bệnh đang có vấn đề về tuyến giáp hoặc mắc các bệnh tự miễn khác.
- Xem Thêm: Bị Mề Đay Có Lây Không Và Liệu Có Tự Khỏi? Tất Tần Tật Thông Tin Người Bệnh Cần Lưu Tâm
Triệu chứng của bệnh mề đay mãn tính
Hình thái tổn thương của mề đay mãn tính cơ bản giống với giai đoạn mề đay cấp tính. Tuy nhiên tiến triển của bệnh diễn biến khá chậm, mức độ lan tỏa ít, người bệnh chỉ có cảm giác ngứa âm ỉ.
Do đó bạn cần chủ động nhận biết và phát hiện triệu chứng mề đay mãn tính sớm để có thể tìm cách xử lý. Cụ thể, lương y Tuấn cho biết các biểu hiện của bệnh lý như sau:
- Da có các nốt sẩn ngứa, phát ban xuất hiện và kéo dài hơn 6 tuần.
- Khu vực bị nổi mề đay có cảm giác ngứa âm ỉ, ngứa nhẹ.
- Đa phần các trường hợp mắc bệnh mề đay mãn tính đều là người trưởng thành, đặc biệt là nữ giới.
- Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị mề đay kèm theo sốt, phù mạch ở môi, mí mắt, …
Các tổn thương ngoài da do mề đay mãn tính gây ra chính là hệ quả hệ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể đã tạo ra kháng thể IgE. Các kháng thể này sẽ kích thích giải phóng chất trung gian histamin dẫn đến dị ứng, bùng phát các triệu chứng lâm sàng.
Nổi mề đay giai đoạn mãn tính có nguy hiểm không?
Nhiều người bệnh nghĩ, mề đay mãn tính là giai đoạn nặng hơn của bệnh mày đay nên sẽ gây nguy hiểm. Nhưng ý kiến chuyên gia cho biết bệnh lý này ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Các triệu chứng của mề đay mãn tính chỉ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, ngoại hình, cuộc sống và tạo ra các trở ngại tâm lý khi bệnh nhân tiến hành giao tiếp.
Tuy nhiên lương y Tuấn khuyên mọi người không nên chủ quan, cần tìm phương pháp chữa trị mề đay mãn tính khi có các biểu hiện bất thường. Nếu áp dụng sai cách xử lý hoặc điều trị chậm trễ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Thâm nhiễm da: Bệnh nhân có xu hướng cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến da dày sừng và bị thâm nhiễm.
- Chàm hóa: Do da bị nổi mề đay kèm theo dày sưng, nứt nẻ, khô ráp sẽ dẫn đến chàm hóa. Biến chứng này gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, để lại sẹo và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Ngoài ra, mề đay mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nồng độ IgE tăng lên kích thích các phản ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, chàm,…
- Xem Thêm: Mề Đay Sắc Tố Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Đúng Cánh Như Thế Nào? [Bác Sĩ Giải Đáp]
Cách điều trị bệnh mề đay mãn tính
Nếu có các triệu chứng nổi mề đay mãn tính, bệnh nhân cần chủ động di chuyển đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, phát hiện nguyên nhân và được bác sĩ tìm phương pháp điều trị bệnh.
Trước khi chỉ định cách trị mề đay mãn tính, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng, kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu như lấy da xét nghiệm với dị nguyên, ANA, IgE, marker viêm gan,… Sau khi xác định được nguyên nhân chính xác, quá trình chữa trị sẽ đơn giản hơn, mang đến hiệu quả cao.
Điều trị mề đay mãn tính theo phương pháp Tây y
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị mề đay mãn tính nên các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các loại thuốc kết hợp để cải thiện triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh.
Một số loại thuốc dùng điều trị mề đay mãn tính gồm có:
- Thuốc kháng histamin chữa bệnh mề đay mãn tính làm giảm cảm giác ngứa ngáy và sưng viêm. Chú ý, nhóm thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như mất tập trung, buồn ngủ.
- Thuốc trị bệnh mề đay mãn tính có chứa corticoid chống dị ứng, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng trong quá trình điều trị. Loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn với sự chỉ định của bác sĩ nếu thuốc kháng histamin không đáp ứng hiệu quả.
- Thuốc chữa bệnh mề đay mãn tính leukotriene – một hoạt chất trung gian kích thích phản ứng dị ứng. Bác sĩ sẽ dùng loại thuốc này kết hợp với thuốc kháng histamin không đáp ứng tốt.
- Thuốc điều trị mề đay mãn tính ức chế miễn dịch để cải thiện các triệu chứng của bệnh mày đay vô căn và do bệnh tự miễn. Chú ý, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng vì vậy phải có sự cân nhắc trước khi dùng.
- Thuốc chữa bệnh mề đay mãn tính vô căn omalizumab để ức chế kháng thể IgE, giảm hàm lượng histamin giải phóng dưới da nhằm cải thiện nhanh các triệu chứng.
Trường hợp bị nổi mày đay báo hiệu nguy cơ xuất hiện bệnh lý tiềm ẩn nào đó mà các loại thuốc trị mề đay mãn tính thông thường gần như không có tác dụng. Nếu có sự nghi ngờ bệnh nhân cần chủ động đến cơ sở y tế để khám, kiểm tra để tìm ra cách xử lý.
- Xem Thêm: Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng Dứt Ngay Cơn Ngứa [MẸO 0 ĐỒNG]
Điều trị bệnh mề đay mãn tính tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tân dược để điều trị bệnh, có không ít người đã lựa chọn sử dụng mẹo dân gian trị mề đay tại nhà. Phương pháp này thường sẽ dùng ngay các loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.
Ưu điểm của cách trị mề đay tại nhà là tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để cải thiện triệu chứng bệnh, đảm bảo sự an toàn, hỗ trợ giảm biểu hiện ngoài da, ngăn ngừa bệnh mề đay dẫn đến biến chứng.
Dưới đây lương y Tuấn sẽ tư vấn một số mẹo dân gian dùng để chữa mề đay mãn tính, bạn có thể tham khảo:
Mẹo chữa bệnh mề đay bằng cây chó đẻ
Cây chó đẻ được dùng nhiều để chữa bệnh mề đay bởi loại thuốc nam dược này có công dụng tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn rất tốt. Bài thuốc điều trị từ nguyên liệu này thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá cây chó đẻ tươi làm sạch kỹ lưỡng rồi mang đi giã thật nhuyễn.
- Làm sạch vùng da bị mề đay cần điều trị rồi đắp hỗn hợp lá đã chuẩn bị lên trong 30 phút rồi làm sạch với nước là được.
Mẹo chữa mề đay mãn tính bằng lá trầu
Thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng lớn hoạt chất với công dụng kháng viêm, kiểm soát và chống lại những tác nhân gây nổi mề đay đồng thời làm giảm nhanh cơn ngứa do bệnh gây ra.
Cách dùng lá trầu để chữa mề đay như sau:
- Chuẩn bị một lượng lá trầu không tươi vừa đủ dùng sau đó làm sạch thật kỹ rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước.
- Nước lá trầu không sau khi nấu xong thì dùng để tắm hàng ngày, phần bã còn lại dùng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da đang bị ngứa. Áp dụng bài thuốc thường xuyên các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện dần.
Mẹo chữa bệnh mề đay bằng lá hẹ ở nhà
Lá hẹ có những công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh mề đay như giải độc, chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra các thành phần có trong dược liệu này còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin B hỗ trợ làm sạch và phục hồi da.
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ đủ dùng, làm sạch sau đó cắt thành từng khúc nhỏ.
- Cho lá hẹ đã chuẩn bị xong cho vào chảo nóng để sao sau đó gói vào khăn sạch để chườm lên vùng da bị mẩn ngứa cần điều trị.
Mẹo chữa mề đay mãn tính với gừng tươi
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng gừng tươi để loại bỏ các triệu chứng khi nổi mề đay. Trong nguyên liệu này có chứa hàm lượng lớn chất Gingerol chống oxy hóa mang đến công dụng ức chế vi khuẩn, chống lão hóa và kháng viêm.
Cách chữa mề đay với gừng tươi thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 50g gừng tươi làm sạch, bỏ phần vỏ ngoài rồi thái thành từng lát mỏng.
- Cho gừng cùng với ½ bát giấm trắng, 100g đường phèn để nấu trong thời gian 10 phút.
- Hỗn hợp thu được để nguội và uống dần trong ngày, chia uống từ 3 đến 4 lần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 1 thìa nước cốt để hòa chung với 70ml nước ấm và uống hết.
- Lưu ý, mẹo chữa bệnh này không nên dùng cho bệnh nhân đang bị tiểu đường.
Mẹo chữa bệnh dân gian có hiệu quả theo từng cơ địa của mỗi người. Nếu bạn áp dụng không đạt kết quả tốt hoặc có biểu hiện lạ hãy ngừng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh nêu trên, người bệnh nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài nắng, gió, hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Mề đay mãn tính là bệnh lý dai dẳng, khó chữa, gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn nên sớm thăm khám kỹ càng, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, đồng thời lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp.
- Xem Thêm: Top Các Loại Thuốc Trị Mề Đay Mẩn Ngứa Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Nhanh, Được Chuyên Gia Khuyên Dùng Nhất Hiện Nay
Nhà thuốc đmđ làm việc từ thứ mấy đến thứ mấy thế? Có làm cuối tuần không?
nhà thuốc làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật luôn đấy ông anh. Qua đấy khám thì nhớ đặt lịch trước để được ưu tiên khám sớm nhé chứ thường bệnh nhân đến khám đông lắm, nhất là cuối tuần, không đặt lịch là ngồi đợi hơi lâu đó
Đúng rồi, trước khi đến khám thì đặt lịch trước để qua khỏi phải chờ lâu. Đợt tôi đến khám mà quên đặt lịch nên phải ngồi đợi gần tiếng, cuối tuần thấy dân tỉnh họ lên khám khá đông, đặt lịch thì bạn vào link này mà đặt
Có ai thử chữa dị ứng bằng cách tắm nước lá trầu chưa? Cho tui xin chút review với
Này nhìn dơn giản mà cũng khá hiệu quả đó bạn. Hồi lúc trước mình bị dị ứng có ra vườn hái một rổ lá trầu đem vào nấu nước tằm khoảng 2 tuần liên tiếp thấy đỡ ngứa rát, đỡ khó chịu hẳn luôn, dùng cách này đỡ phải tốn tiền mua thuốc uống hehe
Mùi gừng khi uống chắc nồng lắm đúng không? Có cách nào giảm bớt mùi hăng của nó không?
Mùi của gừng hăng thiệt nhưng mà dùng mẹo này hiệu quả nhanh lắm đó, lúc trước em bị dị ứng pha uống liên tục tầm khoảng 1 tuần mà giảm ngứa, giảm nổi mẩn đáng kể luôn
Ráng dùng thôi ông ơi, bịt mũi nhắm mắt rồi uống cái ực là xong rồi chứ không có cách nào làm giảm mùi hăng của gừng đâu, với uống gừng còn giúp làm ấm bụng, ăn ngon miệng hơn nữa dđó
Không biết thuốc dị ứng bên đỗ minh đường trẻ nhỏ có dùng được không? Con em hỗm về ngoại chơi nghịch có vài bông hoa mà bị dị ứng nổi mẩn đỏ chi chít khắp tay, chân, mặt. Mới đầu em cũng định ra nhà thuốc mua mấy liều thuốc tây uống cho mau khỏi cơ mà nghe bảo dùng nhiều sẽ ảnh hưởng sức khỏe bé lắm nên em định chuyển qua dùng thuốc nam cho bé xem sao. Anh chị nào cho bé nhà mình dùng rồi cho em xin chút review với
Trẻ nhỏ vẫn dùng được thuốc này đó chị, thuốc chủ yếu là dược liệu tự nhiên, lành tính với lại cũng không có trộn tân dược gây tác dụng phụ nên là mọi lứa tuổi đều dùng được luôn đấy, chị đưa con qua khám r nghe bác sĩ tư vấn xem sao
Đợt con em bị dị ứng với tôm em cũng mua thuốc mề đay đỗ minh cho bé dùng. Dùng hết liệu trình khoảng tầm 2 tháng tình trạng dị ứng của bé cải thiện đáng kể lắm luôn. Trộm vía bé dùng thuốc nam ở đó hợp hay sao í mà tối ngủ bé ngủ ngon giấc và còn ăn uống ngon miệng, tăng cân nữa chứ
@HÀ 1999 Chị ơi cho em hỏi mùi vị của thuốc có dễ uống không ạ? Tại con em ghét mấy loại thuốc đắng đắng, cứ mỗi lần đưa nó uống là nó khóc, nhõng nhẽo dữ lắm
Thuốc này tui nghĩ trẻ con uống ổn, k lo đâu, vị thuốc cũng k bị đắt ngắt hay nồng, tui uống còn chả bao h pha ra nước mà toàn xúc ăn trực tiếp luôn. Thuốc ở dạng cao r nên dễ uống hơn dạng sắc nước nhiều ấy
lúc pha thuốc các chế pha thạt nhiều nước rồi bỏ thêm đường thử đi coi bé dùng được không, em thấy mấy mom khác mách dùng mẹo đó thấy cũng ổn ổn, cho 1 xíu đường thui