Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng của mề đay khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng công việc, cuộc sống. Ngoài ra, khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây hại có thể tái phát bệnh bất cứ lúc nào.
Bệnh mề đay có lây không?
Nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy khi cơ thể xảy ra phản ứng chống lại các tác nhân dị ứng. Người bệnh có thể bị dị ứng khi thời tiết thay đổi, khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, thức ăn,…
Khi đó, cơ thể có sự nhầm lẫn chúng là những tác nhân gây hại, phóng thích ra nhiều histamin dẫn đến tình trạng mề đay. Ngoài việc dị ứng với các yếu tố tác động từ bên ngoài, trường hợp người có vấn đề về gan cũng thường gặp phải hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
Với những nguyên nhân gây bệnh cơ bản trên, việc bệnh mề đay lan lan từ người sang người là không thể xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng nổi mề đay có thể tăng cấp độ từ mề đay cấp tính sang mề đay mãn tính khi gặp điều kiện thuận lợi.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, tác nhân gây bệnh thường vì cơ địa của người bệnh quá mẫn cảm, kết hợp với việc tiếp xúc dị nguyên bên ngoài, không liên quan đến vi khuẩn, virus. Do đó, bệnh mề đay không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, đối với cơ thể người bệnh, mề đay hoàn toàn có thể lan từ vùng này sang vùng khác nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp. Trường hợp bệnh chuyển nặng, vùng da bị tổn thương lan rộng, viêm nhiễm có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng cuộc sống và sức khỏe.
Bệnh mề đay có di truyền không?
Mặc dù không có yếu tố truyền nhiễm nhưng theo nghiên cứu, bệnh có khả năng di truyền giữa các thành viên cùng huyết trong gia đình. Thống kê cho thấy, trong số bệnh nhân mắc bệnh mề đay đến thăm khám da liễu đều do nguyên nhân từ di truyền.
Vì thế, nếu trong gia đình bạn có người bị mề đay sẽ có nguy cơ di truyền từ đời cha mẹ sang cho con cái. Tuy nhiên, tỷ lệ di truyền khá thấp chỉ chiếm khoảng 5% đến 7% trong tổng số bệnh nhân. Đa phần người bị dị ứng, nổi mẩn đỏ là do dị ứng các tác nhân từ bên ngoài hoặc suy yếu chức năng gan.
Tình trạng nổi mề đay có thể tự khỏi sau 1 – 4 ngày nếu ở thể nhẹ. Trường hợp chuyển nặng, mề đay nguy cơ cao lan sang nhiều vùng da khác hay toàn bộ cơ thể. Do đó, bạn nên nhận biết và có biện pháp điều trị sớm.
- Xem Thêm: [Giải Đáp Thắc Mắc] Bị Nổi Mề Đay Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Điều Trị An Toàn, Hiệu Quả Nhanh
Mức độ nguy hiểm của bệnh mề đay
Vậy, giải đáp cho thắc mắc: “Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không?”, câu trả lời đã có trong nội dung trên. Bên cạnh đó, nhiều người còn quan tâm đến mức độ nguy hiểm của bệnh mề đay. Theo các chuyên gia, triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của mề đay khiến nhiều người gặp trở ngại trong cuộc sống.
Hầu hết mọi người đều có xu hướng cào gãi để giảm ngứa. Tuy nhiên, hành động này lại làm cho vùng da bị mẩn đỏ trầy xước dẫn đến nhiễm trùng, để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ. Không những thế, trường hợp không điều trị, mề đay cấp tính có thể chuyển sang mãn tính. Khi đó, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian của người bệnh.
Bệnh mề đay khi biến chứng có thể gây ra những vấn đề như:
- Làm sưng mạch khí quản, họng khiến người bệnh khó thở, nghẹt thở,…
- Ảnh hưởng cho hệ thống tiêu hóa, người bệnh thường xuyên bị đau quặn bụng, buồn nôn và tiêu chảy,…
- Người bệnh có nguy cơ bị giãn mạch nếu bệnh mề đay chuyển biến xấu. Ngoài ra, huyết áp cũng có nguy cơ tụt giảm đột ngột, dẫn đến choáng váng, ngất.
- Trường hợp mề đay ảnh hưởng đến não, người bệnh có thể bị phù nề não khá nguy hiểm.
- Thậm chí, một vài trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện nhiều nốt mề đay.
Bệnh có thể dễ dàng điều trị nếu phát hiện và can thiệp sớm. Tuy nhiên, khi đã chuyển nặng, nguy cơ tái phát cao gây ra những hệ quả khôn lường cho cuộc sống và sức khỏe.
- Xem Thêm: Hé Lộ Cách Tận Dụng Gừng Chữa Mề Đay Đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất Ngờ [Xem Ngay Kẻo Lỡ]
Biện pháp phòng ngừa bệnh mề đay tái phát
Có nhiều biện pháp điều trị chứng mề đay như sử dụng thuốc bôi, uống theo chỉ định của bác sĩ, áp dụng mẹo chữa mề đay bằng dân gian,…Tuy nhiên, khi đã thấy bệnh thuyên giảm, bạn không nên chủ quan vì khả năng tái phát khá cao khi cơ thể quá mẫn và tiếp xúc với dị nguyên.
Do đó, chủ động phòng ngừa tái phát là việc cần thiết. Theo đó, bạn đọc nên lưu ý những vấn đề sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, bụi, xà phòng chứa hóa chất,…
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột, tránh để bị côn trùng đốt,…
- Chăm sóc da, dưỡng ẩm, chống nắng khi đi ra ngoài. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp, ưu tiên những loại có thành phần thiên nhiên, nhẹ dịu. Hạn chế dùng sản phẩm dưỡng có thành phần hóa chất mạnh dẫn đến khô da, mẫn cảm gây dị ứng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất, hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể như tôm, cua, đậu phộng,…
- Rèn luyện thói quen tập thể dục, thể thao vừa sức, đây là yếu tố giúp bạn bảo vệ sức khỏe dẻo dai, tăng đề kháng, củng cố hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu nhận thấy có nguy cơ bệnh tái phát bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn khắc phục.
Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc này. Mặc dù không phải là chứng bệnh đặc biệt nghiêm trọng nhưng nếu chủ quan, mề đay vẫn có nguy cơ gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe và cuộc sống. Do đó, bạn đọc nên sớm điều trị và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để phòng tránh nguy cơ tái phát.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh Mề Đay Cần Kiêng Những Gì Cho Nhanh Khỏi? Lời Khuyên Hữu Ích Từ Chuyên Gia [Xem Ngay Để Phòng Tránh]