Cách chữa mề đay bằng gừng là mẹo dân gian đơn giản, lành tính và dễ thực hiện. Nhờ thành phần và dược tính đa dạng, các mẹo chữa từ thảo dược này có thể giảm nhẹ tình trạng nổi sẩn đỏ, phát ban, đồng thời đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
Có nên dùng gừng chữa mề đay không?
Mề đay (mày đay) là một dạng tổn thương da thường gặp, bùng phát khi cơ thể bị dị ứng. Mày đay đặc trưng bởi hiện tượng da ngứa ngáy, nóng đỏ, nổi các sẩn, mảng cứng chắc và phát ban. Mề đay thường không gây nổi mụn nước và mụn mủ như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa hay các bệnh da liễu khác.
Mề đay là tình trạng tự giới hạn, thường có thể thuyên giảm sau khoảng vài giờ đến vài tuần. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Mức độ ngứa tăng lên đáng kể khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, căng thẳng thần kinh, tỳ đè, gãi cào lên da liên tục,…
Để kiểm soát ngứa ngáy và giảm nhẹ tình trạng nổi sẩn, mảng trên da, nhân dân thường sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, lá khế, chè xanh, gừng tươi,… Trong đó, cách chữa mề đay bằng gừng là cách điều trị mề đay tại nhà đơn giản được nhiều bệnh nhân áp dụng.
Theo ghi chép từ y học cổ truyền, gừng tươi (sinh khương) có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng hành khí, giải biểu, tán phong hàn, sát trùng và chống viêm. Gừng có hiệu quả trong việc giảm đau họng, dứt cơn ho và nâng cao đề kháng. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, các mẹo chữa bệnh từ thảo dược này có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân ngoại sinh.
Bên cạnh đó, gừng cũng đã được nghiên cứu và công nhận hiệu quả trên phương diện khoa học. Cụ thể, hoạt chất Gingerol, Zingerol và Cineol trong củ gừng được chứng minh có hiệu quả kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm tự nhiên. Nhờ thành phần và dược tính đa dạng, các mẹo chữa từ gừng có thể giảm nhẹ tình trạng nổi sẩn, mảng, phát ban, ngứa ngáy và khó chịu.
Gừng là nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao, dễ sử dụng và chi phí thấp. Hơn nữa, đây cũng là loại gia vị quen thuộc, luôn có sẵn trong căn bếp. Do đó nếu mề đay gây ngứa ngáy nhẹ, bạn có thể tận dụng thảo dược này để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên cần tránh tình trạng phụ thuộc quá mức vào các mẹo chữa dân gian. Trong trường hợp mề đay bùng phát mạnh, ồ ạt và gây ngứa ngáy dữ dội, khó thở, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
- Xem Thêm: Bị Nổi Mề Đay Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Khỏi? Những Lưu Ý Người Bệnh Cần Lưu Tâm
Thử ngay 5 cách chữa mề đay bằng gừng ngay tại nhà
Dân gian lưu truyền khá nhiều mẹo chữa mề đay bằng gừng. Điểm chung của các mẹo chữa này là cách thực hiện đơn giản, độ an toàn khá cao và có thể mang lại cải thiện rõ rệt nếu áp dụng đều đặn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu, cần lựa chọn cách thực hiện phù hợp với cơ địa, triệu chứng và nguyên nhân gây nổi mề đay.
Nếu đang có ý định dùng gừng chữa mề đay mẩn ngứa, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản sau:
1. Tắm nước gừng tươi giảm ngứa do mề đay
Gừng tươi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với đặc tính tiêu viêm, chống nấm và kháng khuẩn. Sử dụng gừng nấu nước tắm giúp giảm ngứa, tiêu các sẩn và mảng do mề đay mẩn ngứa gây ra. Ngoài ra theo quan niệm từ y học cổ truyền, gừng có khả năng tán phong hàn và giải độc. Tắm nước gừng ấm có thể khắc phục mề đay do lạnh hoặc do ăn phải các loại thực phẩm có vị tanh, tình hàn như cua, tôm, mực,…
Bên cạnh đó, gừng tươi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho làn da. Áp dụng cách chữa này đều đặn 1 lần/ ngày giúp giảm nhẹ các triệu chứng mề đay mẩn ngứa, đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi và tái tạo của làn da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 50g gừng tươi, đem rửa sạch và để ráo (không nên gọt bỏ vỏ)
- Sau đó, thái mỏng gừng thành từng lát và đun sôi 1.5 lít nước
- Đến khi nước sôi thì cho gừng vào, tắt bếp và đậy kín nồi trong 5 – 10 phút để tinh chất từ gừng tiết ra hoàn toàn
- Đổ nước gừng vào thau, hòa thêm nước mát để tắm
- Có thể thêm 2 thìa cà phê muối biển để tăng hiệu quả tiêu viêm, sát trùng
Bên cạnh tác dụng giảm mề đay, tắm nước gừng còn giúp cải thiện phát ban da, ngứa ngáy và mẩn đỏ do dị ứng thời tiết.
2. Ngâm rửa với nước gừng tươi và muối biển
Cả gừng tươi và muối biển đều có đặc tính tiêu viêm, sát trùng và giảm ngứa. Vì vậy, bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để giảm nhẹ tình trạng nổi sẩn, phát ban và ngứa ngáy do mề đay gây ra. Cách ngâm rửa nước gừng tươi và muối biển thích hợp với mề đay ở tay hoặc chân do ma sát với đồng hồ, giày dép hoặc do tiếp xúc với côn trùng, thực vật.
Ngoài tác dụng giảm ngứa, mẹo chữa này còn có hiệu quả sát trùng, chống nấm và ức chế vi khuẩn. Do đó, áp dụng cách chữa từ muối và gừng tươi thường xuyên có thể hạn chế nguy cơ nhiễm nấm ở kẽ chân và kẽ tay.
Cách thực hiện mẹo chữa mề đay bằng gừng và muối:
- Rửa sạch khoảng 3 – 4 củ gừng, sau đó xắt thành từng lát mỏng
- Đun sôi khoảng 1 lít nước và cho gừng vào
- Tắt bếp, đậy kín nắp trong 10 – 15 phút để tinh dầu từ gừng tiết ra bên ngoài
- Sau đó, cho vào 2 thìa muối biển, khuấy đều và đổ ra thau
- Hòa thêm nước mát vào đến khi nước có nhiệt độ ấm vừa phải
- Dùng nước ngâm vùng da tay và da chân bị nổi mề đay trong 5 – 10 phút
- Sau cùng, dùng khăn khô thấm sạch
Mẹo chữa mề đay bằng gừng tươi và muối mang lại cải thiện khá rõ rệt nếu áp dụng đều đặn 1 lần/ ngày trong khoảng 3 – 5 ngày.
- Xem Thêm: Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Và Cách Chữa Mề Đay Sắc Tố An Toàn, Hiệu Quả [Không Nên Bỏ Qua]
3. Thoa rượu gừng – Cách chữa mề đay đơn giản
Thoa rượu gừng là một trong những cách chữa mề đay tại nhà theo kinh nghiệm dân gian. Bên cạnh kết hợp với muối biển, gừng tươi còn được nhân dân dùng để ngâm rượu nhằm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ và nổi sẩn do mề đay gây ra.
Ethanol (cồn) trong rượu là thành phần có tác dụng sát trùng, làm mát da và giảm ngứa. Ngay khi thoa lên da, cảm giác khó chịu và bứt rứt sẽ thuyên giảm đáng kể. Hơn nữa, cồn là thành phần dễ bay hơi và chỉ tồn tại trên da trong thời gian ngắn nên rất ít khi gây kích ứng nếu áp dụng lên vùng da lành, không có vết thương hở.
Kết hợp gừng và rượu giúp tăng hiệu quả sát trùng, kháng khuẩn và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, cả hai nguyên liệu này đều có đặc tính gây nóng rát da nhẹ. Do đó, nên tránh thoa rượu gừng lên vùng da có vết thương, vùng da bị nhiễm trùng và hạn chế dùng trên phạm vi rộng.
Cách thực hiện rượu gừng chữa mề đay:
- Chuẩn bị khoảng 100g gừng tươi và 150ml rượu
- Đem gừng rửa sạch, để ráo và cắt thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào bình thủy tinh và đổ đầy rượu vào
- Đậy kín nắp và ngâm trong khoảng vài ngày là dùng được
- Trước khi dùng, làm sạch vùng da cần điều trị với nước và lau khô. Sau đó, thoa rượu gừng lên da để giảm ngứa và làm tiêu sẩn đỏ.
- Để rượu gừng trên da trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước ấm
- Có thể áp dụng cách chữa này nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi da ngứa ngáy nhiều
Theo kinh nghiệm dân gian, mẹo giảm ngứa bằng rượu gừng chỉ thích hợp với những trường hợp mề đay bùng phát do các yếu tố hàn như dị ứng hải sản, dị ứng thời tiết lạnh, nhiễm gió lạnh,… Áp dụng mẹo chữa này trong trường hợp mề đay do nhiệt có thể làm tăng mức độ mẩn đỏ khiến da ngứa ngáy và nóng rát nhiều.
- Xem Thêm: [TỔNG HỢP] Top 7 Loại Thuốc Chữa Mề Đay Của Nhật An Toàn, Bán Chạy Nhất Hiện Nay Trên Thị Trường
4. Uống trà gừng mật ong trị mề đay do dị ứng thức ăn
Mề đay là phản ứng da khi cơ thể bị dị ứng do các tác nhân nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, dị ứng thức ăn – đặc biệt là dị ứng hải sản là tác nhân bùng phát mề đay thường gặp nhất. Đối với mề đay do nguyên nhân này, bạn có thể áp dụng cách chữa từ gừng và mật ong.
Tương tự như gừng tươi, mật ong cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và nâng cao chức năng đề kháng. Uống trà gừng mật ong giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tác nhân từ bên ngoài. Đồng thời hỗ trợ loại bỏ chất dị ứng có trong niêm mạc họng và ống tiêu hóa.
Khác với các mẹo dùng ngoài, uống trà gừng mật ong không giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn và mẩn đỏ mà cải thiện mề đay từ sâu bên trong. Vì vậy, nên áp dụng song song mẹo chữa trong và ngoài để tác động toàn diện đến bệnh lý. Đối với mề đay do dị ứng thức ăn, uống trà gừng mật ong còn giảm nhẹ một số triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Chuẩn bị trà gừng túi lọc hoặc 2 củ gừng tươi
- Với trà túi lọc, dùng trà hãm với 200ml nước sôi trong 10 phút. Sau đó, hòa với mật ong và dùng uống khi trà còn ấm.
- Đối với gừng tươi, đem rửa sạch, để ráo và xắt thành từng lát mỏng. Cho gừng vào tách và hãm với 300ml nước sôi. Đợi từ 10 – 15 phút và thêm mật ong nguyên chất vào, khuấy đều và thưởng thức.
Nên dùng mỗi ngày từ 1 – 2 ly để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng mề đay do dị ứng thức ăn gây ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng mẹo đơn giản này để giảm nhẹ các triệu chứng do dị ứng thời tiết và cảm phong hàn (bệnh cảm lạnh).
5. Bổ sung gừng vào chế độ dinh dưỡng
Gừng là loại gia vị quen thuộc được dùng để gia tăng hương vị và màu sắc của món ăn. Gừng có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng với thành phần dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Bên cạnh các mẹo chữa kể trên, bạn cũng có thể cải thiện mề đay bằng cách thêm gừng vào chế độ dinh dưỡng.
Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi có tác nhân có hại. Ngoài ra với tính ấm, công năng giải độc và chống viêm, dùng gừng cùng với một số loại thực phẩm như hải sản, cá,… có thể giảm nguy cơ dị ứng đáng kể.
Thêm gừng vào chế độ ăn có thể giảm nhẹ triệu chứng của mề đay do dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, mề đay do gió lạnh,… Ngoài ra vào giai đoạn thời tiết thay đổi, tăng cường bổ sung gừng vào các món ăn có thể phòng ngừa mề đay tái phát và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng,…
- Xem Thêm: Khám Phá Ngay Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Đơn Lá Đỏ Trị Mề Đay Không Phải Ai Cũng Biết [Đừng Bỏ Lớ]
Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng gừng trị mề đay
Cách trị mề đay bằng gừng có thể kiểm soát phần nào triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và hỗ trợ làm giảm mẩn đỏ, sẩn ngứa,… trên da. Tuy nhiên để kiểm soát mề đay dứt điểm và hạn chế các rủi ro khi áp dụng, nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Không áp dụng mẹo chữa mề đay bằng gừng nếu bị dị ứng gừng, da lở loét, có vết thương hở hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng (da sưng đỏ, ứ mủ, đau nhức, sốt,…).
- Gừng là nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thảo dược này có vị cay nồng và có thể gây kích ứng ở người sở hữu làn da quá mẫn cảm. Để hạn chế nguy cơ kích ứng và dị ứng, nên thử 1 ít gừng lên vùng da lành trước khi áp dụng cho vùng da bị mề đay mẩn ngứa.
- Cần chú ý ngâm rửa gừng và các nguyên liệu dùng kèm với nước muối. Tránh để nguyên liệu còn bụi bẩn và chất kích ứng dẫn đến tình trạng da viêm đỏ, ngứa ngáy và kích thích mề đay bùng phát mạnh.
- Thực tế, các mẹo chữa từ nguyên liệu tự nhiên có thể không mang lại hiệu quả ở một số trường hợp. Nếu nhận thấy tình trạng ngứa ngáy không thuyên giảm, nên cân nhắc sử dụng thuốc trị mề đay mẩn ngứa theo hướng dẫn của dược sĩ.
- Mề đay là phản ứng của da khi cơ thể bị dị ứng và sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi hệ miễn dịch ổn định. Chính vì vậy song song với các biện pháp cải thiện, nên cách ly và hạn chế tiếp xúc với những yếu tố có thể khiến mề đay bùng phát như kích thích cơ học, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, côn trùng, thực vật,…
- Dù không phổ biến nhưng đã có một số trường hợp nổi mề đay do dị ứng nặng dẫn đến sốc phản vệ và tử vong. Để phòng tránh tai biến, nên chủ động đến bệnh viện nếu nhận thấy mề đay đi kèm với các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng.
Chữa mề đay bằng gừng là mẹo trị bệnh có nguồn gốc từ dân gian, dễ thực hiện và tương đối lành tính. Trong trường hợp mề đay nhẹ, có thể áp dụng các mẹo chữa thảo dược này để giảm bớt tổn thương da và kiểm soát tình trạng ngứa ngáy. Bên cạnh đó, cần chú ý cách ly với yếu tố dị ứng và chăm sóc đúng cách để đẩy lùi bệnh hoàn toàn.
- Tham khảo thêm: Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm Là Gì? Điều Trị Đúng Cách Ra Sao? Lời Khuyên Hữu Ích Từ Chuyên Gia Đầu Ngành