Nội dung chính

Mề đay Cholinergic (mề đay do cholin) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng mề đay bùng phát do tác động của nhiệt độ và mồ hôi. Đây là một trong những thể lâm sàng của nhóm mề đay vật lý và thường gặp ở người từ 10 – 30 tuổi. Mề đay do cholin khó điều trị nhưng có thể thuyên giảm tự nhiên sau khoảng vài năm. 

bệnh mề đay cholinergic là gì
Bệnh mề đay Cholinergic là gì?

Mề đay Cholinergic là gì?

Mề đay Cholinergic (mề đay do cholin) là thể lâm sàng của nhóm mề đay vật lý – thương tổn do mề đay xảy ra bởi sự kích thích và tác động của các yếu tố vật lý. Trong đó, tác nhân chính gây ra mề đay Cholinergic là mồ hôi và nhiệt độ cao. Chính vì vậy, loại mề đay này thường bùng phát sau khi tập thể thao và vận động mạnh.

Ở bệnh nhân bị mề đay do cholin, cơ thể quá mẫn với các kích thích của chất dẫn truyền thần kinh – acetylcholin. Dẫn đến việc tăng giải phóng histamine của tế bào mast và kết quả là xuất hiện tổn thương da do mề đay Cholinergic. Vì có liên quan đến sự nhạy cảm với acetylcholine, mề đay Cholinergic thường xảy ra ở những người có tiền sử phản ứng phản vệ và người mắc bệnh viêm da cơ địa.

Mề đay do cholin là bệnh da liễu khá lành tính và hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát, đặc biệt là khi vận động mạnh khiến cơ thể tăng thân nhiệt và bài tiết mồ hôi quá mức. Do đó, mề đay Cholinergic ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ, sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây mề đay Cholinergic

Trên thực tế, nguyên nhân chính xác gây ra mề đay do cholin vẫn chưa được biết rõ. Trong đó, nhiệt độ và mồ hôi chính là tác nhân kích thích bệnh bùng phát.

1. Cơ chế bệnh sinh

Ở bệnh nhân bị mề đay Cholinergic, làn da có phản ứng quá mẫn với chất dẫn truyền thần kinh – acetylcholine, dẫn đến phản ứng giải phóng histamine của tế bào mast. Histamin trong máu tăng lên khi vận động sinh ra các yếu tố tiền viêm và gây viêm như tryptase, bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan.

Khi các yếu tố này được phóng thích vào lớp trung bì, da xuất hiện các ban đỏ, sẩn cục kèm theo ngứa ngáy và một số triệu chứng toàn thân. Một số giả thuyết cho rằng, mề đay Cholinergic là hệ quả do cơ thể dị ứng với các thành phần có trong mồ hôi. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa được nghiên cứu và chứng minh cụ thể.

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh

Như đã đề cập, mề đay do cholin khởi phát khi có các yếu tố liên quan đến nhiệt và mồ hôi. Dưới đây là một số yếu tố có khả năng kích thích bệnh bùng phát.

bị bệnh mề đay cholinergic
Tập thể dục khiến cơ thể tăng thân nhiệt và tiết nhiều mồ hôi – yếu tố kích hoạt mề đay do cholin bùng phát
  • Nhiệt độ từ môi trường: Nhiệt độ từ môi trường là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát mề đay do cholin. Nhiệt độ cao, nóng ẩm khiến cơ thể tăng thân nhiệt và đổ nhiều mồ hôi, từ đó kích thích phản ứng quá mẫn của da và hệ quả là gây xuất hiện tổn thương da ở dạng ban đỏ, sẩn ngứa. Tuy nhiên trên thực tế, mề đay do cholin cũng có thể bùng phát vào những tháng mùa đông do vận động mạnh sinh ra nhiệt hoặc do tiếp xúc với nhiệt độ cao từ lò sưởi.
  • Tiền sử mề đay: Người có tiền sử nổi mề đay có nguy cơ mắc mề đay do cholin cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do mề đay khiến tế bào mast nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích và dễ giải phóng histamine vào da, niêm mạc khi có tác động.
  • Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng thường nhạy cảm với acetylcholine. Do đó, bệnh nhân bị các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,… thường có nguy cơ bị mề đay do cholin cao hơn bình thường.
  • Chứng giảm tiết mồ hôi lan tỏa tự phát: Giảm tiết mồ hôi tự phát là tình trạng thiếu hụt chức năng thần kinh – tuyến mồ hôi khiến khả năng bài tiết mồ hôi giảm đi đáng kể. Tình trạng này khiến cho cơ thể không điều hòa được thân nhiệt và kích thích phản ứng quá mẫn của da với acetylcholine.
  • Do sử dụng Aspirin: Aspirin là thuốc giảm đau, hạ sốt không kê toa được sử dụng khá phổ biến. Thống kê cho thấy, có đến 52% trường hợp bùng phát mề đay Cholinergic do sử dụng loại thuốc này.
  • Di truyền: Tương tự như các bệnh da liễu khác, mề đay do cholin thường có tính chất gia đình. Nguy cơ mắc bệnh lý này có thể tăng lên đáng kể ở người cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh.
  • Độ tuổi: Mề đay Cholinergic thường ảnh hưởng đến người từ 10 – 30 tuổi. Nguyên nhân được xác định là do độ tuổi này có cường độ vận động cao dẫn đến việc da bài tiết nhiều mồ hôi, tăng thân nhiệt, qua đó kích thích phản ứng quá mẫn của da với acetylcholine.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, mề đay do cholin còn chịu tác động từ một số yếu tố khác như căng thẳng, stress, dùng thức ăn cay nóng, tập thể dục quá mức, vận động mạnh gây ra mồ hôi,…

Nhận biết mề đay Cholinergic (mề đay do cholin)

Các triệu chứng của mề đay Cholinergic thường xuất hiện ngay sau khi cơ thể đổ mồ hôi khoảng vài phút. Bệnh lý này có triệu chứng tương đối điển hình và dễ nhận biết. Ngoài tổn thương da, mề đay do cholin còn gây ra một số triệu chứng toàn thân.

1. Triệu chứng chung

Tương tự như các loại mề đay khác, mề đay Cholinergic là phản ứng viêm ở lớp trung bì của da khi có kích thích. Trong đó, tác nhân chính gây ra thể mề đay này là do nhiệt độ cao và tăng tiết mồ hôi.

bị bệnh mề đay cholinergic
Mề đay do cholin đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện các ban đỏ có kích thước nhỏ kèm châm chích, ngứa ngáy

Các triệu chứng của mề đay do cholin:

  • Sau khoảng vài phút ra mồ hôi, da xuất hiện cảm giác nóng, ngứa ngáy và châm chích
  • Sau đó, nổi các nốt ban đỏ có kích thước nhỏ (dao động từ 1 – 4mm)
  • Xuất hiện quầng sáng rộng ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể (trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân), trong đó tập trung chủ yếu ở tay, chân và thân mình
  • Một số trường hợp chỉ xuất hiện quầng sáng kèm ngứa ngáy, không nổi ban đỏ
  • Ngoài tổn thương da, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như phù mạch, hen, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng và phản ứng phản vệ

Triệu chứng của mề đay do cholin khởi phát nhanh, rầm rộ nhưng nhanh chóng thuyên giảm sau 30 – 60 phút. Sau đó, có thể tái phát triệu chứng tương tự và tự biến mất sau một thời gian nhất định.

2. Phân loại mề đay do cholin

Dựa vào biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân, mề đay Cholinergic được chia thành 4 loại như sau:

  • Mề đay do cholin có dị ứng với mồ hôi
  • Mề đay do cholin tự phát
  • Mề đay do cholin có giảm bài tiết mồ hoi
  • Mề đay do cholin có tắc lỗ chân lông

Mề đay do cholin thường kéo dài trong một vài năm (trung bình khoảng 7.5 năm). Tuy nhiên ở một số bệnh nhân, bệnh có thể kéo dài đến hàng chục năm và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Mề đay Cholinergic có nguy hiểm không?

Mề đay Cholinergic là một trong những thể mề đay vật lý khá phổ biến. Các triệu chứng của bệnh thường bị kích thích bởi mồ hôi và nhiệt độ cao. Không chỉ gây tổn thương da kèm ngứa ngáy, châm chích, bệnh còn đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng,… Mỗi đợt kéo dài từ 30 – 60 phút và có thể lặp lại vài đợt trước khi thuyên giảm hẳn.

Mề đay do cholin rất khó điều trị hoàn toàn. Các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm sau khi dùng thuốc nhưng rất dễ tái phát khi có tếu tố kích thích. Tương tự như các dạng mề đay khác, mề đay Cholinergic gây ngứa nhiều, ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

bị bệnh mề đay cholinergic
Mề đay Cholinergic tái phát nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống

Hơn nữa trong một số trường hợp hiếm gặp, mề đay do cholin có thể kích hoạt phản ứng phản vệ – một phản ứng dị ứng có mức độ nặng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe nếu không can thiệp các biện pháp xử lý và khắc phục. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng vất thường như khó thở, sưng cổ họng, choáng váng,… nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Các phương pháp điều trị mề đay Cholinergic

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị mề đay Cholinergic dứt điểm. Tuy nhiên sau một thời gian bùng phát, bệnh có thể tự biến mất hoàn toàn mà không cần can thiệp các phương pháp y tế. Do đó hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng và tránh các yếu tố kích thích để ngăn bệnh bùng phát.

Để phân biệt với các dạng mề đay khác, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm nghiệm pháp vận động gắng sức có tăng thân nhiệt và đổ mồ hôi để xem xét phản ứng của da. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiêm một số loại thuốc vào da để đánh giá khả năng dung nạp thuốc và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

1. Tránh các yếu tố kích thích

Nhiệt độ và mồ hôi là các yếu tố kích thích mề đay Cholinergic bùng phát. Do đó để giảm tổn thương da và các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần tránh các yếu tố kích thích như:

  • Hạn chế các hoạt động làm tăng thân nhiệt và đổ nhiều mồ hôi – đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm
  • Tránh dùng các loại thức ăn có tính nóng, món ăn chứa nhiều gia vị cay như tiêu, ớt,…
  • Hạn chế tắm nước nóng, xông hơi
  • Kiểm soát stress và căng thẳng. Các yếu tố này có thể khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi và nhạy cảm hơn với acetylcholine
  • Sử dụng Paracetamol thay cho Aspirin để tránh mề đay do cholin bùng phát
  • Mặc quần áo thông thoáng, chất liệu thấm hút tốt để tránh đổ mồ hôi quá mức.

2. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là biện pháp giúp điều trị triệu chứng do mề đay Cholinergic gây ra. Tùy vào mức độ và triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

bệnh mề đay cholinergic là gì
Có thể sử dụng thuốc uống và thuốc tiêm để làm giảm triệu chứng của mề đay do cholin
  • Carbamylcholin 0.002% hoặc Methacholin 0.02%: Thuốc thường được sử dụng ở đường tiêm với dung tích 0.05ml. Nhóm thuốc này có tác dụng đối kháng giao cảm, kích thích thụ thể nicotinic và muscarinic. Sau khi tiêm, các triệu chứng do mề đay Cholinergic có thể thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn.
  • Acid nicotinic pha loãng: Acid nicotinic được pha loãng theo tỷ lệ 1:500 000 hoặc 1:000 000. Thuốc được sử dụng để làm dịu da, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng do mề đay Cholinergic gây ra. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây đổi màu da trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng histamine H1: Tương tự như các thể mề đay khác, mề đay do cholin có đáp ứng tốt với thuốc kháng histamine H1. Các loại thuốc được sử dụng thường mạnh về tác dụng kháng cholinergic và muscarin như Loratadin, Cetirizin và Descloratadin. Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da do mề đay Cholinergic gây ra.
  • Danazol: Danazol là thuốc đồng hóa steroid được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của mề đay do cholin dựa trên cơ chế tăng nồng độ antichymotrypsin.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc kháng IgE (Omalizumab), thuốc chẹn beta (Propranolol), thuốc ức chế miễn dịch và thuốc ức chế leukotrien.

Các loại thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Mặc dù khó điều trị nhưng mề đay do cholin có thể khỏi tự nhiên sau khoảng vài năm mà không cần can thiệp các phương pháp y tế.

3. Chế độ chăm sóc

Mề đay Cholinergic có khả năng tái phát thường xuyên. Do đó song song với việc sử dụng thuốc, bệnh nhân nên kết hợp với một số biện pháp chăm sóc để giảm nguy cơ lạm dụng thuốc.

bị bệnh mề đay cholinergic
Bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như tắm nước mát, chườm lạnh,… để giảm tổn thương da

Một số cách chăm sóc giúp giảm nhẹ triệu chứng của mề đay Cholinergic:

  • Tắm nước mát: Các triệu chứng đỏ rát da, châm chích, ngứa ngáy,… có thể thuyên giảm đáng kể sau khi tắm nước mát. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp giảm nhẹ tình trạng sưng đỏ và giảm số lượng sẩn ngứa đáng kể. Trong trường hợp mề đay do cholin chỉ khu trú ở tay, chân, nên ngâm với nước mát để giảm ngứa và tiêu viêm.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh là một trong những biện pháp đơn giản giúp kiểm soát mề đay Cholinergic. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm có tác dụng co mạch, giảm viêm, châm chích và nóng rát da. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn giúp hạ thân nhiệt và hạn chế bài tiết mồ hôi quá mức.
  • Sử dụng kem dưỡng: Bệnh nhân có thể dùng kem dưỡng chứa methol và một số hoạt chất sát trùng, làm dịu da tự nhiên để giảm tổn thương da. Tuy nhiên, cần làm sạch da trước khi thoa kem dưỡng để tránh nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.

Thực tế, mề đay Cholinergic là bệnh da liễu lành tính, ít đe dọa đến sức khỏe và có thể tự thuyên giảm sau một thời gian bùng phát. Do đó, điều trị bệnh lý này chủ yếu là thực hiện các biện pháp nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa mề đay Cholinergic tái phát

Mề đay Cholinergic là một trong những thể mề đay có nguy cơ tái phát cao – đặc biệt là khi có yếu tố nhiệt độ và mồ hôi. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh lý này gây ra không ít phiền toái trong quá trình sinh hoạt, lao động.

bị bệnh mề đay cholinergic
Bệnh nhân bị mề đay Cholinergic nên bơi lội để tránh tình trạng tăng thân nhiệt và đổ nhiều mồ hôi

Do đó, bệnh nhân nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tái phát như:

  • Tránh các hoạt động thể chất gây tăng thân nhiệt và đồ mồ hôi quá mức. Thay vào đó, có thể bơi lội để hạn chế các yếu tố kích thích mề đay Cholinergic tái phát.
  • Hạn chế xông hơi, tắm nước quá nóng – nhất là khi thời tiết nóng ẩm.
  • Giữ cơ thể mát mẻ, thông thoáng bằng cách mặc trang phục rộng, có chất liệu thấm hút tốt.
  • Hạn chế dùng rượu bia và các món ăn cay nóng.
  • Tránh các yếu tố có khả năng dị ứng, kích ứng như phấn hoa, mủ thực vật, côn trùng, stress, căng thẳng,… Mặc dù không có vai trò kích thích mề đay do cholin bùng phát nhưng các yếu tố này khiến tổn thương da tiến triển nghiêm trọng hơn.

Mề đay Cholinergic là thể lâm sàng thường gặp của nhóm mề đay vật lý. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Do đó, bệnh nhân nên tích cực điều trị và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Nổi bật trong số các phương pháp điều trị hiện nay, không thể không nhắc đến việc điều trị mề đay, mẩn ngứa bằng các bài thuốc nam trong nước. Điển hình phải kể đến là bài thuốc Mề đay Đỗ Minh, không chỉ giúp trị bệnh tận gốc mà còn hỗ trợ người bệnh tăng sức đề kháng, phòng bệnh tái phát.

Xem Thêm: Dứt Ngay Cơn Ngứa Chỉ Với 3 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng Theo Dân Gian Cực Hay

Câu hỏi liên quan

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng với protein trong tôm, cua, mực, nghêu,... Tình trạng này thường bùng phát đột ngột, ồ ạt trong vài...

Xem chi tiết

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người sau khi quan hệ là dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay. Tình trạng này có thể xảy ra do dị ứng mồ hôi, bao cao su, dị...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp

Bình luận (60)

  1. PH Yang says: Trả lời


    Trên các trang báo thấy nhiều ng khen nhà thuốc đỗ minh có bác sĩ Tuấn điều trị mề đay tốt lắm,nhưng k biết có thật hay không? Mọi người có biết thông tin gì về bác sĩ tuấn này không hay ai đã từng điều trị với bác này rồi thì chia sẻ giúp mình với

    1. Nguyễn Thị Kim Loan says:


      Ông bác sĩ tuấn này thì giỏi lắm chị, search tên bác ấy trên mạng là nó ra 1 loạt trên gg luôn, nào là đài vtv, vtc, bác ấy còn được vtv2 mời làm cố vấn y khoa cho chương trình sống khỏe đấy chị. Theo em được biết, nhà bác này hình như có truyền thống làm y 5 đời rồi, kiểu cha truyền con nối, đến đời ông bác sĩ Tuấn là đời thứ 5. Giờ bác ấy là giám đốc chuyên môn của đỗ minh đường luôn, kn hơn 30 năm trong mảng y học cổ truyền rồi. Đây có bài báo nói về bác ấy đây chị, chi tiết lắm, chị xem tham khảo thêm cho rõ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *