Nội dung chính

Cách chữa mề đay ở trẻ em như thế nào để đảm bảo hiệu an toàn và hiệu quả là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm nên thường xuyên mắc phải các bệnh về da liễu. Mề đay gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ bỏ bữa và quấy khóc. Để cải thiện tình trạng này, phụ huynh có thể tham khảo một số cách điều trị mề đay an toàn, hiệu quả dưới đây.

Mề đay gây cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc
Mề đay gây cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc

Top 3 cách chữa mề đay ở trẻ em hiệu quả nhất

Mề đay ở trẻ em khiến phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp. Bởi không chỉ cần đảm bảo yếu tố hiệu quả, phụ huynh cũng cần ưu tiên các giải pháp an toàn, lành tính nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là Top 3 cách chữa mề đay ở trẻ em phổ biến, đem lại hiệu quả cao mà cha mẹ có thể tham khảo.

Chữa mề đay cho trẻ bằng mẹo dân gian đơn giản tại nhà

Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu gần gũi và an toàn cho làn da của trẻ. Nhờ sự tiện lợi cũng như tiết kiệm chi phí, đây được xem là sự lựa chọn ưu tiên của rất nhiều cha mẹ trong việc điều trị mề đay ở trẻ em. Một số mẹo phổ biến mà phụ huynh nên áp dụng là:

Cách chữa mề đay cho trẻ em từ lá chè xanh

Lá chè xanh có vị chát, hơi đắng, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc và tiêu viêm hiệu quả. Do đó, loại lá này thường được sử dụng để chữa các bệnh về da liễu thường gặp như: Rôm sảy, mề đay mẩn ngứa, hăm tã hay vảy nến,…

Thêm vào đó, trong lá chè xanh còn chứa hàm lượng vitamin C, polyphenol và flavonoid dồi dào, từ đó giúp kháng viêm, giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng đỏ da, đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi vết thương nhanh chóng. Việc tắm lá chè xanh được coi là cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn, hiệu quả.

Cách chữa mề đay ở trẻ em từ lá chè xanh an toàn tại nhà
Cách chữa mề đay ở trẻ em từ lá chè xanh an toàn tại nhà

Cách thực hiện:

  • Phụ huynh chuẩn bị một nắm lá chè xanh tươi và ngâm rửa với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
  • Sau đó đun sôi 2 – 3 lít nước rồi cho lá chè xanh vào đun cùng. Tiến hành đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước lạnh cho đến khi nước có nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C thì có thể tắm cho trẻ.
  • Sử dụng lá chè xanh để tắm rửa giúp làm sạch cơ thể trẻ và cải thiện tốt các triệu chứng do mề đay gây ra.
  • Áp dụng mẹo này 1 lần mỗi ngày và liên tục trong 1 tuần sẽ làm giảm nhanh tình trạng mề đay, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ.

Lá trầu không hỗ trợ chữa mề đay ở trẻ nhỏ

Lá trầu không có tác dụng cực kỳ tốt trong việc giảm ngứa, tiêu viêm và sát trùng. Ngoài ra, loại lá này còn giúp cải thiện các triệu chứng như da bị phù nề, viêm đỏ hay nóng rát hiệu quả. Hàm lượng tanin dồi dào trong lá trầu không có tác dụng đáng kể trong việc tiêu viêm, kháng khuẩn và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng da bị tổn thương ở trẻ.

Cách thực hiện sử dụng lá trầu không chữa mề đay như sau:

  • Phụ huynh chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước rồi vò xát nhẹ.
  • Tiếp tục đun sôi 2 – 3 lít nước rồi thả lá trầu vào.
  • Sau đó tắt bếp, hãm trong vòng 10 phút rồi đổ nước ra thau và hòa thêm nước lạnh.
  • Bố mẹ dùng lá trầu không tắm mỗi ngày một lần cho trẻ để làm giảm chứng mề đay mẩn ngứa.

Lưu ý: Lá trầu không có tính nóng cùng vị cay nồng. Bởi vậy, tránh dùng cho trường hợp da trẻ có vết xước và lở loét.

Cách chữa mề đay ở trẻ em từ gel nha đam

Lá nha đam chứa hàm lượng nước, axit amin, khoáng chất và vitamin dồi dào, nên loại thảo dược này có thể được sử dụng để làm giảm một số vấn đề về da liễu như da khô, ngứa, nóng rát, bị bong tróc, phù nề,…

Bên cạnh đó, chất nhầy cùng hoạt chất chống oxy hóa có trong nha đam còn có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương. Từ đó làm giảm mức độ kích ứng và khôi phục hàng rào bảo vệ da hiệu quả. Không chỉ có vậy, loại thảo dược này còn khá lành tính, an toàn khi dùng toàn thân. Bởi vậy, cách chữa mề đay mẩn ngứa tại nhà này luôn được các bậc phụ huynh yên tâm tin tưởng sử dụng.

Cách chữa mề đay ở trẻ em từ gel nha đam được nhiều cha mẹ sử dụng
Cách chữa mề đay ở trẻ em từ gel nha đam được nhiều cha mẹ sử dụng

Cách thực hiện:

  • Cha mẹ chuẩn bị một lá nha đam tươi và cắt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi rửa sạch phần nhựa.
  • Lấy lớp gel trong suốt bên ngoài rồi thoa lên vùng da cần cải thiện cho trẻ.
  • Để yên lớp gel này trên da trẻ trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Mẹo chữa mề đay ở trẻ em bằng mẹo dân gian tại nhà khá an toàn, lành tính, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể. Tuy nhiên, vì thành phần dược tính không cao nên hầu hết cách chữa này chỉ phù hợp sử dụng trong thời gian bệnh mới khởi phát và còn nhẹ. Nếu cha mẹ đã sử dụng phương pháp này cho trẻ trong khoảng thời gian dài mà triệu chứng mề đay ở trẻ vẫn không thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng chữa trị kịp thời.

Đâu là cách chữa mề đay ở trẻ em cho hiệu quả nhanh chóng? Thuốc Tây y

Bên cạnh cách chữa nổi mề đay ở trẻ nhỏ bằng mẹo dân gian tại nhà, cha mẹ có thể sử dụng thuốc Tây y để mang lại hiệu quả điều trị một cách nhanh chóng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, phụ huynh có thể được chỉ định một số loại thuốc như sau:

Đâu là cách chữa mề đay ở trẻ em cho hiệu quả nhanh chóng? Thuốc Tây y
Đâu là cách chữa mề đay ở trẻ em cho hiệu quả nhanh chóng? Thuốc Tây y
  • Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản xuất chất trung gian gây ra các phản ứng nổi mề đay – histamin. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có khả năng đi kèm với một số tác dụng phụ như khô miệng, mệt mỏi, buồn ngủ. Vì vậy, khi sử dụng cho trẻ, phụ huynh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc bôi chứa menthol: Đây là loại thuốc trị nổi mề đay có khả năng làm dịu mát và cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở da một cách đáng kể nhờ hoạt chất menthol có nguồn gốc từ cây bạc hà.
  • Thôi bôi chứa corticoid: Các nhóm thuốc bôi chứa corticoid có ưu điểm nổi bật là làm giảm nhanh triệu chứng viêm da. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên áp dụng cho các ca bệnh nặng bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển của trẻ. Do đó, khi sử dụng phụ huynh cần lưu ý làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Các chất ức chế hệ miễn dịch: Một số chất ức chế hệ miễn dịch phổ biến như Tacrolimus, Cyclosporine, Mycophenolate,… Các loại thuốc này chỉ nên dùng trong trường hợp thật sự cần thiết, bởi chúng thường xảy ra tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, buồn nôn… Phụ huynh có thể được chỉ định sử dụng cho trẻ chất ức chế miễn dịch trong trường hợp trẻ bị nổi mề đay mãn tính.
  • Thuốc hen suyễn dạng tiêm: Các loại thuốc hen suyễn Omalizumab cũng có tác dụng đáng kể trong việc điều trị mề đay. Tuy nhiên, chi phí điều trị bằng phương pháp này thường khá cao, song lại có ưu điểm vượt trội là thuốc không gây tác dụng phụ.

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ, nhất là thuốc dạng uống. Bởi trẻ em là đối tượng rất dễ nhạy cảm với các tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không nên tự ý ngừng hoặc tăng, giảm liều lượng hoặc dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ, mà cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng Chỉ Với 3 Cách Hay Dân Gian Cực Đơn Giản [Mẹo Hay Không Nên Bỏ Qua]

Khi điều trị mề đay cho trẻ cần lưu ý điều gì?

Bệnh mề đay ở trẻ nhỏ dễ dàng bị bùng phát khi gặp các tác nhân thuận lợi. Do vậy, bên cạnh việc điều trị bằng mẹo dân gian, thuốc Tây y hay Đông y, phụ huynh cũng cần chú ý đến một số biện pháp chăm sóc và vệ sinh da cho trẻ. Dưới đây là một vài lưu ý giúp phòng ngừa mề đay hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

  • Phụ huynh nên tắm rửa và vệ sinh da cho trẻ mỗi ngày. Tuyệt đối không sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khi trẻ đang bị mề đay, mẩn ngứa.
  • Cha mẹ nên đóng cửa sổ và hạn chế cho trẻ ra ngoài khi đang bị bệnh để trẻ tránh tiếp xúc trực tiếp với gió lớn.
  • Hạn chế cho trẻ nằm điều hòa trong khoảng thời gian dài khi đang bị nổi mề đay vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Cha mẹ cần chú ý đến con nhỏ thường xuyên, tránh để bé lấy tay cào gãi lên vùng da đang có vết thương hở. Điều này có thể gây xước da và tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Chú ý mặc đồ thoáng mát cho trẻ, ưu tiên sử dụng quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, hạn chế mặc quần áo họa tiết hoặc quần áo bó sát, dễ dị ứng.
  • Nếu trong gia đình có người đang mắc bệnh mề đay, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của bé để kịp thời phát hiện và điều trị sớm.
  • Vệ sinh da cho trẻ ngay sau khi tiếp xúc với hóa chất hoặc các dị nguyên mề đay như lông động vật, mỹ phẩm, phấn hoa,…
  • Trường hợp trẻ đang gặp vấn đề suy giảm chức năng gan, thận hay tuyến giáp thì phụ huynh cần điều trị dứt điểm từ sớm, tránh tạo cơ hội cho mề đay bùng phát và phát triển.
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, ngoài ra có thể sử dụng máy tạo hơi nước để cân bằng độ ẩm trong nhà.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ vào những ngày thời tiết hanh khô để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa mề đay ở trẻ em đảm bảo an toàn và hiệu quả. Khi nhà có trẻ bị mề đay, cha mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bởi trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm, vì vậy tốt nhất phụ huynh nên đưa con trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Câu hỏi liên quan

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người sau khi quan hệ là dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay. Tình trạng này có thể xảy ra do dị ứng mồ hôi, bao cao su, dị...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay mẩn ngứa cần kiêng gì là vấn đề được bệnh nhân quan tâm. Bởi một số yếu tố có thể khiến mề đay lan rộng, ngứa ngáy dữ dội và tiến...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng của mề đay khiến...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa