Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này không đúng hoàn toàn trong tất cả các trường hợp. Hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây.
Bị nổi mề đay có tắm được không?
Mề đay là tên gọi của tình trạng bề mặt da nổi nhiều đốm sần màu đỏ, đôi khi là mụn nước li ti. Chúng gây ngứa ngáy, khiến người bệnh thường xuyên cào gãi dẫn đến trầy xước ngoài da. Không những thế, trường hợp nặng, người bị mề đay còn kèm theo sốt, đau khớp, khó thở,…
Mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh có thể khởi phát do di truyền, dị ứng với thời tiết, thức ăn, môi trường hay do virus, vi khuẩn tồn tại trên bề mặt da dẫn đến viêm nhiễm,…Mặc dù trường hợp mề đay gây nguy hiểm tính mạng khá hiếm nhưng người bệnh không nên chủ quan.”
Trong dân gian, người ta quan niệm rằng hiện tượng mề đay xuất hiện thường là do phong hàn, phong nhiệt gây ra. Bởi thế, người bệnh cần phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thế nhưng, hiện nay, quan niệm này chỉ chính xác với một vài trường hợp nhất định. Có thể nói, khi bị mề đay, những vùng da đang bị mẩn ngứa, sưng đỏ có thể tổn thương thêm nếu tiếp xúc với vi khuẩn, gió độc. Nhưng đối với vấn đề kiêng tắm, đây có thể là việc là sai lầm, trái khoa học của người bệnh.
Lớp da trên cơ thể người có nhiệm vụ bảo vệ và bài tiết độc tố thông qua tuyến mồ hôi. Trường hợp người bệnh không tắm rửa, vệ sinh da hàng ngày, độc tố có thể tích tụ lại và hình thành lớp tế bào chết trên da.
Khi đó, lỗ chân lông vừa chứa nhiều tế bào chết, kèm theo bụi bẩn, vi khuẩn,…khiến chúng bít tắc. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng da nguy hiểm.
Chính vì thế, khi bị nổi mề đay, người bệnh cần tắm rửa và vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt, vào thời điểm nhiệt độ không khí tăng cao, lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Khi đó, người bệnh cần làm sạch da, nhất là tại khu vực đang nổi mề đay.
Bên cạnh đó, nếu biết tắm rửa và vệ sinh da nổi mề đay đúng cách, người bệnh cũng xoa dịu được cảm giác ngứa ngáy, đồng thời giúp da cung cấp độ ẩm nhất định. Làn da giảm khô, kích ứng, thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn.
- Xem Thêm: Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm Phải Làm Sao? Chữa Thế Nào Khỏi Để Không Tái Phát?
Nổi mề đay tắm lá gì cho mau khỏi?
Khi bị nổi mề đay, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc tắm rửa để giúp bệnh không chuyển biến nặng hơn. Theo đó, người bệnh nên sử dụng nước ấm để tắm thay vì sử dụng nước lạnh. Ngoài ra, việc kết hợp một số loại thảo dược thiên nhiên cũng góp phần cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm mẩn đỏ trên da khá hiệu quả.
Nhiều người sử dụng phương pháp nấu nước lá thảo dược để tắm hoặc rửa vùng da bị mề đay một thời gian nhận thấy bệnh thuyên giảm đáng kể. Các loại lá tắm trị mề đay có thể kể đến như lá khế, lá chè xanh, kinh giới, tía tô, sài đất,…Đây là những loại thảo dược được ghi nhận có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là việc điều trị các bệnh ngoài da. Chúng có thành phần giúp kháng khuẩn, giảm viêm, làm sạch da, loại bỏ những dị nguyên bám trên da.
Tham khảo cách cách làm như sau:
- Bạn chọn một trong những loại lá thảo dược có sẵn ở vườn hoặc loại dễ tìm nhất, sử dụng khoảng một nắm lá.
- Sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng vài phút, rửa lại lần nữa. Thao tác này giúp loại bỏ sạch vi khuẩn, bụi bẩn còn bám trong kẽ lá, tránh viêm nhiễm cho vùng da đang bị mề đay.
- Sau đó bạn cho lá vào nồi đun với 2 lít nước, để sôi trong vài phút để tinh chất chứa trong lá thảo dược tỏa ra trong nước.
- Tiếp đến, bạn đổ nước ra chậu, loại bỏ bã thuốc, để nước bay hơi đến khi còn ấm hoặc pha với nước mát cho nước thuốc không quá nóng.
- Tắm nước lá thảo dược mỗi ngày, dùng khăn bông mềm thấm khô cơ thể sau khi tắm.
- Kiên trì áp dụng đến khi thấy tình trạng mề đay thuyên giảm.
Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Nổi mề đay có tắm được không?” cùng lời khuyên giúp bạn giảm bớt mẩn ngứa, khó chịu. Nổi mề đay không gây nguy hiểm cho tính mạng, tuy nhiên sẽ khiến bạn ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống. Do đó, bên cạnh việc chăm sóc phù hợp, bạn nên sớm thăm khám cùng bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.
- Xem Thêm: Khám Phá Top 6 Thuốc Bôi Trị Mề Đay Mẩn Ngứa Lành Tính, Hiệu Quả Nhanh, Được Chuyên Gia Khuyên Gia