Nội dung chính

Chữa mề đay bằng rượu là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Nhân dân thường dùng rượu thoa, uống trực tiếp và pha loãng để ngâm rửa hoặc tắm nhằm tiêu viêm, giảm ngứa ngáy do mề đay gây ra.

cách trị mề đay bằng rượu
Có nên dùng rượu trị mề đay?

Tìm hiểu tác dụng trị mề đay của rượu

Nổi mề đay là thuật ngữ đề cập đến hiện tượng da đỏ, nổi các sẩn hoặc mảng cứng chắc, bờ tròn, nổi cộm và có ranh giới rõ so với những vùng da lành. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác nóng rát nhẹ và ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Mề đay thực chất là phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng, kích ứng với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh.

Mề đay là tình trạng da liễu phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng bệnh lý này tiến triển thành chứng mề đay mãn tính, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

nổi mề đay tắm rượu
Cồn trong rượu có tác dụng làm mát, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy do mề đay

Trước khi có tân dược, nhân dân thường tận dụng các nguyên liệu sẵn có để giảm ngứa ngáy do mề đay gây ra. Trong đó, mẹo chữa mề đay bằng rượu được áp dụng và lưu truyền rộng rãi. Theo kinh nghiệm dân gian, rượu có tính ấm, có thể khu phong tán hàn, giải độc tố và giảm ngứa ngáy. Bởi theo y học cổ truyền, mề đay là hệ quả do phong hàn xâm nhập, kết hợp với phong nhiệt sẵn có trong cơ thể uất kết dưới da dẫn đến da viêm đỏ và nổi các sẩn cục cứng chắc.

Mặc dù chưa được nghiên cứu nhiều nhưng hiện nay, mẹo dùng rượu trị mề đay vẫn được áp dụng khá phổ biến. Dựa trên một số nghiên cứu sơ bộ, các chuyên gia nhận thấy cồn có trong rượu có tác dụng làm mát vùng da bị mề đay, từ đó giảm nhẹ hiện tượng ngứa ngáy và nóng rát. Hơn nữa, cồn còn có đặc tính sát trùng, khử khuẩn giúp phòng ngừa viêm nhiễm ở vùng da nổi mề đay mẩn ngứa.

4 Mẹo dùng rượu trị mề đay theo kinh nghiệm dân gian

Dân gian lưu truyền khá nhiều cách trị mề đay bằng rượu như dùng rượu thoa, ngâm rửa, tắm hoặc uống trực tiếp. Dưới đây là một số mẹo chữa được lưu truyền rộng rãi trong dân gian bệnh nhân có thể tham khảo.

1. Ngâm rửa da với rượu pha nước

Như đã đề cập, rượu chứa ethanol (cồn) có tác dụng làm mát, hỗ trợ giảm ngứa ngáy và nóng rát da. Do đó, bệnh nhân có thể dùng rượu pha loãng với nước để ngâm rửa da ngay sau khi mề đay bùng phát. Mẹo chữa này thích hợp với mề đay khu trú ở một số vùng da cụ thể như mề đay do ma sát giày dép, mề đay do côn trùng cắn hay tiếp xúc với mủ thực vật.

Trong trường hợp bị nổi mề đay khắp người, có thể pha loãng rượu với nước để tắm. Tuy nhiên, cần chú ý tỷ lệ để tránh tình trạng da khô và kích ứng do nồng độ cồn trong nước tắm quá cao.

trị mề đay bằng rượu
Ngâm rửa da với rượu pha nước giúp sát trùng và giảm nhẹ một số triệu chứng của mề đay mẩn ngứa

Cách thực hiện:

  • Đun sôi khoảng 1 lít nước, sau đó đổ ra thau
  • Hòa thêm 2 – 3 lít nước đến khi nước có nhiệt độ ấm vừa phải
  • Thêm vào khoảng 300 ml rượu, khuấy đều và ngâm rửa da
  • Ngâm trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch và lau khô

2. Thoa rượu quả nhàu trị mề đay mẩn ngứa

Quả nhàu là vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc từ y học cổ truyền. Loại quả này có vị cay, đắng, hăng, mùi khá khó chịu. Tuy nhiên, quả nhàu lại chứa nhiều thành phần dinh dưỡng với dược tính và công năng vô cùng đa dạng.

Trong đó, hợp chất phytochemical từ loại quả này đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm tự nhiên. Đồng thời có hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm nhiễm ở vùng da tổn thương. Do đó, mẹo thoa rượu quả nhàu thường được áp dụng cho mề đay ở tay, chân, thân mình.

nổi mề đay thoa rượu
Thoa rượu ngâm quả nhàu là một trong những mẹo trị mề đay theo kinh nghiệm dân gian

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 200ml rượu trắng 40 độ và 2 quả nhàu tươi
  • Đem nhàu rửa sạch, thái lát và phơi khô
  • Sau đó, xếp nhàu vào bình thủy tinh và đổ rượu vào
  • Ngâm trong vài ngày là dùng được (nếu muốn dùng ngay, nên giã quả nhàu lấy nước ép rồi trộn đều với rượu)
  • Làm sạch da và dùng bông gòn thấm dịch rượu thoa trực tiếp lên các sẩn ngứa
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày

3. Tắm rượu kinh giới chữa mề đay

Kinh giới là một trong những cây thuốc nam chữa mề đay công hiệu. Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có tác dụng khứ hàn, trừ phong, tiêu viêm và giải độc. Trong khi đó, y học hiện đại nhận thấy hoạt chất menthol racemic và d-menthol có tác dụng làm mát da, giảm viêm và ngứa ngáy đáng kể.

Do đó, bệnh nhân có thể cân nhắc chữa mề đay bằng cách tắm rượu kinh giới. Tác dụng của rượu kết hợp với dược tính của thảo dược tự nhiên giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy và khó chịu do mề đay mẩn ngứa gây ra.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 nắm lá kinh giới tươi, lặt bỏ lá sâu bệnh, vàng úa và nên rửa từ 3 – 4 nước để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn
  • Sau đó, đun sôi khoảng 1.5 lít nước và cho nguyên liệu vào
  • Đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp, đổ nước ra thau và hòa thêm nước mát vào
  • Cho thêm 200 – 300ml rượu nếp 30 – 40 độ vào, khuấy đều và dùng tắm hằng ngày

Mẹo tắm rượu kinh giới thường được áp dụng cho trường hợp nổi mề đay do lạnh (cảm nhiễm phong hàn). Ngoài tác dụng giảm mề đay, mẹo chữa này còn giúp giảm nhẹ sổ mũi, ngứa mũi và một số triệu chứng hô hấp.

4. Uống rượu đinh lăng – Mẹo trị mề đay đơn giản

Rượu đinh lăng mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều nghiên cứu khoa học về thành phần hóa học và công dụng của rễ đinh lăng đối với sức khỏe. Trong đó, ngâm rượu là cách tối ưu dược tính và giúp bảo quản dược liệu lâu dài, không bị hư hại.

Uống rượu đinh lăng còn có thể hỗ trợ chữa mề đay mẩn ngứa. Theo nghiên cứu, đinh lăng có khả năng tăng cường sức đề kháng, cải thiện thể trạng và độ dẻo dai của cơ thể. Do đó, người thường xuyên nổi mề đay mẩn ngứa do suy nhược cơ thể có thể dùng loại rượu ngâm này để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa mề đay tái phát.

nổi mề đay uống rượu
Uống rượu đinh lăng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa mề đay tái phát

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng củ đinh lăng tươi, đem cắt bỏ rễ con và ngâm rửa sạch
  • Sau đó, dùng khăn lau khô rễ và để cho ráo nước hoàn toàn
  • Cho rễ đinh lăng vào, đổ đầy rượu, đậy kín nắp và ngâm trong 30 ngày là dùng được
  • Mỗi ngày dùng từ 1 – 2 chén nhỏ sau khi ăn để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát mề đay mẩn ngứa

Có nên dùng rượu trị mề đay mẩn ngứa?

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng da liễu khá phổ biến. Mặc dù có thể thuyên giảm mà không cần điều trị nhưng mề đay thường gây ngứa ngáy dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và đời sống sinh hoạt. Chính vì vậy, nhân dân thường tận dụng các nguyên liệu có sẵn để giảm ngứa và tiêu sẩn cục do bệnh lý này gây ra.

Trị mề đay bằng rượu là mẹo chữa đơn giản và được áp dụng khá phổ biến. Mặc dù có thể làm mát da, giảm ngứa và hỗ trợ kiểm soát mề đay nhưng trên thực tế, cách chữa này chưa được công nhận trên cơ sở khoa học. Hơn nữa khác với các thảo dược tự nhiên, rượu chứa nồng độ cồn khá cao cùng với nhiều thành phần có khả năng kích ứng và dị ứng.

nổi mề đay uống rượu
Tránh áp dụng mẹo dùng rượu chữa mề đay nếu có làn da nhạy cảm và chức năng gan suy giảm

Thoa trực tiếp rượu lên da có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, dẫn đến mề đay lan rộng và ngứa ngáy dữ dội hơn. Trong khi đó, cách chữa mề đay bằng uống rượu ngâm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Bởi cồn trong rượu được xem là “dị nguyên” khiến mề đay lan rộng, nổi ồ ạt và ngứa ngáy nhiều – nhất là trong trường hợp mề đay khởi phát do dị ứng thức ăn, chức năng gan suy yếu,…

Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng mẹo chữa mề đay bằng rượu. Để đảm bảo an toàn, có thể thay thế bằng các mẹo chữa an toàn hơn như cách chữa mề đay bằng lá trầu không, ngải cứu, lá khế, cây sài đất, lá chè xanh,… Đây đều là các loại thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, lành tính và rất ít khi gây dị ứng.

Lưu ý khi dùng rượu chữa nổi mề đay

Mặc dù chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học nhưng mẹo dùng rượu chữa mề đay vẫn được áp dụng khá phổ biến. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề trước khi thực hiện mẹo chữa này:

nổi mề đay uống rượu
Nên dùng thuốc trị mề đay trong trường hợp cần thiết
  • Không nên áp dụng mẹo trị mề đay nếu da có vết thương hở lớn, mề đay đi kèm với phù Quincke và có dấu hiệu sốc phản vệ (nghẹn cổ họng, khó thở, buồn nôn, choáng váng, ngất xỉu,…).
  • Tránh thoa rượu có nồng độ cồn cao trực tiếp lên da. Cồn có đặc tính ăn mòn và làm khô da. Lạm dụng cách chữa này có thể khiến da khô căng, nứt nẻ và bong tróc.
  • Mề đay là phản ứng da tương đối lành tính và hầu hết đều có thể thuyên giảm sau khoảng 24 – 48 giờ. Tuy nhiên nếu triệu chứng tiến triển dai dẳng, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị y tế.
  • Bên cạnh các phương pháp điều trị, nên chú ý cách ly với các yếu tố gây bệnh hoặc có thể khiến bệnh bùng phát nặng hơn. Ngoài ra, nên tránh chà xát, tì đè và gãi cào lên da.
  • Không uống rượu chữa mề đay nếu đang mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ, tiền sử mẫn cảm với đồ uống chứa cồn và người có vấn đề về dạ dày, gan.

Dùng rượu trị mề đay là mẹo chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Cho đến nay, cách chữa này vẫn chưa được công nhận về tính hiệu quả và mức độ an toàn. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng khi áp dụng.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không? Vấn đề này đang được nhiều người quan tâm. Do một trong những nguyên nhân khiến bệnh khởi phát có yếu tố nhiệt độ nên việc nằm...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng với protein trong tôm, cua, mực, nghêu,... Tình trạng này thường bùng phát đột ngột, ồ ạt trong vài...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng của mề đay khiến...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa