Nội dung chính

Điều trị mề đay bằng các mẹo dân gian là phương pháp được ứng dụng phổ biến hiện nay dù bên cạnh đó có không ít phương thuốc điều trị từ Tây y. Nhìn chung, những mẹo chữa từ xa xưa có tính an toàn cao, dễ thực hiện, có hiệu quả và cũng tiết kiệm chi phí. Ở bài viết hôm nay, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách chữa mề đay bằng tía tô tốt nhất cho bệnh nhân.

Lá tía tô có tác dụng thế nào trong trị mề đay?

Tía tô là loại rau thơm rất quen thuộc của người Việt, xuất hiện trong nhiều món ăn. Không chỉ có tác dụng tăng thêm sự hấp dẫn cho bữa cơm, tía tô còn được dùng với vai trò như một vị thuốc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Trong tía tô, các nhà khoa học tìm thấy những thành phần là Rosmarinic Acid, Quercetin, Acid Alpha-Linolenic, Luteolin cùng nhiều loại tinh dầu khác. Những thành phần này đều có tác dụng rất tốt trong việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh mề đay. Chúng cản trở quá trình sản sinh Histamin, đẩy lùi cơn ngứa ngáy, viêm da, bong tróc và nổi sần.

Đồng thời, với thành phần vitamin C cùng với phốt pho, sắt,…. tía tô thông qua cơ chế giảm lượng Cytokine còn giúp bệnh nhân ngừa viêm nhiễm da rất hiệu quả.

Sau khi nghiên cứu ra các thành phần này trong tía tô, y học đã tận dụng lá vào việc chữa trị bệnh mề đay. Đặc biệt y học cổ truyền sử dụng rất nhiều, vừa chủ trị bệnh lý, vừa tăng cường bồi bổ sức khỏe, đào thải độc tố, nâng cao khả năng miễn dịch.

Do vậy, chữa mề đay bằng lá tía tô từ lâu đã trở thành bài thuốc được ứng dụng phổ biến trong dân gian. Nhiều bệnh nhân sử dụng và cũng cho thấy những cải thiện khá tích cực. Dưới đây sẽ là công thức cụ thể cho bạn tham khảo.

Lá tía tô là dược liệu chữa mề đay của mọi nhà
Lá tía tô là dược liệu chữa mề đay của mọi nhà
  • Xem Thêm: Trị Mề Đay Bằng Gừng Có Hiệu Quả Không? Cách Dùng Ra Sao Để Đạt Hiệu Quả Tối Đa [MẸO HAY KHÔNG NÊN BỎ QUA]

Top 8+ công thức chữa mề đay bằng tía tô bạn nên biết

Qua nhiều thế hệ, tía tô chữa mề đay vẫn luôn là cách chữa mề đay tại nhà được ưa chuộng sử dụng và ngày càng có thêm nhiều cách dùng khác nhau. Để cải thiện tốt bệnh lý này với tía tô, bệnh nhân nên lưu lại những cách sau.

Uống nước lá tía tô

Chữa mề đay bằng lá tía tô hãm nước uống rất đơn giản, hỗ trợ trị mề đay từ bên trong, nâng cao sức đề kháng cho làn da, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Với cách uống trà này, bạn có thể kết hợp thêm một vài lát gừng sẽ tăng cường hiệu quả gấp đôi.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng một nắm lá tía tô và 1 nhánh gừng.
  • Tía tô rửa sạch cho hết bụi bẩn, đem ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra cho ráo hết nước.
  • Gừng rửa sạch đất bẩn, cạo vỏ và thái lát.
  • Cho tía tô và gừng vào ấm, pha thêm nước nóng và hãm trong khoảng 15 – 20 phút là có thể sử dụng.
  • Nên uống trà tía tô khi còn ấm sẽ tốt nhất.
Uống trà tía tô giúp trị bệnh từ sâu bên trong
Uống trà tía tô giúp trị bệnh từ sâu bên trong

Thoa nước tía tô trị mề đay

Với những vùng da bị mề đay có diện tích nhỏ, bệnh nhân có thể dùng nước tía tô chấm lên da đều đặn mỗi ngày. Cách làm này sẽ giúp giảm cơn ngứa ngáy và mẩn đỏ khá nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị lá tía tô với lượng vừa đủ.
  • Ngâm rửa sạch rồi xay nhuyễn cùng một chút nước, một ít muối trắng.
  • Ép lấy phần nước cốt rồi dùng bông sạch để chấm lên da.
  • Để cho nước tía tô khô tự nhiên trên da khoảng 6 tiếng rồi tắm lại hoặc có thể thoa buổi tối và để qua đêm.

Tắm nước lá tía tô

Khi bị mề đay toàn thân, có thể áp dụng cách nấu nước tắm. Phương pháp chữa mề đay bằng lá tía tô này tác dụng nhanh chóng trên vùng da diện rộng, giúp bệnh nhân làm sạch các vi khuẩn trên da, giảm cơn ngứa, tăng cường sức đề kháng cho da và loại bỏ nốt sần tốt. Khi nấu nước tắm, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thêm một số dược liệu khác đều được.

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô cần có một nắm vừa đủ, nên lựa chọn loại lá bánh tẻ.
  • Bạn rửa lá tía tô và ngâm thêm với nước muối pha loãng trong 15 phút, lá vớt ra sẽ cho vào ấm nấu sôi cùng 3 – 4 lít nước.
  • Khi sôi, hạ nhỏ lửa và nấu tiếp trong 20 phút cho các tinh dầu thoát hết ra nước.
  • Phần nước thu được sẽ hòa thêm nước mát để tắm mỗi ngày, với phần bã bạn nên vò nát và chà lên da để giúp các hoạt chất phát huy hết công dụng.
Chữa mề đay bằng lá tía tô nấu nước tắm sẽ cho hiệu quả toàn diện
Chữa mề đay bằng lá tía tô nấu nước tắm sẽ cho hiệu quả toàn diện

Sắc tía tô và đường trắng

Bên cạnh cách pha trà, bệnh nhân có thể uống nước sắc tía tô với đường để cải thiện hiệu quả bệnh mề đay. Cách làm cũng khá đơn giản, cho tác dụng tốt sau một thời gian kiên trì sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Dùng một lượng lá tía tô vừa đủ cùng một 1/2 thìa đường trắng.
  • Tía tô rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra và thái thành dạng sợi nhỏ.
  • Cho tía tô và ấm, thêm 3 – 4 bát nước và sắc thuốc cho tới khi phần nước cạn còn khoảng 1 bát.
  • Thêm đường vào thuốc, khuấy đều và uống khi thuốc vẫn còn ấm.

Chữa mề đay bằng lá tía tô sao nóng

Khi tìm hiểu về các cách dùng lá tía tô chữa bệnh mề đay, chườm nóng được nhiều bệnh nhân chia sẻ rằng có hiệu quả khá cao, tác dụng nhanh chóng lên làn da đang bị tổn thương. Chườm nóng giúp kiểm soát cơn ngứa nhanh chóng, dịu làn da sần đỏ và máu dưới da còn được kích thích lưu thông tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân cần có một nắm lá tía tô bánh tẻ, loại bỏ lá ủng, lá sâu bệnh,
  • Rửa sạch tía tô và ngâm nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Tiếp theo, thái tía tô thành các khúc ngắn, cho lên chảo nóng và sao đều tay cho tới khi lá chuyển màu vàng úa, dậy mùi thơm.
  • Cho lá sao xong vào một chiếc khăn sạch, bọc lại rồi trực tiếp chườm lên da. Chú ý nên kiểm tra độ nóng trước khi chườm để không gây bỏng da.
  • Mỗi ngày chườm 1 lần sẽ giúp da dịu đi rất nhiều.
Lá tía tô đem chườm nóng sẽ giảm cơn ngứa lập tức
Lá tía tô đem chườm nóng sẽ giảm cơn ngứa lập tức

Đắp lá tía tô xay với muối

Để chữa mề đay bằng lá tía tô, bệnh nhân có thể kết hợp chườm nóng cùng với chườm mát. Tía tô tươi xay nhuyễn rồi đắp lên da trực tiếp cũng là biện pháp giảm ngứa, mẩn đỏ da, giúp da phục hồi tốt hơn. Hiện nay có khá nhiều bệnh nhân áp dụng các điều trị này và đều cho thấy hiệu quả đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Dùng lá tía tô tươi loại bánh tẻ, rửa thật sạch và ngâm nước muối loãng.
  • Tía tô mang đi xay nhuyễn hoặc giã nát cùng với một thìa muối trắng.
  • Hỗn hợp thu được sẽ đắp trực tiếp lên da và dùng khăn vải sạch để bọc lại.
  • Sau 20 phút, bạn dùng nước ấm để làm sạch da.

Cháo tía tô trứng gà

Tía tô khi tận dụng trong các món ăn sẽ cho hiệu quả trị bệnh khá tốt, vừa giúp bạn đa dạng thực đơn, vừa làm giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu của bệnh mề đay khi trời lạnh. Với món cháo tía tô trứng gà, cơ thể chúng ta còn được cung cấp rất nhiều dưỡng chất bồi bổ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm gạo tẻ, lá tía tô và 2 quả trứng gà, hành tím, gia vị.
  • Tía tô rửa sạch và thái nhỏ thành sợi.
  • Ninh gạo cho chín nhừ, thêm gia vị và cho hành tím cùng với trứng gà vào khuấy đều.
  • Tiếp theo cho lá tía tô vào và tắt bếp.
  • Cháo tía tô trứng gà ăn ngay khi còn nóng để phát huy tối đa công dụng và không bị tanh.
Bệnh nhân có thể kết hợp món cháo trứng gà tía tô trong thực đơn
Bệnh nhân có thể kết hợp món cháo trứng gà tía tô trong thực đơn

Bò hấp tía tô trị mề đay

Ngoài món cháo tía tô, bệnh nhân bị mề đay có thể chế biến bò hấp cũng rất thơm ngon, hấp dẫn và góp phần cải thiện bệnh tại nhà. Món ăn này được nhiều gia đình yêu thích, phù hợp cho tất cả thành viên và cách chế biến cũng không quá phức tạp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 lạng thịt bò tươi, lá tía tô, ớt sừng và sả.
  • Thịt bò rửa sạch rồi thái miếng mỏng, ướp cùng với nước mắm, đường, ớt, hạt tiêu, hạt nêm, sa tế trong 30 phút.
  • Sả rửa và thái lát, xếp vào đáy nồi, tiếp theo sẽ dải thịt bò lên trên và phủ bằng một lớp lá tía tô. Liên tục xếp như vậy cho tới khi hết nguyên liệu.
  • Đem hấp thịt bò cách thủy, khi thịt chín mềm ăn kèm với cơm khi còn nóng sẽ ngon nhất.

Cần chú ý điều gì khi chữa mề đay bằng lá tía tô?

Lá tía tô là vị thuốc tại gia mang tới rất nhiều công dụng ngoài việc trị mề đay. Dù an toàn, lành tính nhưng để cho kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh không nên bỏ qua những điều sau:

  • Lá tía tô không thật sự phù hợp cho những trường hợp bệnh nhân bị mề đay mãn tính, bệnh đã có biến chứng xấu. Vị thuốc này sẽ cho hiệu quả cao nhất khi mề đay mới chớm phát triển.
  • Cần rửa mề đay thật sạch và luôn ngâm nước muối trước khi dùng để không làm các vi khuẩn có hại bám trên lá sẽ xâm nhập vào da.
  • Lá tía tô cần dùng kiên trì trong một thời gian liên tục để có thể phát huy công dụng rõ rệt.
  • Tuy không phổ biến nhưng vẫn có những người bị dị ứng bởi lá tía tô. Vì vậy, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng khác lạ khi sử dụng loại lá này, nên tới cơ sở y tế để thăm khám sớm.
  • Cần duy trì kết hợp phác đồ điều trị mề đay do bác sĩ chỉ dẫn để đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời ăn uống và sinh hoạt điều độ, khoa học.

Như vậy, 8+ công thức chữa mề đay bằng lá tía tô đã được chia sẻ rất chi tiết trong bài viết này. Hy vọng rằng những công thức trên sẽ giúp ích cho bệnh nhân trong quá trình phục hồi làn da, ngăn chặn mề đay tái phát hay xảy ra biến chứng.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không? Vấn đề này đang được nhiều người quan tâm. Do một trong những nguyên nhân khiến bệnh khởi phát có yếu tố nhiệt độ nên việc nằm...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng với protein trong tôm, cua, mực, nghêu,... Tình trạng này thường bùng phát đột ngột, ồ ạt trong vài...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng của mề đay khiến...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa