Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Nổi mề đay khi trời lạnh là bệnh lý về da rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng thời tiết. Đây là dạng tổn thương da rất dễ cải thiện, bạn chỉ cần tránh xa tác nhân gây bệnh, tiến hành chăm sóc da đúng cách và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh và các cách xử lý khi gặp phải thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?
Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng hệ thống mao mạch dưới da phản ứng quá mức với không khí lạnh và gây ra các triệu chứng của bệnh nổi mề đay. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát khi trời lạnh, da có tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Đây là một dạng tổn thương da thường gặp, rất dễ tái phát và dễ xử lý. Nhưng nếu để bệnh tái phát quá nhiều lần sẽ dần chuyển biến sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị. Nặng hơn có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong.
Tại sao trời lạnh lại bị nổi mề đay?
Nguyên nhân chính gây nổi mề đay khi trời lạnh là do cơ thể không kịp thích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Lúc này, nồng độ histamin trong máu sẽ tăng cao và khởi phát triệu chứng nổi mề đay. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạn cần phải lưu ý là:
- Cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng
- Nổi mề đay do di truyền
- Lạm dụng các loại thuốc trị bệnh trong Tây y
- Mắc các bệnh lý về gan thận
- Sức đề kháng suy giảm
Thực tế cũng có nhiều người bị nổi mề đay không xác định được nguyên nhân (còn gọi là mề đay vô căn). Ở những trường hợp này rất dễ tiến triển sang giai đoạn mãn tính và khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao:
- Phụ nữ
- Thanh thiếu niên
- Mắc các bệnh lý tiềm ẩn về gan, thận hoặc ung thư
- Cơ thể đang bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus
Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do lạnh
Ở những người có cơ địa nhạy cảm, khi làn da có tiếp xúc trực tiếp với không khí hoặc nước lạnh sẽ là cơ hội để khởi phát bệnh mề đay. Hai triệu chứng đặc trưng và thường gặp nhất khi bị nổi mề đay là nổi sẩn và ngứa ngáy, Thông thường, tình trạng này chỉ kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ rồi tự thuyên giảm.
- Nổi sẩn: Lúc này trên da người bệnh sẽ nổi các sẩn đỏ có kích thước từ vài mm cho đến vài cm. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là bắp chân và bắp tay, lưng, ngực, bụng,… Sau đó các nốt sẩn này sẽ dần lặn và không để lại bất kỳ thương tổn gì trên da.
- Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng điển hình và rất dễ nhận biết khi bị nổi mề đay do lạnh. Các tác động cơ học lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp giảm ngứa tạm thời nhưng sau đó tình trạng ngứa ngáy sẽ bùng phát trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn. Ban đêm và trời lạnh là thời điểm mà cơn ngứa trở nên nghiêm trọng nhất.
Thời tiết chuyển biến lạnh đột ngột là điều kiện thuận lợi để bệnh khởi phát và cũng nhanh chóng thuyên giảm sau đó. Nhưng nếu người bệnh không có chế độ kiêng khem đúng hoặc ở trong môi trường lạnh quá lâu, triệu chứng của bệnh có thể phát triển lan rộng khắp cơ thể với diễn biến phức tạp hơn. Một số biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải khi nổi mề đay lạnh không được xử lý kịp thời là:
- Phù nề xảy ra tại hệ hô hấp gây tắc nghẽn đường thở
- Nổi mề đay toàn thân
- Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn
- Phù não đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
- Xem Thêm: Nổi Mề Đay Có Phải Kiêng Gió Không? Nằm Quạt Được Không Và Những Lưu Ý Người Bệnh Cần Biết
Phương pháp điều trị nổi mề đay khi trời lạnh
Khi bị nổi mề đay khi trời lạnh, để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả thì bạn cần phải tránh xa tác nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh diễn ra với mức độ nhẹ, việc tránh xa tác nhân gây bệnh sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng mà không cần dùng đến thuốc. Hai tác nhân gây ra bệnh thường gặp là tiếp xúc với không khí lạnh và tiếp xúc với không khí lạnh. Sau đó, nếu tình trạng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn có thể tiến hành điều trị bằng hai cách sau đây:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Ở những trường hợp bị nổi mề đay với mức độ nặng khi trời lạnh, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng histamin thế hệ mới để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Ví dụ như fexofenadine, loratadine,… Nếu cơ thể không đáp ứng điều trị tốt với loại thuốc này, bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh sử dụng thuốc chống viêm chứa corticoid. Loại thuốc này có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa sốc phản vệ và một số biến chứng nghiêm trọng khác.
Còn những trường hợp bị nổi mề đay do bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc giúp điều trị bệnh lý nền. Từ đó, tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh sẽ được cải thiện dứt điểm. Khi sử dụng thuốc Tây trị bệnh tại nhà, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc điều trị để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại và làm gia tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
- Xem Thêm: Bị Mề Đay Uống Thuốc Gì? Tổng Hợp 11 Loại Thuốc Đặc Trị Mề Đay An Toàn Và Hiệu Quả Nhất 2023
Điều trị bằng mẹo dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể tìm đến các mẹo dân gian để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, cách trị bệnh này mang lại hiệu quả khá chậm và chỉ thích hợp áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Dưới đây là một số mẹo trị bệnh mề đay lạnh tại nhà được áp dụng phổ biến bạn có thể tham khảo:
- Tắm nước nấu lá khế: Làm sạch một nắm lá khế tươi rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước. Sau 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu pha cùng với một ít nước lạnh rồi dùng để tắm. Phần bã dược liệu bạn có thể tận dụng để chà xát lên da giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
- Đắp lá kinh giới: Từ xa xưa, ông bà đã tận dụng lá kinh giới chữa mề đay rất hữu hiệu. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi đem rửa sạch đất cát, cho vào chậu nước muối loãng ngâm 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo. Giã nát số dược liệu trên cùng với một ít muối hạt rồi dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Sau 15 phút thì tháo ra, rửa sạch lại với nước ấm.
Điều trị nổi mề đay khi trời lạnh bằng thuốc Nam
Nam y là phương pháp chữa mề đay hữu hiệu nhất hiện nay do nguyên tắc điều trị bao giờ cũng chú trọng cải thiện nền tảng sức khỏe. Đối với những bệnh lý thường diễn tiến mãn tính và phụ thuộc nhiều vào cơ địa như mề đay thì việc cải thiện triệu chứng bệnh bằng thuốc chống dị ứng hay các mẹo dân gian là chưa đủ. Người bệnh cần điều hòa và ổn định cơ địa từ bên trong để loại bỏ bệnh từ gốc.
Trong YHCT, tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh thường do cảm nhiễm phong hàn. Theo nguyên tắc điều trị từ gốc thì cần khu phong tán hàn kết hợp bổ phế thận, dưỡng can và nâng cao sức đề kháng. Bởi “phế chủ bì mao” có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của da, còn can thận khỏe thì cơ thể giải độc, chống dị ứng tốt. Việc nâng cao sức đề kháng cũng rất quan trọng vì hệ miễn dịch tốt sẽ giúp cơ thể chống chọi với các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay.
Lời khuyên khi bị nổi mề đay khi trời lạnh
Mề đay khi trời lạnh không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà đôi khi có thể gây một số tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Để tránh bệnh tiến triển nặng và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
- Không gãi hay chà xát lên da tránh làm da bị trầy xước và vùng ngứa da lan rộng hơn.
- Che chắn cơ thể khi đi ra ngoài, tránh để làn da tiếp xúc với khói bụi, chất tẩy rửa, môi trường ô nhiễm.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh và cách điều trị, phòng ngừa bệnh tái phát.
- Xem Thêm: [MẸO 0 ĐỒNG] Bỏ Túi Ngay Mẹo Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ Cực Đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất Ngờ
Bị nổi mề đay có tắm được bằng xà phòg hay sữa tắm không ạ? Em nghe nhiều người mách nên đun lá trầu không hoặc lá trà xanh láy nước tắm mới tốt nhưng nói thật là tắm mà không có xà phòng em cứ thấy người khôg đi hết được mồ hôi ấy, cảm giác không sạch. Chị nào biết loại sữa tắm nào nhẹ dịu, lành tính cho da thì mách em với. Em cảm ơn ạ
nhà thuốc đỗ minh đường có nhận bệnh nhân vào cuối tuần không? Tôi muốn sắp xếp qua khám vào thứ 7 hoặc chủ nhật
Đỗ minh đường làm việc cả tuần từ thứ 2-CN luôn đấy anh, họ làm từ 8h sáng đến 5h30 chiều, anh qua ngày nào cũng được, miễn là trong khung giờ này. Cỡ mà cuối tuần thường khá đông bệnh nhân nên anh cứ hẹn lịch trước cho chắc ăn, đến đỡ phải chờ lâu
bên này họ không nhận khám ngoài khung giờ này hả bạn? Nếu hẹn trước, nói khó với họ thì bác sĩ có thể châm trước khám tầm 7 8h tối giúp mình được không nhỉ? Vì cv của mình lại làm cả tuần, mà mình làm ca toàn phải 7 8h mới tan làm. Mình sẵn sàng trả thêm tiền khám
đỗ minh đường khám free từ xưa đến nay mà bác ơi, bác có trả thêm có khi người ta cũng không lấy đâu. Ngoài khung giờ kia đổ ra thì họ chỉ nhân khám vs tư vấn online qua điện thoại thôi chứ không nhận khám trực tiếp nữa. Khám đông y thì tư vấn onl cũng giống khám trực tiếp nên bác có thể sử dụng hình thức khám này cho tiện