Nổi mề đay ở mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của người bệnh, thậm chí có thể để lại tổn thương lâu dài nếu điều trị sai cách. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là các chị em phụ nữ rất dễ bị do thường xuyên dùng mỹ phẩm và chăm sóc da. Nội dung bài đọc hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý tránh để lại sẹo sau này.
Nổi mề đay ở mặt là bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?
Nổi mề đay ở mặt là một dạng phản ứng của da khi gặp tác nhân kích thích gây cảm giác ngứa ngáy. Lúc này trên da có xuất hiện các đốm đỏ, mặt bị sưng phù,… Tình trạng này sẽ kéo dài trên mặt trong vài ngày sẽ khỏi và cũng có thể kéo dài chuyển sang giai đoạn mề đay mãn tính nếu không điều trị.
Về cơ bản, nổi mề đay trên mặt không phải là bệnh nan y khó chữa, gây ảnh hưởng đến tính mạng nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mọi người không được chủ quan mà cần phải điều trị kịp thời, áp dụng phương pháp xử lý đúng cách.
Trong thời gian bị bệnh, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng do bị nổi vết đỏ kèm theo hiện tượng bong tróc từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, mất dần tự tin trong công việc và sinh hoạt.
Đặc biệt, mọi người cần chú ý điều trị khi bị nổi mề đay ngứa ở mặt bởi nếu để quá lâu có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Bội nhiễm da do hoạt động cào gãi, chăm sóc sai cách dẫn đến để lại sẹo, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.
- Viêm kết mạc dị ứng do nổi mề đay làm ảnh hưởng đến các vùng da quanh mắt.
- Bệnh nhân bị khó thở do phù nề đường thở, suy giảm hàm lượng oxy dẫn đến đột quỵ.
- Một số trường hợp bị nổi mề đay có dấu hiệu sốc phản vệ.
- Phụ nữ khi mang thai bị nổi mề đay ở mặt không điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ sinh non, hở hàm ếch, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,…
Nếu có triệu chứng bất thường bạn hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở mặt
Nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay trên mặt rất đa dạng, một số tác nhân chính đã được chuyên gia da liễu đưa ra như sau:
- Do quá trình tiếp xúc với ánh nắng quá lâu gây cháy nắng, khô sạm da, kích thích quá trình nổi mề đay mẩn ngứa. Người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
- Do bị dị ứng mỹ phẩm có chứa hàm lượng xà phòng, chì, dầu khoáng,… hoặc có nồng độ pH quá lớn sẽ làm mất cân bằng môi trường tự nhiên của da, từ đó khiến tế bào suy yếu, dễ bị kích thích, nổi mề đay và mẩn ngứa.
- Do nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến da chưa kịp thích ứng dẫn đến nổi mẩn ngứa và nổi mề đay.
- Do da bị quá khô, lớp màng lipid có vai trò duy trì độ ẩm bị phá hủy dẫn đến những vấn đề tiêu cực khác.
- Ngoài các nguyên nhân gây nổi mề đay ở mặt chúng tôi vừa kể trên đây thì còn có một số tác nhân gây bệnh khác có thể kể đến như do tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh, phân hoa, lông động vật, tác dụng phụ của thuốc, do côn trùng cắn,…
- Xem Thêm: Dị Ứng Nổi Mề Đay Sưng Môi Là Bệnh Gì? Căn Nguyên Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhanh
Triệu chứng gây nổi mề đay ở mặt
Tương tự với các thể bệnh khác, nổi mày đay ở mặt có những triệu chứng điển hình dùng để phân biệt như sau:
- Da mặt có cảm giác nóng ran như bị cháy nắng và chuyển sang màu đỏ tươi.
- Phần miệng, mắt và tai bị sưng phù.
- Có hiện tượng phát ban, ngứa ngáy khó chịu lan từ mặt xuống cổ, vai,…
- Da bị bong tróc do sưng.
- Trên da có những mụn nước nhỏ li ti xuất hiện.
- Một số trường hợp bị sốt cao.
- Triệu chứng nổi mẩn có thể xuất hiện ở cả người nhất là phần chân tay.
Khám mề đay ở đâu?
Nổi mày đay là một trong những căn bệnh da liễu có cơ năng và hình thái tổn thương khá đa dạng. Các ảnh hưởng của bệnh gây ra với cuộc sống hàng ngày, công việc của bệnh nhân không hề nhỏ vì vậy nếu có triệu chứng bất thường bạn hãy chủ động đi khám để được điều trị.
Nên đi thăm khám tại các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín, như:
Khám mề đay ở miền Nam:
- Bệnh viện Da liễu Hà Nội
- Bệnh viện Da liễu Trung ương
- Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai
- Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 cơ sở Hà Nội
Khám mề đay ở miền Trung:
- Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng
- Bệnh viện Trung ương Huế
Khám mề đay ở miền Nam:
- Bệnh viện Da liễu TPHCM
- Khoa Da liễu Thẩm mỹ da – Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
- Khoa Da liễu – Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM
- Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 cơ sở TP.HCM
- Xem Thêm: Gợi Ý Cho Mẹ Cách Trị Nổi Mề Đay Cho Trẻ An Toàn, Nhanh Chóng Và Những Lưu Ý Khi Điều Trị Bệnh
Cách chữa nổi mề đay ở mặt
Thông thường, khi bị nổi mề đay ở mặt bệnh sẽ khỏi chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần. Mọi người có thể áp dụng các biện pháp xử lý để đẩy lùi nhanh các tổn thương, nhanh chóng hồi phục làn da về lại trạng thái như ban đầu.
Dưới đây là một số cách trị nổi mề đay trên mặt hiệu quả bạn có thể tham khảo thêm:
Dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay trên mặt
Khi bị nổi mày đay ở mặt người bệnh cần đặc biệt chú ý hơn bởi da mặt khá nhạy cảm, nếu xử lý sai cách sẽ có thể để lại sẹo thâm.
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong việc chữa bệnh mày đay:
- Nước muối sinh lý NaCl nồng độ 0,9%: Thành phần bên trong nước muối sinh lý có tác dụng loại bỏ dị nguyên gây dị ứng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể dùng nước muối sinh lý để thấm vào bông gạc, lau nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng hoặc đắp trực tiếp lên da để làm dịu vết sưng nóng do bệnh gây ra.
- Thuốc kháng sinh histamin H1 đặc biệt là histamin H1 thế hệ 2 dạng uống được bác sĩ kê đơn nhiều để kiểm soát triệu chứng, hạn chế cơ gây buồn ngủ. Thuốc kháng sinh dạng bôi thường ít được sử dụng bởi hiệu quả kém và có thể gây kích ứng.
- Thuốc dạng bôi có chứa thành phần corticoid có chứa thành phần chống viêm và dị ứng cực mạnh. Loại thuốc này thường được dùng trong các trường hợp viêm da cơ địa và bị tổn thương da mãn tính. Lưu ý, thuốc sử dụng có thể mang đến một số tác dụng phụ vì vậy chỉ sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng và dùng trong thời gian ngắn.
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch dùng trong trường hợp bệnh nhân không thể đáp ứng được các loại thuốc trên đây. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ căn cứ và kê một số loại thuốc như cyclosporine, mycophenolate, tacrolimus để giảm triệu chứng.
- Thuốc sát trùng dạng bôi có chứa kẽm salicylic acid hoặc fusidic acid giúp ngăn chặn tình trạng bội nhiễm.
Người bệnh cần chú ý, khi dùng thuốc Tây chữa nổi mề đay cần chú ý không bôi quá gần với mặt hoặc miệng. Nếu bị mày đay ở vùng quanh mắt bạn nên thông báo cho bác sĩ để được kê đơn phù hợp.
Thuốc tân dược có tác dụng chữa trị nhanh chóng, triệu chứng được thuyên giảm nhưng nếu lạm dụng có thể dẫn đến những tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vì vậy bạn không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép.
Những trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với các loại thuốc trên tuyệt đối không được sử dụng. Hoặc đang dùng thấy có biểu hiện lạ cần lập tức ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
- Xem Thêm: Tắm Lá Gì Khi Bị Nổi Mề Đay? Hé Lộ 7 Loại Lá Tắm Cực Hiệu Quả, Dễ Kiếm Bạn Không Nên Bỏ Qua
Mẹo dân gian chữa bệnh nổi mày đay
Ngoài hai phương pháp điều trị bệnh là Đông y và Tây y, người bệnh có thể tham khảo các mẹo chữa dân gian áp dụng tại nhà để đẩy lùi triệu chứng.
Các bài thuốc nam vừa có tác dụng chữa bệnh vừa có thể khắc phục được các nhược điểm mà thuốc tân dược mang đến. Một số mẹo dân gian dùng trong điều trị nổi mề đay tại nhà có thể kể đến như:
Bài thuốc chữa nổi mề đay với nha đam
Nha đam hay lô hội là thảo dược được dùng nhiều trong quá trình chăm sóc da. Thành phần trong nguyên liệu này có chứa nhiều nước, axit amin giúp làm dịu da, giảm thâm sẹo tốt.
Bạn có thể sử dụng nha đam để chữa nổi mề đay ở mặt theo cách sau:
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ với nước rồi dùng khăn bông mềm thấm khô.
- Thoa một lớp gel nha đam lên mặt, tránh khu vực mắt, mũi và miệng sau đó để yên trong thời gian 5 đến 10 phút.
- Thực hiện mỗi tuần từ 2 đến 3 lần các triệu chứng sẽ được thuyên giảm dần.
Những người có cơ địa nhạy cảm cần chú ý khi dùng nha đam để chữa bệnh bởi có thể gây kích ứng, nóng rát. Bạn có thể thử dùng lên vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho toàn bộ gương mặt.
Mẹo chữa bệnh mề đay với lá khế
Lá khế có chứa nhiều thành phần với công dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm cảm giác ngứa ngáy hiệu quả. Khi dùng dược liệu này để chữa mề đay các triệu chứng vừa được cải thiện, da mặt càng trở nên săn chắc, đốm đỏ tiêu nhanh, da sắc tố da đều màu hơn.
Cách thực hiện bài thuốc từ lá khế chữa nổi mề đay tại nhà như sau;
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi rửa thật sạch rồi cho vào nồi nấu cùng nước lọc trong thời gian 30 phút, đến khi lá chuyển sang màu vàng sẫm thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước để rửa mặt, kết hợp massage nhẹ để dưỡng chất thấm sâu vào bên trong. Phần bã còn lại bạn có thể dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị mề đay.
- Mỗi tuần thực hiện bài thuốc 3 lần bạn sẽ thấy tình trạng da tốt hơn.
Cách phòng chống bệnh nổi mày đay
Da mặt có độ nhạy cảm rất cao vì vậy người bệnh cần chú ý thực hiện biện pháp phòng ngừa, chăm sóc đúng cách bên cạnh việc điều trị bệnh.
- Chú ý vệ sinh da mặt ngày hai lần bằng các sản phẩm có độ pH cân bằng, thành phần nhẹ dịu, tránh sử dụng sản phẩm làm sạch da có tính tẩy rửa cao.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, ưu tiên chọn loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chất bảo quản, không chứa dầu khoáng.
- Trong quá trình dùng mỹ phẩm nếu có biểu hiện bất thường bạn cần ngừng sử dụng ngay, có thể dùng kem chống ngứa để ức chế nấm sinh trưởng và vi khuẩn gây hại.
- Không dùng thuốc có thành phần mẫn cảm với cơ thể để điều trị bệnh. Trước khi sử dụng bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để có sự tư vấn.
- Chị em sau khi dùng mỹ phẩm cần chú ý tẩy trang kỹ lưỡng, rửa lại mặt với nước sạch, không nên đi ngủ khi lớp trang điểm vẫn còn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời với cường độ cao, cần chủ động biện pháp chống nắng trước khi ra đường.
- Hạn chế trang điểm trong thời gian dài bởi có thể khiến da bị bít tắc lỗ chân lông, gây nổi mề đay.
- Cần uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước hoa quả, rau xanh để thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ nổi mụn nước.
- Chế độ dinh dưỡng nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho da như sữa chua, dứa, hành tây, rau mùi, kiwi,…
Trên đây là những thông tin về bệnh nổi mề đay ở mặt và các biện pháp phòng ngừa chúng tôi đã đề cập đến chi tiết để mọi người nắm rõ. Nếu có biểu hiện lạ hãy chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định.
- Xem Thêm: Thuốc Chữa Mề Đay Của Nhật Loại Nào Tốt? Top Những Loại Thuốc An Toàn, Được Tin Dùng Nhất Hiện Nay
Em bị mề đay, cứ 6h tối nổi mẩn ngứa ở tay và mặt, sừng phù hết lên, ngứa lắm mà em nào dám gãi, em chỉ dám xoa xoa thôi, em có điều trị bệnh này bằng thuốc gì để khỏi không
Trộm vía lúc nhỏ mình bị mà ông nội cho mình uống nước thuốc, khỏi đến giờ chưa bị lại lần nào
Có nhớ nước thuốc gì không bạn, chỉ cho mọi người biết với
Bạn may mắn thật đấy, cái này đúng là phụ thuộc cơ địa mối người, mình đây tắm nước gì uống nước gì, từ tây y đến đông y mà vẫn không khỏi cho, cách dân gian thì ai chỉ cái gì dùng luôn cái đấy mà vẫn thế
Sao không thử dùng tiêu ban hoàn bì thang xem thế nào, mình cũng đang điều trị bằng thuốc này đây, được hơn 1 tháng đỡ ngứa nhiều lắm, bạn liên hệ với trung tâm để khám mà mua thuốc
Khám mày đay mà bên đông y thì cứ đến bác Phương mà khám nhé, mình bị mày đay từ nhỏ mà đến bác chữa cho khỏi hẳn luôn, thuốc bác Phương kê cho mình cũng là tiêu ban hoàn bì thang này này. B nào muốn biết thêm thông tin về bác sĩ có thể đọc ở đây nhé https://www.dongyvietnam.org/bac-si-le-phuong-chua-me-day.html