Các bài thuốc xông hơi chữa mề đay từ các loại thảo dược tự nhiên như lá tía tô, lá khế, lá đơn đỏ,… có thể mang lại hiệu quả chữa trị rất tốt và khá an toàn đối với làn da. Khi sử dụng để trị bệnh tại nhà sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và không phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Bài viết dưới đây là tổng hợp 5 bài thuốc xông giúp giảm mề đay và giảm ngứa nhanh chóng bạn có thể tham khảo.
5 bài thuốc xông giúp trị mề đay giảm ngứa nhanh
Nổi mề đay là một dạng tổn thương da thường gặp với triệu chứng đặc trưng là da bị sưng tấy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Đây là bệnh lý dễ kiểm soát và cũng dễ tái phát, nếu không tiến hành xử lý đúng cách bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính và gây khó khăn cho việc chữa trị sau này. Nếu đang bị các triệu chứng của bệnh mề đay hành hạ, bạn có thể dùng thảo dược có sẵn trong tự nhiên nấu nước để xông hơi. Thành phần dược tính trong thảo dược sẽ có công dụng giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
1. Bài thuốc xông hơi từ lá khế
Khế là cây ăn quả được trồng phổ biến ở các gia đình nông thôn. Lá khế còn được người dân tận dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh lý ngoài da.
Ghi chép Tài liệu y học cổ truyền cho biết, lá khế là dược liệu lành tính thường được sử dụng để điều trị bệnh với công dụng chính là thanh nhiệt và giải độc. Nếu đang gặp một số vấn đề về da liễu như nổi mề đay, dị ứng, mụn nhọt,… dùng lá khế trị bệnh sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Nghiên cứu y học cũng đã chỉ ra, trong lá khế chứa rất nhiều hoạt chất cần thiết đối với quá trình làm lành tổn thương trên da như vitamin, photpho, kẽm, chất chống oxy hóa,…. Tinh dầu lá khế còn chứa một số hoạt chất có tác dụng dược tính, giúp làm giảm phản ứng viêm sưng và ngứa ngáy do bệnh gây ra.
– Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá khế tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Cho 2 lít nước vào nồi rồi đun sôi, khi nước sôi thì vò nát lá khế rồi thả vào nấu chung.
- Khi nước sôi trở lại thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun chừng 10 phút nữa thì tắt bếp. Đổ nước ra một cái chậu sạch, sử dụng để xông hơi vùng da bị bệnh.
- Xông hơi cho đến khi nước hết bốc hơi thì ngừng, tận dụng phần nước còn lại để ngâm rửa và vệ sinh ngoài da. Thực hiện cách trị bệnh này từ 3 – 4 lần/tuần là được.
- Xem Thêm: Nổi Mề Đay Có Cho Con Bú Được Không? Cách Điều Trị Và Những Lưu Ý Mẹ Cần Lưu Tâm
2. Xông hơi lá kinh giới trị mề đay
Kinh giới là loại rau thơm được sử dụng phổ biến trong bữa cơm gia đình người Việt. Ngoài ra, chúng còn được biết đến là dược liệu trong Đông y giúp điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, kinh giới là dược liệu có tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm và giải độc. Chính vì vậy mà chúng thường được sử dụng lá kinh giới chữa mề đay, các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da và các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, lá kinh giới chứa một số hoạt chất có khả năng sát trùng tự nhiên như d-menthol, menthol racemic, d-limonen,… Nếu sử dụng để trị bệnh mề đay mẩn ngứa sẽ có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả khá tốt.
– Cách thực hiện:
- Ở bài thuốc này bạn cần chuẩn bị 20 gram lá kinh giới, 20 gram lá bưởi, 20 gram hương nhu và 20 gram thổ phục linh.
- Đem rất cả đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước, đun trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu rồi sử dụng để xông hơi trong không gian kín, thực hiện 3 lần/tuần để nhanh chóng mang lại hiệu quả trị bệnh.
- Xem Thêm: [MẸO 0 ĐỒNG] Thử Ngay 5 Mẹo Trị Mề Đay Bằng Giấm Cực Hữu Hiệu, Thực Hiện Dễ Dàng Ngay Tại Nhà
3. Nấu nước lá ngải cứu xông hơi trị bệnh
Ngải cứu là loại thực vật sống lâu năm, chúng thường mọc trên cạn và có mùi thơm rất đặc trưng. Ngải cứu được sử dụng khá phổ biến trong Đông y với công dụng chính là trị bệnh. Trong Đông y, ngải cứu còn được gọi với cái tên khác là ngải diệp, thuốc cứu,…
Sử dụng lá ngải cứu nấu nước xông hơi trị mề đay là phương pháp có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả khá tốt. Thành phần tinh dầu trong lá ngải cứu chứa rất nhiều dược tính với công dụng chính và kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Mẹo xông hơi ngải cứu trị mề đay là phương pháp đã có từ lâu đời và được dân gian lưu truyền cho đến ngày nay.
– Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100 gram lá ngải cứu tươi hoặc 50 gram ngải cứu khô, đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước.
- Đun trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút để thành phần dược tính trong ngải cứu có thể hòa tan vào trong nước rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu nhỏ và sử dụng để xông hơi khi còn nóng, khi nước nguội thì tận dụng để vệ sinh vùng da bị bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
- Xem Thêm: Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Mề Đay Chỉ Với 5 Loại Kem Bôi Trị Ngứa Mề Đay Được Chuyên Gia Khuyên Dùng Sau
4. Chữa mề đay bằng cách xông hơi lá đơn đỏ
Cây đơn đỏ hay còn được gọi là cây đơn mặt trời cây liễu đỏ, cây đơn lá đỏ. Chúng thuộc nhóm thực vật loại nhỏ với chiều cao trung bình chỉ từ 80 – 100cm. Loại cây này được trồng phổ biến ở nước ta nhằm thu lấy lá điều chế thuốc trị bệnh. Thời điểm thu hoạch dược liệu tốt nhất là vào tháng 5 âm lịch, lúc này lá đơn đỏ sẽ phát triển với kích thước to nhất nên chứa nhiều nhựa và dược tính.
Dùng lá đơn đỏ nấu nước xông hơi trị mề đay sẽ có tác dụng hỗ trợ làm lành tổn thương trên da, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa tổn thương phát triển lan rộng. Ngoài ra, dược liệu còn được tận dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác như nổi mụn nhọt, đại tiểu tiện ra máu,… Cách xông hơi lá đơn đỏ trị mề đay khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá đơn đỏ tươi, đem ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo.
- Vò nát dược liệu rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước và 1/2 thìa muối hạt.
- Chỉ cần đun trong khoảng 15 phút là được. Sau khi tắt bếp, bạn hãy sử dụng nước này xông hơi ngay khi còn nóng cho đến khi nguội hoàn toàn.
- Phần nước nguội bạn không nên bỏ đi, hãy tận dụng để vệ sinh da giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
- Xem Thêm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nổi Mề Đay Ở Trẻ Sơ Sinh Là gì? Biện Pháp Điều Trị An Toàn, Nhanh Chóng Bố Mẹ Cần Lưu Tâm
5. Xông hơi nước nấu cỏ sữa giảm ngứa ngáy
Cỏ sữa cũng là một trong những dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay rất tốt, bạn có thể tận dụng chúng để nấu nước xông hơi mỗi khi bệnh bùng phát. Cỏ sữa là loại cây thân thảo mọc hoang dại trong tự nhiên. Theo Đông y, đây là dược liệu có tính hàn thường được sử dụng để trị bệnh với công dụng thanh nhiệt giải độc và tiêu viêm.
Khi bị nổi mề đay, bạn hãy sử dụng cỏ sữa để nấu nước tắm và xông hơi. Các thành phần dược tính có trong cỏ sữa như quercetin, alcaloit, phenolic,… sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, làm đều màu da và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
– Cách thực hiện:
- Cỏ sữa sau khi thu háo về đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn đất cát bám xung quanh. Sau đó cho tất cả vào chậu nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút để sát khuẩn.
- Vớt dược liệu ra cho vào nồi cùng với 2 lít nước rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun trong khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu rồi dùng để xông hơi ngay khi còn nóng. Khi nước hết bốc hơi thì dùng để vệ sinh da.
- Xem Thêm: Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Sau Khi Quan Hệ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Điều Trị Dứt Điểm Như Thế Nào? [Chuyên Gia Giải Đáp Thắc Mắc]
Lưu ý khi chữa mề đay bằng bài thuốc xông
Xông hơi thảo dược trị mề đay là phương pháp có độ an toàn cao và được rất nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại:
- Dùng dược liệu nấu nước xông hơi trị bệnh tại nhà mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt.
- Để nâng cao hiệu quả mang lại bạn nên dùng kết hợp với bài thuốc uống, bài thuốc tắm, bài thuốc đắp,… Tốt hơn hết bạn vẫn nên tham khảo ý kiến những người có chuyên môn trước khi áp dụng.
- Chú ý vệ sinh dược liệu thật sạch sẽ trước khi điều chế thuốc trị bệnh. Để đảm bảo an toàn bạn nên ngâm dược liệu trong nước muối khoảng 15 phút trước khi sử dụng.
- Cần chú ý đến khoảng cách giữa mặt nước và làn da mỗi khi xông hơi để tránh bị bỏng. Nước mới đun sôi không nên dùng để xông hơi liền để tránh bị bỏng hơi.
- Khi xông hơi, người bệnh nên mặc quần áo mỏng để da có thể hấp thu dược tính một cách tốt nhất. Chú ý trùm kín chăn khi xông hơi để tránh tình trạng thất thoát hơi nước ra bên ngoài.
- Chỉ nên sử dụng các bài thuốc xông hơi để trị bệnh đối với những trường hợp nhẹ. Nếu bệnh đã tiến triển nặng và có dấu hiệu sốc phản vệ thì cần được cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, các bài thuốc xông nêu trên thường chỉ có hiệu quả với trường hợp bệnh mề đay cấp tính. Với bệnh nhân nặng, mọi người nên tìm đến phương pháp điều trị chuyên sâu, điển hình như việc sử dụng thuốc Nam. Với ưu điểm bào chế từ nhiều vị thuốc có sẵn trong tự nhiên, cùng cơ chế trị bệnh tận gốc, các bài thuốc Nam có khả năng đi sâu vào trong cơ thể, đào thải, loại bỏ hết nguyên nhân gây bệnh, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người bệnh.
đây là các bài thuốc xông hơi trị mề đay mang lại hiệu quả khá tốt và được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo. Để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Nhanh chóng tiến hành thăm khám chuyên khoa khi da có các triệu chứng bất thường để được hướng dẫn xử lý đúng cách ngay từ sớm.
- Có thể bạn quan tâm: 9 Bài Thuốc Nam Chữa Nổi Mề Đay, Giảm Ngứa Nhanh Chóng, Hiệu Quả, Không Cần Dùng Thuốc [Click Ngay]