Nổi mề đay khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi vì vậy các mẹ không nên chủ quan. Phụ nữ khi mang thai cần chủ động nắm bắt thông tin về các triệu chứng của bệnh để kịp thời tìm cách xử lý, đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con. Nội dung bài đọc dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn.
Nổi mề đay khi mang bầu là bệnh gì?
Nổi mề đay khi mới mang thai ở phụ nữ được phân chia thành 2 giai đoạn như các thể bệnh khác là:
- Mề đay cấp tính với các triệu chứng mức độ nhẹ, xuất hiện đột ngột, diễn biến bệnh lý chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc dưới 6 tuần sẽ tự khỏi.
- Mề đay mãn tính sẽ có triệu chứng nghiêm trọng hơn, bùng phát theo từng đợt và có thể tái nhiễm nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp. Bệnh lý giai đoạn này có tính chất kéo dài trên 6 tuần, có thể cả tháng hoặc cả năm.
Báo cáo thống kê của tổ chức y tế cho biết, có khoảng 1% mẹ bầu bị mẩn ngứa nổi mề đay khi mang thai đặc biệt là nhóm phụ nữ lần đầu làm mẹ.
Đa phần các triệu chứng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu biểu hiện khá rõ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do sự thay đổi của cơ thể và tâm lý người bệnh. Một số trường hợp khác có thể bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh lại rất ít.
Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai
Một vài biểu hiện đặc trưng của nổi mề đay khi mang thai có thể kể đến như:
- Da có hiện tượng nổi mẩn đỏ, sẩn phù. Các nốt mẩn này có thể nổi cục như hình muỗi đốt hoặc nổi thành từng mảng. Kích thước và màu sắc của vùng da sẩn phù sẽ có sự khác nhau tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.
- Người bị nổi mề đay khi mang thai sẽ có cảm giác ngứa nhẹ hoặc ngứa dữ dội, khó chịu. Triệu chứng này càng thể hiện rõ hơn về đêm, sáng sớm và sau khi vận động có nhiều mồ hôi tiết ra.
- Cơ thể của mẹ bị nổi mề đay khi mang thai tháng cuối mệt mỏi, hạ huyết áp làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tâm lý thai phụ thay đổi càng khiến triệu chứng này nghiêm trọng hơn.
- Nếu bệnh ngứa nổi mề đay khi mang thai ngày một tiến triển nặng hơn, mẹ bầu có thể bị sưng phù ở môi, mí mắt, những vùng da mỏng,…
- Tổn thương do bị nổi mề đay khi mang thai ảnh hưởng khu trú ở một vài vùng da cụ thể hoặc có thể lan rộng sang những khu vực khác.
- Ngoài ra, phụ nữ nổi mề đay khi mang thai có thể bị thêm một số triệu chứng khác như rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, tụt huyết áp, đau đầu, khó thở, sốt, ra khí hư,…
Để đảm bảo sự an toàn, khi mẹ có những biểu hiện bất thường hãy chủ động di chuyển ngay đến cơ sở y tế để khám, tìm cách xử lý, tránh kéo dài thời gian có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác.
- Xem Thêm: Tại Sao Lại Bị Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Quan Hệ? Nên Làm Gì Để Khắc Phục [Lời Khuyên Hữu Ích]
Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai
Hầu hết các trường hợp bị dị ứng nổi mề đay khi mang thai là do sự thay đổi đột ngột về tâm lý và cơ thể. Các tác nhân chính được bác sĩ và chuyên gia đưa ra có thể kể đến như:
- Do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể trong giai đoạn mang thai đặc biệt là thời gian đầu thai kỳ. Lúc này lượng hormone trong cơ thể có sự thay đổi đột ngột, kích thích triệu chứng mẩn ngứa mề đay xuất hiện.
- Do mẹ bị căng thẳng, stress, tâm lý thay đổi khi mang thai đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi để bệnh mề đay khởi phát.
- Do sức đề kháng của mẹ yếu, khi mang thai hệ miễn dịch bị suy giảm, các yếu tố dị nguyên có điều kiện thuận lợi tấn công vào cơ thể, kích thích dị ứng nổi mề đay khi mang thai.
- Do mẹ dùng quá nhiều loại thuốc khi mang thai như thuốc bổ, các loại vacxin khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa mề đay.
- Do vùng bụng của mẹ khi mang thai bị kéo căng, giãn nở, có hiện tượng tổn thương dẫn đến phát ban, ngứa ngáy, nổi mề đay.
- Do mẹ bầu đã tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, lông động vật, phấn hoa, khói bụi,…dẫn đến bị nổi mề đay khi mang thai.
- Do mẹ có cơ địa nhạy cảm, thời gian mang thai càng có nguy cơ bị mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, thai phụ còn có thể mắc thêm một số bệnh lý khác như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng.
- Do sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng đã làm thay đổi cân nặng vừa làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa của mẹ bầu.
- Do yếu tố thời tiết, sự thay đổi nhiệt độ, khí hậu khiến cơ thể mẹ bầu không kịp thích nghi dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa.
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác khiến mẹ nổi mề đay khi mang thai như côn trùng đốt, nhiễm ký sinh trùng, nóng gan,…
Thai phụ bị nổi mề đay có nguy hiểm gì không?
Nổi mề đay khi mang thai là bệnh phổ biến ở các chị em phụ nữ và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con đến 70%. Đa số các trường hợp mắc bệnh sẽ thuyên giảm chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày nghỉ ngơi kết hợp với việc chăm sóc đúng cách. Một số trường hợp mẹ bầu có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm các triệu chứng sẽ kéo dài lâu hơn vài tuần hoặc vài tháng.
Khi mang thai bị nổi mề đay các mẹ không được chủ quan mà cần phải tìm hiện pháp xử lý ngay bởi bệnh có thể gây ra một số ảnh hưởng như:
Đối với mẹ bầu, nổi mề đay sẽ gây ra các ảnh hưởng:
- Mẹ bị mất ngủ, giấc ngủ không ngon do bị ngứa ngáy, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, lâu ngày bị stress và suy nhược cơ thể.
- Mẹ nổi mề đay khi mang thai không điều trị sớm có thể bị phù mạch, suy hệ hô hấp cấp tính.
- Bệnh lý không điều trị sớm có thể khiến mẹ sinh non, nhiễm trùng da, vàng da,…
Đối với thai nhi sẽ bị những ảnh hưởng sau:
- Em bé sau khi sinh có thể mắc các tật về mắt như viêm võng mạc, đục thủy tinh thể, lác,…
- Trẻ em sau khi sinh có nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh hoặc thiếu máu não.
- Mẹ bầu bị nổi mề đay có nguy cơ khiến thai nhi bị thiếu tay chân hoặc hở hàm ếch.
- Nổi mề đay khi mang thai còn có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, dị dạng huyết quản.
- Trẻ có thể bị bệnh mề đay bẩm sinh do lây từ mẹ sang.
MẸ BẦU CHỚ BỎ QUA:
- 19+ Cách trị nổi mề đay tại nhà giúp giảm nhanh cơn ngứa an toàn cho mẹ bầu
Cách điều trị khi thai phụ bị nổi mề đay
Chủ động tìm cách chữa mề đay khi mang thai là điều cần thiết mà các mẹ cần thực hiện. Tùy theo tình trạng bệnh lý, mức độ triệu chứng thai phụ cần tìm biện pháp điều trị phù hợp để hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu, cải thiện chứng bệnh và ngăn ngừa những tác dụng phụ có thể xảy ra nếu có.
Điều trị nổi mề đay cho mẹ bầu bằng thuốc Tây
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai bằng thuốc Tây giúp làm giảm nhanh các triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, do thuốc có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi nên không được khuyến khích sử dụng.
Trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cho mẹ bầu sử dụng như sau:
- Thuốc bôi ngoài da để cải thiện các triệu chứng như nóng rát, ngứa ngáy.
- Thuốc bôi có chứa thành phần steroid giảm cảm giác ngứa, mẩn đỏ. Nếu không dùng thuốc bôi, bệnh nhân có thể dùng thuốc uống nhưng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc dạng bôi hoặc uống có chứa corticoid dùng theo chỉ định.
- Thuốc kháng histamin dạng bôi và uống để ngăn ngừa phản ứng histamin của cơ thể.
Lưu ý, nếu dùng thuốc Tây để chữa mề đay, mẹ bầu không được tự ý thay đổi liều lượng bởi điều này có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
Điều trị nổi mề đay cho mẹ bằng thuốc nam
Ngoài hai phương pháp điều trị bệnh trên, mẹ bầu có thể áp dụng ngay các bài thuốc nam dưới đây để cải thiện triệu chứng và đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.
- Mẹo chữa bệnh từ ngải cứu: Chuẩn bị một lượng ngải cứu tươi vừa đủ, làm sạch sau đó cho vào chảo để rang cùng ít muối hột trong 10 phút rồi chườm lên da.
- Mẹo chữa bệnh từ lá hẹ: Làm sạch 1 bó lá hẹ tươi sau đó cắt thành từng khúc, cho vào nồi, đổ nước ngập phần dược liệu rồi đun cạn còn 1 nửa so với ban đầu. Dùng tăm bông để thấm dung dịch rồi đắp lên da bị nổi mề đay là được.
- Mẹo chữa bệnh từ lá đơn đỏ: Hái một nắm lá đơn đỏ đủ dùng, làm sạch sau đó phơi khô hoặc để héo bớt rồi cắt thành từng khúc cho vào nồi nấu mỗi ngày 40g để uống.
- Mẹo chữa bệnh từ lá khế: Chuẩn bị một nắm lá khế làm sạch rồi cho vào chảo để rang héo cùng ít muối hột. Hỗn hợp thu được cho vào khăn mỏng để chườm lên da. Nếu diện tích nổi mề đay quá lớn bạn có thể dùng nước lá khế đã nấu tắm hàng ngày.
- Mẹo chữa bệnh từ lá kinh giới: Làm sạch một nắm lá kinh giới tươi sau đó cho vào nồi để nấu và tiến hành xông hơi. Thực hiện mẹo chữa này mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 5-7 ngày bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
Tương tự với thuốc Đông y, bài thuốc nam chữa nổi mề đay thường phát huy tác dụng khá chậm nên các mẹ cần có sự kiên trì khi áp dụng, tránh nóng vội làm mất hiệu quả. Mặt khác các mẹo vặt này chỉ thích hợp cho những trường hợp mề đay cấp độ nhẹ, trường hợp nặng có dấu hiệu viêm nhiễm mẹ bầu cần tìm gặp bác sĩ sớm để xử lý sớm.
- Xem Thêm: Trị Mề Đay Bằng Gừng Có Hiệu Quả Không? Cách Dùng Ra Sao Để Đạt Hiệu Quả Tối Đa [MẸO HAY KHÔNG NÊN BỎ QUA]
Chế độ dinh dưỡng dành cho thai phụ bị mày đay
Mẹ bầu khi bị nổi mề đay cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe hơn, nhất là chế độ ăn uống để cơ thể hồi phục nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tái phát. Cụ thể trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
Nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn:
- Thực phẩm có chứa hàm lượng lớn vitamin E và C để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện bệnh lý từ sâu bên trong. Các thực phẩm giàu vitamin E và C gồm bông cải xanh, hạt dẻ, hạnh nhân,…
- Thực phẩm có chứa chất kháng sinh tự nhiên như gừng, nghệ,…để giải độc cơ thể, tiêu viêm và giảm ngứa.
- Thực phẩm có chứa nhiều omega 3 như các loại cá biển để ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm, giải độc cơ thể.
- Thực phẩm có chứa thành phần chống oxy hóa như trà xanh, hành tây,… để rút ngắn thời gian hồi phục tế bào đã bị tổn thương.
Nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn gồm:
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm như thịt bò, đồ hộp để hạn chế nguy cơ bị kích ứng, khiến cơn ngứa ngáy, khó chịu càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm cay nóng cần hạn chế bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình thải độc của gan.
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích bởi sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm quá mặn hay quá ngọt sẽ khiến nốt mề đay nghiêm trọng hơn và chúng không tốt với sức khỏe thai nhi.
- Xem Thêm: [Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Những Thông Tin Người Bệnh Cần Biết Để Bệnh Nhanh Khỏi
Cách phòng ngừa nổi mề đay khi mang thai
Các mẹ không nên chủ quan trong việc phòng ngừa bởi bệnh lý này có thể tái phát bất kỳ lúc nào khi có điều kiện thuận lợi. Do đó khi mang thai mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Mẹ bầu cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên và thay quần áo hàng ngày.
- Khi mang thai các mẹ cần hạn chế sử dụng mỹ phẩm hoặc chỉ dùng loại có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo, thành phần tự nhiên.
- Thai phụ cần tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và thai nhi.
- Quần áo khi mặc nên chọn loại thoải mái, rộng rãi, chất liệu vải thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Không cào gãi, không chà xát mạnh vào vùng da đang bị tổn thương bởi có thể gây viêm nhiễm.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan để tránh nguy cơ bị nổi mề đay do căng thẳng.
- Môi trường sống cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh bị mề đay mẩn ngứa do bụi bẩn.
- Thực hiện xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, chú trọng luyện tập thể thao để cải thiện sức đề kháng.
- Mỗi ngày mẹ bầu cần uống đủ 2 đến 3l lít nước lọc để cân bằng điện giải, hạn chế nguy cơ mất nước. Thai phụ có thể dùng thêm nước ép hoa quả tươi, sinh tố để bổ sung nước, vitamin, khoáng chất cần thiết và tăng cường sức đề kháng.
- Cẩn trọng với các loại thuốc dùng để điều trị, nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh những tác dụng ngoài ý muốn xuất hiện.
- Chủ động tránh xa các dị nguyên gây dị ứng nổi mề đay trên da.
- Mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ vì sức khỏe của cả hai mẹ con.
Các vấn đề về nổi mề đay khi mang thai chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu kỹ lưỡng. Hy vọng bài đọc đã giúp bạn đọc tìm hiểu được thông tin bổ ích để chủ động nhận biết triệu chứng, tìm cách điều trị và phòng ngừa phù hợp vì sức khỏe cho cả hai mẹ con.
- Xem Thêm: Bị Nổi Mề Đay Kiêng Ăn Gì Để Giảm Ngứa Và Nhanh Khỏi Bệnh [Không Nên Bỏ Lỡ]
Thuốc mề đay đỗ minh liệu có đảm bảo không thế? Bác sĩ bên đấy liệu trình độ và kinh nghiệm tay nghề có ổn không? Giờ nhiều nhà thuốc đông y quảng cáo rầm rộ, pr bẩn, rồi phốt tùm lum tùm la, thấy mà sợ quá
Đỗ minh đường uy tín và chất lượng từ xưa đến nay rồi, bác sĩ bên đấy còn được mời hẳn làm cố vấn của chương trình sức khỏe trên vtv2 thì biết là giỏi cỡ nào r đấy. Dược liệu bên đấy thì khỏi bàn, vừa sạch vừa lại có sự kiểm nhận của bộ y tế nên là hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Có nguyên video quay toàn cảnh vườn dược liệu đây
Nghe nói thuốc đông y bên đấy còn được bào chế thành dạng cao đặc thì liệu có làm hỏng hay mất chất của các dược liệu không? Với lại giá thuốc bên đấy có đắt lắm không?
Làm sao mà mất chất được. Nhà thuốc đỗ minh đường bào chế thành dạng cao đặc sền sệt như siro mục đích là để cho mình tiết kiệm thời gian không cần phải đun sắc thuốc gì cả. Với cả trước khi cô lại thành dạng cao thì nhà thuốc cũng đun sắc thuốc từ dược liệu nguyên bản ra thôi. Sắc xong họ mới tách chiết dược chất tinh tuý nhất cô thành cao. Dạng cao này uống còn hiệu quả cao hơn dạng sắc mà thẩm thấu vào dạ dày cũng tốt hơn nữa
Giá thuốc bên đấy thì tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người thì bác sĩ sẽ kê đơn với liệu trình khác nhau nên giá cũng sẽ chênh lệch ít nhiều. Giống như mình dùng thuốc bên đấy với liệu trình khoảng 2 tháng mà chi phí chỉ tầm khoảng 4 triệu với đủ 3 loại thuốc đặc trị mề đay, bổ gan và bổ thận. Mỗi loại bác sĩ kê cho mình cũng vào 4 lọ đấy
Dùng thuốc mề đay đỗ minh nghe nói cần phải kiêng ăn vài món là những món gì thế ạ? Thí dụ mình hạn chế ăn ít lại được không mọi người, chứ em đang mang bầu nên thèm ăn đủ thứ ấy
Dùng thuốc bên đó nên kiêng uống rượu bia nè, kiêng ăn đồ hải sản nè, kiêng thêm đồ lạnh nữa á chị. Bác sĩ dặn kiêng gì thì mình nên kiêng đó nha chị ơi, chứ không là lỡ bị kích ứng rồi đổ lỗi do dùng thuốc bên đấy thì tội họ lắm
Đúng rồi đó, nên kiêng theo bác sĩ chỉ dẫn nha bà. Ngày trước tui cũng như bà không kiêng theo lời bác sĩ dặn, kết quả là bệnh kéo dài lâu hơn so với liệu trình dùng thuốc. Lúc đó vừa tốn tiền thuốc vừa sợ bệnh bị chuyển biến xấu nữa haizzzz
Mình mang bầu thì qua bên đỗ minh đường khám có được ưu tiên khám trước không vậy mọi người?
Nếu chị muốn được ưu tiên khám sớm thì chị đặt lịch trước á. Chị gọi qua một trong hai số hotline 0963 302 349 – 0938 449 768 hoặc là đăng kí qua link này cũng được luôn. Đăng kí xong thì lễ tân bên đấy sẽ ghi chú lại, tới bữa khám chị qua đấy nói thông tin của mình là được ưu tiên khám sớm thôi
Em mang bầu lai ở xa nên định khám onl ấy mọi người. Có chị nào khám onl rồi cho em xin chút review với ạ
Khám onl thì cũng giống giống như khám off vậy đó bà. Cơ mà bà không cần đặt lịch trước mà gọi thẳng trực tiếp hoặc call video với bác sĩ bên đấy luôn. Sau khi bà nói rõ bệnh của bà cho bác sĩ nghe thì bác sĩ sẽ đánh giá, chuẩn đoán bệnh rồi kê đơn thuốc cho bà. Bà có thể đợi thuốc về rồi thanh toán hoặc là thanh toán trước cũng được luôn, nói chung cũng nhanh gọn lắm
Mình khám onl có được lựa chọn bác sĩ khám cho mình không? Tại tớ xem nhiều video thấy mến bác sĩ Hằng quá nên tớ muốn được khám bởi bsi ấy
Được nha bạn. Đúng là bác sĩ Hằng bên đấy được mọi người thích vì bác ấy vui vẻ lại nhiệt tình nữa. Trước tui khám phụ khoa rồi mề đay cũng toàn khám bác sĩ hằng, bác than thiện, nhẹ nhàng mà tư vấn cẩn thận, nhiệt tình lắm ấy. Bạn muốn khám bác thì gọi đến nhà thuốc nhắn với nhân viên là họ kết nối máy cho đó
Đang mang bầu dùng thuốc mề đay đỗ minh đường liệu có bị gì không mọi người? Với lại dùng thuốc bên đấy có ảnh hưởng đến em bé trong bụng không ạ?
Thuốc bên đấy được bào chế từ những dược liệu trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, với không có trộn lẫn tân dược gây tác dụng phụ nên là mẹ bầu hoàn toàn yên tâm dùng được thuốc bên đấy nha. Đây là feedback của một mẹ bầu sau khi dùng thuốc bên đấy này, chị xem qua thử
thuốc này bầu bì dùng vô tư lắm chị. đợt em mang bầu tuần thứ 8 thì bị nổi mề đay nè mọi người. Eo uiii ngứa ngáy kinh khủng mọi người ạ. Mề đay thì nổi thành từng mảng từng mảng nhìn khiếp thật sự. Tối ngủ em cứ trở mình liên tục vì không chịu nổi. Nghe em than vãn bệnh nên chị cùng công ty mới mách em qua đỗ minh đường khám thử coi sao. Qua đó bác sĩ chuẩn đoán bệnh rồi lên liệu trình thuốc cho em tầm 2 tháng. Mới dùng có khoảng đâu 2 tuần tưởng là mấy mảng mề đay sẽ giảm ai ngờ còn nhiều hơn lúc trước nữa. Em mới hoảng quá nên gọi qua bác sĩ thì bác sĩ bảo là do thuốc đang phát huy tác dụng đẩy độc tố ra ngoài chứ không có sao hết trơn á, lúc kê đơn bác đã có dặn rồi mà. Em cũng ráng dùng thêm 1 tháng thì cũng may bệnh cải thiện khá nhiều, mề đay mẹ, mề đay con cũng đã giảm dần. Dùng thêm một tháng nữa thì bệnh của em gần như khỏi hẳn, ban đêm ngủ cũng ngon giấc không còn ngứa ngay khó chịu như lúc trước nữa. Cũng may là có bà chị mách qua bên đấy sớm, chứ không là giờ em cũng không biết như thế nào nữa
Thuốc có dễ uống không các chế ơiii, em nghe nói thuốc đông y thường đắng mà em đang trong giai đoạn nghén nên sợ uống bị nhợn nhợn nôn ra á mấy chế
Bà vừa uống vừa nghĩ “không đắng không đắng” là tự dưng uống sẽ không cảm thấy đắng đâu bà. Nói chứ thuốc bên đấy khác với những loại thuốc đông y khác vì được bào chế ra dạng cao rồi nên dễ uống lắm, mùi vị thơm nhẹ, ngọt dịu, khá nịnh mũi đó
Bầu bị mà bị nổi mề đay thật sự muốn trầm cảm luôn ấy mọi người ạ. Khuyên mọi người nếu thấy có dấu hiệu nổi mề đay thì nên đến bác sĩ sớm chứ để lâu nguy hiểm cả mẹ và bé luôn đấy mọi người
Còn em lúc trước trong giai đoạn nghén mà bị nổi mề đay ngứa ngáy không ngủ nghỉ được gì hết. Cũng may được mẹ chồng mách dùng mấy mẹo dân gian coi vậy mà cũng hiệu quả lắm á, vừa đỡ tốn tiền thuốc mà cũng vừa an toàn nữa