Nội dung chính

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu gồm Đông y, Tây y hoặc thuốc Nam an toàn lành tính. Để việc điều trị hiệu quả và không ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu nên thăm khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cơ thể thai phụ có những biến đổi bất ổn gần như trong suốt thai kỳ. Sự rối loạn nội tiết, suy giảm hệ miễn dịch,..khiến cho bà bầu dễ bị tác động khi gặp phải yếu tố gây hại. Một trong những trường hợp phổ biến nhất là tình trạng nổi mề đay khi mang thai.

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu
Sử dụng thuốc uống hoặc bôi trị mề đay cho bà bầu cần thận trọng trước khi dùng, đặc biệt là các loại tân dược

Bà bầu sẽ gặp phải những triệu chứng khó chịu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da,…Các tổn thương có thể lan rộng trên nhiều vùng da khiến cho sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của thai phụ giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tình trạng mề đay gây ngứa có thể xuất hiện dữ dội vào ban đêm khiến cho bà bầu khó ngủ, ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi.

Để điều trị mề đay cho bà bầu, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc điều trị bằng thuốc cần theo dõi thận trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả em bé.

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu có thể sử dụng thuốc Tây hoặc các bài thuốc dân gian, Đông y. Tùy vào mức độ mề đay của mỗi người để lựa chọn phương án điều trị sao cho phù hợp và an toàn nhất. Trong đó, thuốc tân dược thường mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu dưới đây:

Thuốc Tây trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu

Thuốc Tây y chữa bệnh mề đay có hiệu quả nhanh do có thành phần dược tính mạnh. Tuy nhiên, khi sử dụng cho phụ nữ mang thai cần đặc biệt thận trọng. Bởi, nếu sử dụng sai thuốc hoặc quá liều có thể ảnh hưởng không chỉ sức khỏe của bà bầu mà còn cả thai nhi.

Thuốc giúp người bệnh giảm ngứa ngáy khó chịu, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp như:

Thuốc Loratadin

Loratadin là một trong số thuốc thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 2. Loại này được sử dụng trong điều trị dị ứng mề đay mẩn đỏ, ngứa da có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu
Thuốc hỗ trợ dị ứng da mề đay – Loratadin

Loratadin được sản xuất tại Mỹ từ năm 1988 và đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép đưa vào điều trị các hiện tượng dị ứng cho thai phụ. Đảm bảo mỗi ngày ở mức liều lượng cho phép là 10mg. Đây là lượng vừa đủ để điều trị dị ứng mề đay mẩn ngứa mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Thuốc có hiệu quả nhanh, giảm triệu chứng ngứa ngáy chỉ sau 30 phút uống thuốc, hiệu quả sẽ kéo dài trong khoảng 24 giờ. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra như khô miệng, nguy có sâu răng tăng. Một vài trường hợp ít phổ biến hơn, người dùng thuốc sẽ bị buồn nôn, tim đập nhanh,…

Để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, chị em phụ nữ nên thăm khám trước khi sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh.

Thuốc Cetirizine

Cetirizine cũng là một dạng thuốc thuộc nhóm kháng histamin được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng. Thuốc giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu do những bệnh lý dị ứng như viêm mũi, mề đay,…giảm phù mạch và kiểm soát được tình trạng sốc phản vệ.

Thông thường, thuốc được yêu cầu sử dụng theo phương pháp nhai trước khi uống để phát huy tối đa hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thai phụ có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như tay chân yếu, tăng nhịp tim, giảm thị lực, khó đi tiểu,…

Không tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi. Phụ nữ mang thai bị mề đay hoặc dị ứng khác nên thăm khám và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng Cetirizine nếu được chỉ định.

Thuốc Chlorpheniramine

Chlorpheniramine có tác dụng giảm nhanh những triệu chứng khó chịu do tình trạng dị ứng cơ thể gây ra, trong đó có mề đay. Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên liều lượng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu
Thuốc Chlorpheniramine

Một vài tác dụng phụ có thể xuất hiện trong thời gian sử dụng thuốc như khiến thai phụ buồn ngủ thường xuyên, buồn nôn, khô miệng, táo bón, đau đầu,…Thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Thai phụ không nên tự mua và sử dụng thuốc khi chưa được yêu cầu. Trường hợp sử dụng sai thuốc hoặc không đúng liều lượng có thể gây hại cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Đặc biệt, trường hợp quá liều, kết hợp nhiều thuốc trị mề đay cho bà bầu có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nguy hiểm hơn là gia tăng nguy cơ thai lưu không mong muốn.

Thuốc bôi Phenergan

Phenergan dạng bôi là một trong những sản phẩm được bác sĩ chỉ định trị mề đay mẩn ngứa ngoài da, phù hợp cho phụ nữ mang thai. Thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy do mề đay hoặc những vấn đề khác như côn trùng đốt, bỏng da, cháy nắng,…

Thuốc Phenergan có thành phần chính là promethazin, thuộc nhóm kháng histamin thế hệ thứ nhất. Vì thế, Phenergan phát huy tác dụng như một chất loại bỏ tình trạng dị ứng trung gian cho cơ thể thai phụ.

Mẹ bầu nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chú ý về liều dùng và thời gian sử dụng. Không nên bôi thuốc trực tiếp lên khu vực da có vết thương hở hoặc vùng đang bị viêm loét. Thông thường, Phenergan sử dụng cho bà bầu trong thời gian ngắn. Vì thế, các mẹ không nên lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều dùng, có thể gây hại cho mẹ và thai nhi.

Thuốc bôi Flucinar

Flucinar là một trong các thuốc dạng bôi da giúp điều trị tại chỗ tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay cho mẹ bầu. Flucinar thuộc nhóm thuốc corticoid, phát huy 3 tác dụng ngoài da là chống viêm, kháng khuẩn và kích thích co mạch.

Thuốc giúp mẹ bầu cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, Flucinar sẽ tham gia vào hoạt động ức chế đại thực bào giúp kiểm soát không cho tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, bà bầu tránh việc tự ý thay đổi liều dùng nguy hại cho sức khỏe.

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu
Thuốc bôi Flucinar giảm ngứa cho mẹ bầu bị mề đay

Trên đây là một vài loại thuốc uống và bôi phù hợp cho bà bầu bị mề đay mẩn ngứa mức độ nhẹ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ được bác sĩ chỉ định dạng thuốc có công dụng mạnh hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay, đặc biệt là với phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng.

Tuyệt đối mẹ bầu không tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược khi chưa thông qua thăm khám và hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bởi, những tác động từ dược tính của thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Nhất là trường hợp mẹ sử dụng sai thuốc, quá liều.

Dùng thuốc dân gian trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu

Ngoài các loại thuốc Đông – Tây y kể trên, thuốc chữa mề đay mẩn ngứa từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính cũng là sự lựa chọn của nhiều mẹ bầu. Lựa chọn điều trị bằng thuốc dân gian là phương án phù hợp khi các mẹ đang gặp phải tình trạng mề đay mức độ nhẹ.

Tham khảo một số cách điều trị bằng các vị thuốc dân gian như sau:

Sử dụng trà thảo mộc: Trà hoa cúc, trà từ lá chè vằng, atiso,…phù hợp cho mẹ bầu bởi độ an toàn và lành tính cao. Chúng có tác dụng bảo vệ cơ thể, thanh lọc, giải độc, giảm ngứa ngáy khó chịu hiệu quả. Sử dụng trà thảo mộc cho cả phụ nữ sau sinh, không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mề đay mà còn giúp chị em phụ nữ duy trì vóc dáng và làn da khỏe mạnh.

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu
Dùng thuốc Nam trị mề đay cho bà bầu

Sử dụng kinh giới: Tận Dụng kinh giới trị mề đay là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng. Tinh dầu có trong cây kinh giới kết hợp với các hoạt chất khác giúp giữ ấm cơ thể cho bà bầu, giảm triệu chứng ngứa ngáy trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Thực hiện theo cách làm sau:

  • Sử dụng một nắm lá kinh giới, rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Sử đó rang nóng lá kinh giới, có thể dùng cả thân cây, rang với một ít muối cho đến khi thấy lá chuyển vàng, có mùi thơm.
  • Đổ hỗn hợp ra một chiếc khăn hoặc mảnh vải sạch, bọc lại và chườm lên da đang bị mề đay.
  • Mỗi ngày thực hiện vài lần đến khi cơn ngứa thuyên giảm.
  • Ngoài sử dụng chườm nóng, chị em có thể nấu nước xông hơi bằng lá kinh giới để đẩy lùi cảm giác khó chịu do mề đay gây ra.

Sử dụng mướp đắng: Mướp đắng là vị thuốc dân gian mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, mướp đắng còn có hiệu quả diệt khuẩn và loại bỏ virus. Sử dụng mướp đắng trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu là phương án an toàn, không gây tác dụng phụ. Thực hiện:

  • Rửa sạch mướp đắng, sau đó thái nhỏ nấu với nước trong 10 phút.
  • Cho vào 1 ít muối, sử dụng nước nấu từ mướp đắng để âm ấm tắm rửa khi bị mề đay.
  • Phần bã mướp đắng có thể đắp trực tiếp lên da.
  • Thực hiện 2 ngày/lần để có được hiệu quả tốt nhất.

Những vị thuốc dân gian lành tính, an toàn cho bà bầu, không ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên, do lành tính nên thời gian đạt hiệu quả chữa mề đay sẽ chậm hơn, đòi hỏi sự kiên trì của người thực hiện.

Lưu ý khi chữa mề đay mẩn ngứa cho bà bầu

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa, để đạt hiệu quả tốt bà bầu nên kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách và thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn. Một vài lưu ý cho phụ nữ mang thai trong quá trình điều trị chứng mề đay mẩn ngứa khó chịu:

Lưu ý khi chữa mề đay mẩn ngứa cho bà bầu
Bà bầu nên giữ vệ sinh và bảo vệ da tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ánh nắng gay gắt của mặt trời,…
  • Tránh tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, sử dụng nước tắm có nhiệt độ vừa phải để không làm ảnh hưởng đến tình trạng mề đay trên da.
  • Hạn chế việc cào gãi khiến cho da bị trầy xước, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm ngứa tấn công sâu, gây viêm nhiễm nguy hiểm.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, dưỡng ẩm bằng sản phẩm phù hợp, ưu tiên chọn những sản phẩm chăm sóc có thành phần thiên nhiên.
  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, không mặc đồ quá bó sát, giặt phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời.
  • Tránh ăn thực phẩm có nguy cơ tăng dị ứng như hải sản, các loại thịt đỏ, đậu phộng,…
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất,…thiết yếu cho cơ thể.
  • Vận động đi lại nhẹ nhàng giúp cơ thể tuần hoàn ổn định hơn, bảo vệ da khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, giữ vệ sinh không gian sống.
  • Giữ tinh thần thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế stress, căng thẳng,..

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu được sử dụng tùy vào mức độ mề đay và sức khỏe của từng thai phụ. Chị em tránh việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây hại cho thai nhi, đặc biệt là thuốc Tây y có dược tính mạnh. Để đảm bảo an toàn, trước khi điều trị bằng thuốc, thai phụ nên thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng với protein trong tôm, cua, mực, nghêu,... Tình trạng này thường bùng phát đột ngột, ồ ạt trong vài...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,... Bệnh khiến người...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe