Nội dung chính

Thuốc trị mề đay cho trẻ em có khả năng làm giảm nhanh các dấu hiệu ngứa ngáy, kích ứng ở trẻ do mề đay gây ra. Mỗi tình trạng, đội tuổi của trẻ sẽ có phác đồ, loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa dành riêng để phù hợp nhất với thể trạng của bé. Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ càng để kịp thời cho con dùng thuốc đúng đắn, tránh để lâu gây nên nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.

Bệnh mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều yếu tố gây nên, từ di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, tiếp xúc với các dị nhân hay sức đề kháng của trẻ,… Vốn dĩ, trẻ nhỏ có sức đề kháng, hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị yếu tố gây bệnh tấn công, thế nên nguy cơ mắc bệnh mề đay mẩn ngứa cao hơn người lớn.

Khi con nhỏ có dấu hiệu của bệnh mề đay mẩn ngứa, bố mẹ cần cho con thăm khám kịp thời và sử dụng thuốc điều trị để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con trẻ.

Top 7 thuốc trị mề đay cho trẻ em an toàn, hiệu quả

Cơn ngứa sinh ra khi cơ thể kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra một chất gọi là histamin, gây nên mề đay, mẩn ngứa ở trẻ. Vì thế, các loại thuốc điều trị mề đay cho trẻ hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa cơ thể sản sinh chất này (kháng histamin) và xoa dịu những tổn thương do ngứa ngáy gây ra. Dưới đây, chuyên trang chúng tôi tổng hợp một số loại thuốc trị mề đay cho trẻ hiệu quả, thường được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị mề đay trẻ em giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ do mề đay gây ra
Thuốc trị mề đay cho trẻ em giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ do mề đay gây ra

Thuốc kháng histamin H1 trị ngứa, tiêu ban

Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc thường được sử dụng phổ biến trong điều trị chống dị ứng. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn ngừa tế bào thụ thể H1 trong cơ thể, từ đây ức chế tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ. Những loại thuốc thường dùng trong nhóm thuốc kháng histamin H1 có thể kể đến như Cetirizine, Hydroxyzine hay Diphenhydramine,…

Khi dùng thuốc cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ nhỏ từ 2 – 11 tuổi nên dùng thuốc theo liều lượng 2mg/kg cơ thể, dùng cách 6 giờ mỗi lần hoặc chỉ dùng khoảng 300mg/ ngày. 
  • Với trẻ trên 12 tuổi, bố mẹ tham khảo cho con dùng thuốc từ 25 – 50mg sau từ 2 – 4 giờ, hoặc dùng 1 liều duy nhất tối đa 400mg/ ngày. 

Lưu ý, liều lượng dùng thuốc nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ. Khi dùng thuốc kháng histamin H1 chữa mề đay cho trẻ, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ. Thế nên, tốt nhất mẹ nên cho bé uống thuốc vào buổi tối và theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường.

Thuốc trị mề đay cho trẻ em kháng histamin H2

Tương tự như thuốc kháng histamin H1, thuốc kháng histamin H2 sẽ chặn thụ thể H2 để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, phát ban đỏ do mề đay gây ra. Một số loại thuốc kháng histamin H2 có thể kể đến như Nizatidine, Famotidine,… Liều dùng tham khảo dành cho trẻ nhỏ như sau:

  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi chỉ nên dùng 1 liều duy nhất 5mg mỗi ngày. 
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể sử dụng mỗi ngày 10mg.
Thuốc kháng histamin được sử dụng để ức chế cơn ngứa
Thuốc kháng histamin được sử dụng để ức chế cơn ngứa giúp bé thoải mái hơn

Thuốc kháng histamin H2 thường được sử dụng kết hợp cùng kháng histamin H1 để gia tăng hiệu quả, điều trị mề đay ở trẻ nhanh chóng hơn. Cũng giống như thuốc kháng histamin H1, thuốc kháng histamin H2 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng như rối loạn tiêu hóa, đau đầu,… Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng và theo dõi sát sao trong thời gian con dùng thuốc. 

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa kháng viêm Corticosteroid

Trong trường hợp trẻ bị mề đay nặng, viêm mạch, phù thanh quản,… các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc chứa thành phần Corticosteroid. Bên cạnh đó, với các trường hợp điều trị mề đay bằng thuốc kháng histamin không hiệu quả, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc này.

Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh mề đay của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và đơn thuốc phù hợp. Thông thường, thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ có chứa Corticosteroid thường được điều chế thành 2 dạng là thuốc bôi và thuốc uống, điển hình như: 

  • Thuốc dạng bôi: Một số loại thuốc kể đến là Flucinar, Triamcinolone hay Hydrocortison, Fluocinolon,…
  • Thuốc dạng uống: Có thể kể đến các loại thuốc như Metasone, Medrol hay Prednison,..

Lưu ý rằng, các loại thuốc kháng viêm chứa Corticosteroid gây ra tác dụng phụ khá nặng nề, có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, làm giảm hormone tăng trưởng ở trẻ. Do đó, bố mẹ cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc này cho con. 

Hoạt chất ức chế chống miễn dịch điều trị mề đay

Một số loại thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch để cải thiện tình trạng mề đay cũng được sử dụng trong điều trị mẩn ngứa, mề đay ở trẻ nhỏ. Những loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như:

  • Thuốc Tacrolimus: Loại thuốc này giúp làm giảm hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các triệu chứng mẩn ngứa lây lan rộng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng gây ra tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 
  • Mycophenolate: Loại thuốc này có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, xoa dịu nhanh chóng các triệu chứng mẩn ngứa, phát ban đỏ do mề đay gây ra. 
  • Cyclosporine: Loại thuốc này cũng có tác dụng tương tự như 2 loại thuốc kể trên, cơ chế hoạt động của chúng là ức chế hệ thống miễn dịch và cải thiện tình trạng mề đay ở trẻ nhỏ. Một số tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch này có thể kể đến như đau đầu, buồn nôn, suy giảm chức năng thận nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

Thuốc bôi trị mề đay cho trẻ Phenergan

Bên cạnh các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da cũng được ưu tiên sử dụng cho trẻ nhỏ bởi có thể hạn chế các tác dụng phụ, hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng. Thuốc bôi Phenergan có thể sử dụng trong trường hợp trẻ bị kích ứng, dị ứng do côn trùng cắn, mề đay mẩn ngứa,… Loại thuốc này sử dụng bôi ngoài da trong phạm vi nhỏ.

Thuốc bôi trị mề đay cho trẻ Phenergan
Thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em Phenergan khá an toàn, hạn chế tác dụng phụ

Cơ chế hoạt động của thuốc là sử dụng hoạt chất chính Promethazin 0,2g (chất kháng histamin H1) để ngăn ngừa giải phóng histamin vào da, từ đây giảm ngay tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở trẻ nhỏ do mề đay gây ra. Hiệu quả của loại thuốc này tương đối nhanh, thậm chí có thể chấm dứt mề đay ở trẻ nhỏ sau khoảng 2 ngày bôi thuốc.

Lưu ý, không sử dụng thuốc bôi Phenergan cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc các vùng da đang bị tổn thương, vết thương hở, bị nhiễm trùng… Thuốc bôi chỉ có tác dụng tại chỗ, thế nên khi bôi thuốc điều trị, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh. 

Hướng dẫn cách dùng thuốc: 

  • Vệ sinh da cho bé sạch sẽ, lau khô trước khi dùng thuốc
  • Thoa 1 lượng kem mỏng vừa đủ để thuốc thẩm thấu hết vào niêm mạc da
  • Bôi từ 3 – 4 lần/ ngày để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy ở trẻ

Kem bôi trị mề đay cho trẻ Rokoito

Với trường hợp trẻ bị mề đay do côn trùng cắn hoặc muỗi cắn, mẹ có thể sử dụng thuốc bôi Rokoito không qua đơn kê bác sĩ. Thành phần chính của loại thuốc này là Hydrocortisone giúp kháng viêm, làm dịu da, hết sưng viêm trong thời gian ngắn. 

Thành phần chính trong thuốc được sử dụng với hàm lượng ít nhằm hạn chế nhất các tác dụng phụ với trẻ nhỏ. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó, khi dùng cần lấy 1 lượng kem nhỏ, ít, thoa đều mỏng, không lạm dụng quá nhiều. Ngoài điều trị mề đay ở trẻ nhỏ, loại kem bôi này còn có thể dùng trong các trường hợp dị ứng da, côn trùng cắn. 

Cách dùng kem bôi Rokoito tương tự như thuốc bôi Phenergan, liều bôi từ 2-4 lần mỗi ngày, bôi liên tục trong khoảng vài ngày. Kem bôi này có thể dùng cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên, tránh bôi vào các vết thương hở đang chảy nước.

Thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ trên 2 tuổi – Loratadin

Thuốc Loratadin có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trong trường hợp dị ứng, mẩn ngứa, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, côn trùng cắn, tiếp xúc với dị nguyên,… Thuốc được bào chế thành nhiều dạng thức như viên nang nhai, dung dịch hay thuốc uống.

Thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ trên 2 tuổi - Loratadin
Thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ trên 2 tuổi – Loratadin

Thuốc Loratadin điều trị mề đay ở trẻ khá an toàn, ít gây tác dụng phụ như các loại thuốc uống kể trên. Tuy nhiên, nếu trẻ bị suy gan, bố mẹ cần tham khảo kỹ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng loại thuốc này cho con. Một số tác dụng phụ mức nhẹ khi dùng thuốc có thể kể đến như khô miệng, đau đầu. 

Liều dùng tham khảo: Trẻ từ 2 đến 12 tuổi (trọng lượng cơ thể từ 30kg) có thể dùng 10mg/ lần/ngày. Với trẻ dưới 30kg, thì liều lượng dùng là 5mg/lần/ngày. Với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể tham khảo dùng thuốc dạng siro để bé dễ uống. 

Trẻ trên 12 tuổi dùng thuốc 10mg/ ngày.

Thuốc uống trị mề đay cho trẻ nhỏ Fexofenadine

Fexofenadine là thuốc kháng histamin H1 thế hệ II có tác dụng kháng chọn lọc histamin ở thụ thể H1 ngoại vi. Loại thuốc này thường được sử dụng điều trị các bệnh dị ứng liên quan đến histamin như mề đay mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,…

Thuốc chống dị ứng Fexofenadine có thể dùng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, chống chỉ định với người quá mẫn với thành phần thuốc. Nhiều nghiên cứu cho biết loại thuốc này mang đến hiệu quả cao trong điều trị bệnh mề đay mãn tính vô căn

Loại thuốc này không gây buồn ngủ hay tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương nên được ưu tiên sử dụng để tránh gây buồn ngủ quá mức, liều dùng cho trẻ nhỏ như sau: 

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi: Dùng 15mg/ 2 lần/ ngày
  • Trẻ từ 2-11 tuổi: Dùng 30mg/ 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 180mg/ lần mỗi ngày hoặc 60mg/ 2 lần mỗi ngày 

Lưu ý rằng, bố mẹ không dùng thuốc Fexofenadine với nước trái cây. 

Thuốc trị mề đay cho trẻ dạng siro – Benadryl

Siro Benadryl được sử dụng phổ biến trong điều trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em. Được điều chế ở dạng siro, Benadryl có hương anh đào dịu ngọt, dễ uống nên bố mẹ không quá khó khăn khi cho trẻ nhỏ sử dụng. Thành phần chính của siro này là Diphenhydramine HCL 12,5mg có tác dụng kháng histamin H1. Thuốc mang đến tác dụng chống dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, hắt hơi sổ mũi, ngứa rát cổ họng hay ngứa mi mắt…

Siro Benadryl được sản xuất tại Mỹ và chứng nhận an toàn bởi FDA Hoa Kỳ nên bố mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng thuốc cho con. Ưu điểm của siro chữa mề đay này là dễ uống, không gây nôn trớ, khó chịu như khi dùng thuốc viên. 

Thuốc trị mề đay ở trẻ em dạng siro
Thuốc trị mề đay cho trẻ em dạng siro khá an toàn và dễ sử dụng cho bé

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Mẹ cho bé uống trực tiếp 5-10ml/ ngày với trẻ từ 6 – 11 tuổi.

Việc sử dụng thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mẩn hay sưng phù khó chịu ở trẻ. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức các loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sau này của bé.

Thay vào đó, phụ huynh nên tìm đến những bài thuốc đặc trị mà an toàn hơn. Một trong những cái tên được nhiều người bệnh nhắc đến mỗi khi bị mề đay suốt 3 thế kỷ qua là Mề Đay Đỗ Minh – Bài thuốc nam lâu đời nhất trị dứt điểm tình trạng mề đay, trong đó có mề đay ở trẻ.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể khởi phát ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,... Bệnh khiến người...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe