Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý Dị Ứng Hải Sản Ở Trẻ Em

Dị ứng hải sản ở trẻ em là tình trạng thường gặp. Cũng giống như dị ứng hải sản ở người lớn, trên người trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, đi phân lỏng, sốt,…Bố mẹ cần nhận biết sớm và có biện pháp can thiệp giúp con mau chóng cải thiện tình trạng này.

Dị ứng hải sản ở trẻ em là tình trạng thường gặp
Dị ứng hải sản ở trẻ em là tình trạng thường gặp

Dị ứng hải sản là gì? Các loại hải sản dễ bị dị ứng

Dị ứng hải sản là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với protein có trong một số loại hải sản, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ như cua, tôm, sò, nghêu. Tình trạng này có thể gây phát ban, nổi mề đay, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa cổ họng và làm bùng phát các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn, viêm da cơ địa,…

Một số dị ứng hải sản ở trẻ em chủ yếu là do động vật giáp xác và có vỏ, nhưng cũng có thể còn do động vật thân mềm gây nên. Các loại hải sản dễ gây dị ứng ở trẻ gồm có:

  • Tôm càng, tôm hùm,…
  • Cua
  • Nghêu
  • Mực
  • Bạch tuộc. 

Xem thêm định nghĩa: Dị Ứng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị

Vì sao trẻ em bị dị ứng hải sản?

Dị ứng hải sản là một trong những loại dị ứng phổ biến. Bởi, hải sản là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng là tác nhân hình thành nên phản ứng kích ứng cho cơ thể. Đặc biệt là với các loại có vỏ như tôm, cua, ốc, hoặc các loại cá biển,…chứa lượng đạm lạ.

Vì sao trẻ em bị dị ứng hải sản?
Vì sao trẻ em bị dị ứng hải sản?

Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone gây dị ứng. Đối tượng trẻ em, nhất là những bé dưới 10 tuổi sẽ dễ gặp phải tình trạng này. Do sức đề kháng của các bé còn yếu, hệ miễn dịch có thể nhầm lẫn những chất dinh dưỡng là tác nhân gây hại. Từ đó kích thích phản ứng dị ứng gây nên chứng dị ứng hải sản ở trẻ em.

Tuy nhiên, không phải khi trẻ em ăn phải bất kỳ loại hải sản nào cũng bị dị ứng. Đồng thời, không phải trẻ em nào cũng gặp phải tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân chính khiến trẻ dị ứng là vì:

  • Hải sản chứa độc tố không phù hợp với cơ thể trẻ nhỏ. Chẳng hạn như khi bé ăn phải các loại sứa, cá nóc, cá mù làn, cá chình, cá trích,…
  • Trẻ vô tình ăn những dạng hải sản chứa nhiều thủy ngân gây nên tình trạng kích ứng.
  • Ngoài ra, trường hợp bé ăn những loại hải sản bị ôi thiu cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị dị ứng.
  • Cơ thể trẻ nhạy cảm, đang mắc phải các vấn đề về đường ruột, hoạt động của cơ quan tiêu hóa, bài tiết còn kém, non nớt.
  • Trẻ bị dị ứng có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ. Hoặc đang mắc phải chứng dị ứng do nguyên nhân khác nhưng ăn nhầm hải sản gây gia tăng triệu chứng dị ứng. 

Đây là một vài yếu tố khiến cho da trẻ bắt đầu xuất hiện những mảng hoặc mẩn đỏ, ngứa khó chịu. Sau khi cơ thể bắt đầu tương tác với các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài, hiện tượng dị ứng bắt đầu nặng nề hơn. Bố mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của con để nhanh chóng đưa con đến bệnh viện điều trị.

Có thể bạn quan tâm: Bị Dị Ứng Hải Sản Khi Mang Thai Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Dấu hiệu nhận biết dị ứng hải sản ở trẻ em

Tình trạng dị ứng hải sản ở trẻ em có thể khởi phát đột ngột mặc dù trẻ vẫn ăn hải sản bình thường trước đó không lâu. Đối với trường hợp dị ứng là trẻ em, mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn so với người lớn. Do đó, bố mẹ nên sớm nhận biết những biểu hiện bất thường của con để điều trị, phòng tránh nguy cơ:

Dấu hiệu nhận biết dị ứng hải sản ở trẻ em
Khi bị dị ứng hải sản, trên cơ thể bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ, sau đó sần và gây ngứa
  • Trên da trẻ xuất hiện nhiều mảng đỏ, sần sùi và gây ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, khi da trẻ tiết nhiều mồ hôi, nhất là khi thời tiết nóng nực, vùng dị ứng bắt đầu lan ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.
  • Trẻ sơ sinh bị dị ứng sẽ kèm theo hiện tượng quấy khóc bất thường, người khó chịu, nôn nao, trở nên cáu kinh hơn bình thường.
  • Ngoài ra, bé còn bị tiêu chảy. Tình trạng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào mức độ dị ứng. 
  • Cơ thể trẻ có hiện tượng mất nước, hô hấp khó và thường xuyên ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ngứa mắt,…
  • Trường hợp bé bị dị ứng nặng, nguy cơ sốc phản vệ khá cao. Lúc này, bé sẽ có những triệu chứng nặng hơn như tim đập nhanh, choáng váng, sưng mắt, nôn mửa, ngất xỉu, mất ý thức,…

Tình trạng sốc phản vệ khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thậm chí một số trường hợp còn đe dọa tính mạng của trẻ, nguy cơ tử vong cao. Do đó, bố mẹ nên đặc biệt lưu ý vấn đề này. Nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, điều trị. 

Dị ứng hải sản ở trẻ có nguy hiểm không?

Các trường hợp bị dị ứng hải sản phần lớn chỉ bị nổi mề đay, ngứa da và ngứa cổ họng. Những triệu chứng này có thể nhanh chóng qua đi sau vài giờ hoặc sau vài ngày. Nhưng trong một số trường hợp dị ứng hải sản ở trẻ em, người lớn có thể dẫn tới sốc phản vệ, gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Thêm vào đó, tình trạng dị ứng sau khi ăn hải sản cũng có thể gây ra một số triệu chứng của các bệnh lý như:

Viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em

Ngoài ra, dị ứng hải sản ở trẻ nhỏ còn gây nên các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi. Trường hợp, trẻ em thường xuyên bị dị ứng sẽ có xu hướng chán ăn, chậm lớn, phát triển kém cũng như có nguy cơ phát triển một số bệnh liên quan đến cơ địa. 

Đọc thêm: Bị Dị Ứng Hải Sản Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không?

Làm sao để chẩn đoán dị ứng hải sản?

Với những bé bị dị ứng nghiêm trọng thì cha mẹ nên đưa các em tới bệnh viện để được thực hiện các chẩn đoán chính xác như:

  • Test da: Nếu cha mẹ nghi ngờ con cái bị dị ứng do ăn hải sản thì bác sĩ sẽ cho một lượng nhỏ protein trong tôm, cua tiếp xúc trực tiếp lên da để test. Trong trường hợp xảy ra dị ứng, da sẽ xuất hiện sẩn ngứa, mề đay hoặc phát ban.
  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp được thực hiện để đo nồng độ kháng thể igE trong huyết tương. Nếu bị dị ứng, nồng độ igE sẽ tăng lên một cách bất thường, càng cao thì triệu chứng dị ứng càng ở mức độ nặng và phạm vi ảnh hưởng lớn.

Biện pháp xử lý khi trẻ em bị dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản ở trẻ em phổ biến ở những bé dưới 10 tuổi. Bố mẹ cần sớm phát hiện và xử lý ngay khi các biểu hiện dị ứng xuất hiện. Dưới đây là những biện pháp được áp dụng phổ biến, giúp con sớm cải thiện triệu chứng dị ứng:

Sử dụng thuốc chữa dị ứng hải sản ở trẻ em bằng Tây y

Tùy theo tình trạng của mỗi bé mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Theo đó, trường hợp nhẹ, bác sĩ thường chỉ định cho bé sử dụng thuốc kháng histamin và một số loại có chứa corticosteroid. Mục đích giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da như ngứa, phát ban.

Với trường hợp bé bị dị ứng nặng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm epinephrine để ức chế hiện tượng dị ứng trong cơ thể trẻ. Đồng thời, thông qua đó, bé cũng ngăn ngừa được các tình huống nguy hại khi dị ứng bùng phát biến chứng. Đặc biệt, thuốc dạng tiêm sẽ được sử dụng ngay khi trẻ có dấu hiệu sốc phản vệ.

Biện pháp xử lý khi trẻ em bị dị ứng hải sản
Dựa vào tình trạng dị ứng của trẻ, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị cho phù hợp

Ngoài ra, một số kem dưỡng, thuốc bôi da cũng được bác sĩ chỉ định để bố mẹ sử dụng cho con. Chúng giúp cấp ẩm cho da, tránh tình trạng thâm sẹo cho trẻ. Bố mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Tránh tình trạng lạm dụng, gây quá liều nguy hại sức khỏe của con.

ĐỌC NGAY: Bị Dị Ứng Hải Sản Uống Thuốc Gì? TOP 3 Thuốc Điều Trị Hiệu Quả

Áp dụng mẹo chữa tại nhà khi trẻ bị dị ứng hải sản

Ngoài sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da, trường hợp trẻ em bị dị ứng nhẹ, bố mẹ có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên để điều trị tại nhà. Có nhiều mẹo chữa dân gian giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa, khô sần khó chịu trên da bé. Tham khảo các cách sau:

Tắm lá thảo dược giảm dị ứng da: Một số loại lá thảo dược như tía tô, lá khế, trà xanh, bạc hà,…có công dụng kháng khuẩn tự nhiên. Các loại thảo dược lành tính, ít gây tác dụng phụ cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng tại nhà, công thức đơn giản:

  • Hái một nắm lá thảo dược quanh nhà phù hợp cho việc điều trị dị ứng ngoài da cho con.
  • Sau đó, bố mẹ nên rửa lá thật sạch, rồi cho vào nồi đun với nước lọc và một ít muối.
  • Nước sôi một vài phút thì dùng nước thảo dược thu được pha với nước lạnh tắm cho bé.
  • Áp dụng cách ngày, thay tắm lá thảo dược thay cho sử dụng các dạng sữa tắm công nghiệp khác.

Làm dịu da cho trẻ bằng nha đam: Phần nhựa màu trắng của nha đam có công dụng hiệu quả trong việc làm mát da, giảm kích ứng. Thực hiện theo cách đơn giản sau:

  • Gọt sạch vỏ của một bẹ nha đam, loại bỏ phần nhựa vàng, chỉ sử dụng phần thịt trắng.
  • Tắm trẻ bằng nước sạch, sau đó đắp nha đam lên vùng da đang bị mẩn đỏ, ngứa.
  • Bố mẹ cũng có thể ép lấy gel và thoa trực tiếp lên khu vực cần điều trị. 
  • Sau 5 phút rửa sạch da bé lại với nước ấm.

    Biện pháp xử lý khi trẻ em bị dị ứng hải sản
    Nếu nước lá thảo dược tắm cho trẻ giúp bé cải thiện tình trạng ngứa ngáy tại nhà, tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp cho trẻ dị ứng nhẹ

Để đào thải những độc tố có trong cơ thể, mẹ có thể cho bé bú hoặc uống nước nhiều hơn đối với các em bé lớn. Ngoài ra, bố mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh bí bách đổ mồ hôi. Biện pháp dân gian chỉ nên áp dụng cho trường hợp dị ứng hải sản nhẹ. Tuy nhiên, để an toàn bố mẹ nên áp dụng sau khi đã tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng thuốc nam để trị dứt điểm dị ứng hải sản ở trẻ em

Hiện nay, thuốc nam đang là phương pháp điều trị bệnh dị ứng phù hợp nhất cho trẻ em, bởi sự lành tính trong các thành phần thảo dược ở bài thuốc.

Lương y Tuấn cho biết, trẻ em thường có thể trạng yếu ớt, tạng phủ hoạt động kém nên rất dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như hải sản. Do đó cơ chế của các bài thuốc có thể đi sâu vào bên trong để giải quyết căn nguyên gây ra bệnh, đồng thời trừ phong, thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng và đào thải hết độc tố ra ngoài cơ thể, từ đó giúp bé tăng sức đề kháng tự thân, ăn ngon và phát triển hơn.

Tham khảo thêm: Chia Sẻ Mẹo Chũa Dị Ứng Thời Tiết Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả, Lành Tính

Mẹo chữa tổn thương da do dị ứng hải sản

Nổi mề đay, phát ban là những dấu hiệu cơ bản khi bị dị ứng, kèm triệu chứng ngứa âm ỉ đến dữ dội, châm chích, nóng rát và sưng đỏ. Để làm giảm triệu chứng trên da do dị ứng hải sản thì các bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

  • Uống nhiều nước: Khi trẻ bị dị ứng, các bạn nên cho trẻ uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch cũng như duy trì độ ẩm cho da và cân bằng thân nhiệt. 
  • Tắm nước mát, chườm lạnh: Ngay khi bị các triệu chứng dị ứng trên da, phụ huynh có thể chườm mát, chườm lạnh để giúp giảm viêm, làm mát da, từ đó giúp cải thiện tốt tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ cho trẻ.
  • Thoa tinh dầu tràm trà: Loại tinh dầu này có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm và sát trùng rất hiệu quả. Với những trường hợp da bé bị mẩn ngứa với kích thước lớn, gây viêm nặng, các bạn có thể thoa tinh dầu lên da bé để cải thiện triệu chứng. 
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm lên da của bé 2 – 3 lần/ngày để tăng sức đề kháng, bảo vệ da trước các tác nhân có hại. Ngoài ra, dưỡng ẩm đầy đủ sẽ giúp da của trẻ mềm mịn, giảm tình trạng ngứa ngáy. 

Nên xem : Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Làm giảm các triệu chứng ở hệ tiêu hóa

Trong trường hợp dị ứng hải sản ở trẻ em gây đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn thì phụ huynh có thể tham khảo xử lý theo một trong những biện pháp sau đây:

  • Gây nôn: Nếu trẻ bị dị ứng gây khó chịu dạ dày và đường ruột, cha mẹ có thể kích thích cổ họng để trẻ nôn hết những thứ đã ăn ra ngoài.
  • Uống trà gừng: Do có tính ẩm, lại giúp giảm lạnh bụng, tiêu chảy nhanh nên phụ huynh có thể cho trẻ uống trà gừng để ổn định hệ tiêu hóa, chống nôn mửa.
  • Ăn hạt sen: Hạt sen có tác dụng cầm tiêu chảy và làm giảm dị ứng. Cho nên bạn có thể nấu cháo trắng hạt sen trong khoảng 1 – 2 ngày để các con ăn nhằm giảm triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa do dị ứng hải sản gây ra.
Cháo hạt sen rất tốt cho người bị dị ứng
Cháo hạt sen rất tốt cho người bị dị ứng

Phòng tránh tình trạng dị ứng hải sản ở trẻ em

Hải sản là nguồn thực phẩm dễ gây dị ứng, do đó phụ huynh nên chủ động phòng ngừa để hạn chế những tình huống không mong muốn xảy đến với con. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn đọc trong vấn đề phòng chống dị ứng hải sản ở trẻ em:

  • Không nên để trẻ dưới 10 ăn hải sản chưa nấu chín, hải sản lạ. Đối với trẻ ăn dặm có thể cho bé ăn một ít làm quen, nếu không thấy trẻ có phản ứng lạ, từ từ cho bé tập làm quen với hải sản.
  • Hải sản sau khi mua về nên chế biến sạch sẽ, nhất là loại bỏ phần nội tạng tránh những độc tố gây hại cho cơ thể. Khẩu phần của trẻ phải đảm bảo phần hải sản đã được nấu chín hoàn toàn.
  • Nếu cho bé ăn hải sản thì nên tránh sử dụng chung với nước chanh hoặc cam. Hai loại này không thích hợp sử dụng chung với nhau bởi chúng có thể gây ra ngộ độc hay dị ứng.
  • Cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn xong, ghi chép những món ăn đã cho trẻ em mỗi ngày. Nếu có phản ứng dị ứng, việc ghi chép sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dễ dàng hơn.
  • Trường hợp bố mẹ có tiền sử dị ứng hải sản, không nên cho con ăn nhiều hải sản. Ngoài ra nếu trước đó trẻ đã từng bị dị ứng, bố mẹ không nên cố gắng cho con tập làm quen với hải sản. Thay vào đó, bố mẹ nên thông báo với những người xung quanh về tình trạng này của con. Nhất là đối với các bé học nội trú ở trường.

Dị ứng hải sản ở trẻ em nguy hiểm hơn so với người lớn. Do hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ, đặc biệt là các bé dưới 10 tuổi còn khá yếu. Vì thế, khi cơ thể tiếp xúc với các dưỡng chất hoặc độc tính có trong hải sản dễ gây nên tình trạng dị ứng. Cần sớm nhận biết và can thiệp, bởi nếu dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Có thể bạn quan tâm: