Bị dị ứng thời tiết có thể tự khỏi không và bao lâu thì khỏi là một trong những vấn đề nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, để trả lời được câu hỏi này thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như mức độ mắc bệnh, cơ địa, thể trạng của từng người cũng như phương pháp điều trị.
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bệnh dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhất tại nước ta, bởi vốn dĩ khí hậu tại Việt Nam vốn rất khó chịu, ẩm ướt, nắng mưa khiến cho cơ thể của những người yếu ớt, sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu rất dễ mắc căn bệnh này. Căn bệnh này được giới chuyên môn lý giải dễ hiểu đó là sự phản ứng lại với các tác nhân gây dị ứng như nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh, hanh khô hay độ ẩm không khí cao.
Lúc này, cơ thể sẽ tự động tiết ra loại kháng thể histamine nhằm chống lại sự kích ứng bên trong cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng histamine được sản sinh ra quá mức sẽ khiến phá vỡ các liên kết mạch máu và phát sinh ra các triệu chứng như nổi phát ban, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy…
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về dị ứng thì căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ người già cho đến trẻ nhỏ, bất kể nam hay nữ và ở mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, với những người có sức đề kháng suy giảm, cơ địa dễ bị dị ứng, những người có đối bệnh lý nền như viêm da cơ địa, hen suyễn…
Đọc thêm khái niệm: Tìm Hiểu Bệnh Dị Ứng: Nguyên Nhân Khởi Phát, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
Hiện nay, giới y khoa vẫn chưa xác định rõ ràng và chính xác nguyên nhân gây bệnh dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, lúc này có thể bệnh tình sẽ càng có điều kiện bùng phát dữ dội và nghiêm trọng hơn. Theo nghiên cứu, thì có đến 90% người bị bệnh dị ứng thời tiết tái phát và thậm chí diễn biến khá phức tạp. Tình trạng tái phát, phát đi phát lại ngày càng nhiều và có xu hướng chuyển biến nặng hơn và khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu không điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, cũng vẫn có vài giả thiết cho rằng tình trạng viêm da dị ứng được hình thành do hệ miễn dịch đã bị suy yếu. Bên cạnh đó, các tác động bên ngoài như thức ăn, vi khuẩn, khói bụi, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chất tẩy rửa…đây rất có thể là những nhân tố phát triển bệnh hàng đầu.
Một số các triệu chứng dị ứng da do thời tiết được biểu hiện bằng các biểu hiện cụ thể như:
- Xuất hiện các nốt nổi ban đỏ trên mặt, ở phía sau đầu gối, trên bàn chân, bàn tay và trong khuỷa tay.
- Da bị bong tróc, khô cứng và ngứa ngáy.
- Nứt da, sưng, tấy đỏ.
- Xuất hiện dịch lỏng và trong suốt
- Lớp da trở nên dày hơn và tạo vảy
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chia sẻ thêm rằng căn bệnh dị ứng thời tiết hoàn toàn có xu hướng tự khỏi sau khi bộc phát dữ dội. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ địa thể trạng sức khỏe và biện pháp điều trị mà thời gian tự khỏi bệnh cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, cũng có thể tùy theo từng trường hợp khác nhau, dị ứng nặng hay nhẹ sẽ có thời gian dứt bệnh khác nhau khi gặp điều kiện thuận lợi.
Chẳng hạn như:
- Đối với những trường hợp bị dị ứng nhẹ
Ở thời điểm này, bệnh chỉ vừa ở mức độ khởi phát và chưa có nhiều các triệu chứng quá nguy hiểm nên khá dễ kiểm soát và cũng dễ xử lý triệt để hơn. Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên để khỏi bệnh hoàn toàn thì bạn cũng cần phải tập trung vào việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ra tình trạng dị ứng cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ cải thiện hiệu quả.
Và nếu như kiểm soát bệnh cũng như chăm sóc tốt khi các triệu chứng chỉ vừa khởi phát thì bệnh có thể tự suy giảm sau vài tiếng, hoặc 1 – 2 ngày chắc chắn các triệu chứng của bệnh sẽ hoàn toàn biến mất.
Tham khảo thêm: Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
- Đối với những trường hợp bị dị ứng thời tiết nặng
Trường hợp này còn được gọi là bị dị ứng thời tiết mãn tính. Tình trạng bệnh này có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, những tổn thương trên bề mặt da có thể lan rộng ra nhiều vị trí lân cận, bắt đầu tình trạng viêm nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, ở trường hợp này thì rất khó để có thể tự khỏi và sẽ mất nhiều thời gian điều trị hơn.
Các phương pháp điều trị trong trường hợp bị dị ứng thời tiết mãn tính thì rất cần đến sự can thiệp y khoa như điều trị nội khoa bằng các loại thuốc Tây gồm thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ và thuốc tiêm…Đồng thời, kết hợp với những biện pháp chăm sóc da để đạt được hiệu quả điều trị tốt tốt nhất.
Mặc dù căn bệnh này không quá nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng bệnh càng về lâu dài không được điều trị tích cực hay chăm sóc hằng ngày thì bệnh sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết thể nặng có những biểu hiện nghiêm trọng hơn rất nhiều so với giai đoạn bệnh vừa khởi phát. Bên cạnh các triệu chứng nổi mẫn đỏ, ngứa ngáy thì còn có thể gây tổn thương làn da, nhiễm trùng nặng…Chính những triệu chứng này mà kéo theo hàng loạt các căn bệnh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Vì vậy, có thể thấy rằng khi bị dị ứng do sự tác động của thời tiết bao lâu mới khỏi thì không chỉ phụ thuộc đến các các điều trị mà nó còn ảnh hưởng đến thái độ trị bệnh của con người có tích cực hay không. Theo một thống kê cho thấy có đến 90% người bệnh bị dị ứng thời tiết và thường xuyên tái phát bệnh hơn và thường thì bệnh sẽ càng ngày trở nên trầm trọng so với lần trước đó.
Vì vậy, ngay khi bệnh trở nên khó chữa và nguy hiểm thì tốt nhất người bệnh nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để được khắc phục triệu chứng, đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.
Đọc thêm: Bị Dị Ứng Thời Tiết Nóng Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị
Gợi ý một số biện pháp giúp kiểm soát bệnh dị ứng thời tiết
Có thể thấy, căn bệnh dị ứng thời tiết không hề gây nguy hiểm đến tính mạng con người, tuy nhiên để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh cũng như đẩy lùi bệnh dứt điểm thì người bệnh cần tuân thủ thực hiện theo các lời chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, uống thuốc nào, liều lượng ra sao để phù hợp và đảm bảo an toàn nhất.
Đồng thời, để các triệu chứng dị ứng như nổi mẫn đỏ, ngứa ngáy biến mất và lấy lại làn da khỏe mạnh, bình thường, rút ngắn thời gian điều trị bệnh một cách tốt nhất. Có thể kể đến một số mẹo nhỏ sau đây:
- Chăm sóc da thường xuyên
Có thể những tổn thương trên làn da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ đến từ việc việc làn da của bạn đang quá mức khô ráp và nứt nẻ, dễ bong tróc và cũng dễ bị kích ứng hơn. Do thời tiết thất thường nên, ẩm và hanh khô khiến cho làn da trở nên dễ bị kích ứng hơn.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên thực hiện dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần sáng và tối để cung cấp độ ẩm, làn da của bạn trở nên mềm mại và dịu lại, nhờ đó mà cải thiện được các triệu chứng của bệnh dị ứng một cách tốt nhất, đồng thời đây cũng là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tái phát lại.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải hết sức lưu ý cẩn trọng trong việc chọn mua kem dưỡng ẩm. Chỉ nên chọn loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, ít các hóa chất hoặc những sản phẩm được bác sĩ tư vấn sử dụng.
- Hạn chế gãi cào vết thương
Vị trí làn da bị tổn thương do dị ứng thời tiết thường vô cùng ngứa ngáy khiến người bệnh thường xuyên gãi ngứa, bởi gãi sẽ làm giảm bớt sự khó chịu tạm thời. Tuy nhiên, sau khi gãi xong sẽ khiến cho vết thương ngày càng nghiêm trọng, ửng đỏ hơn và khó lành hơn. Lúc này, vùng da bị trầy xước sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng da.
Lúc này để hạn chế tình trạng ngứa ngáy cũng như tránh được việc gãi cào xước vết thương thì người bệnh có thể chườm ấm hoặc sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ để làm mát da, giảm sự ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, nên cắt gọn móng tay hoặc đep bao tay vào ban đêm để tránh việc vô tình gãi rách vết thương.
XEM NGAY: TOP 15 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Hiệu Quả Nhất Dành Cho Bạn
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
Căn bệnh dị ứng thời tiết gây ra các triệu chứng ngứa ngáy sẽ càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh như các loại hóa chất, các loại chất tẩy rửa, mỹ phẩm kém chất lượng, thực phẩm gây dị ứng, lông chó mèo, phấn hoa…
Bên cạnh đó, dị ứng thời tiết thì cần phải chủ động bảo vệ, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh. Nên chọn những loại quần áo có khả năng giữ ấm tốt nhưng phải rộng rãi, tránh ôm sát vào cơ thể.
- Hạn chế tắm bằng nước quá lạnh hay quá ấm
Việc bạn duy trì thói quen tắm nước quá nóng hay quá ấm hơn so với khả năng chịu đựng của làn da sẽ gây mất cân bằng độ ẩm, khiến làn da trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng và dễ dàng bùng phát các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết.
Đồng thời, để đảm bảo tốt cho sức khỏe tổng thể chung cũng như bảo vệ làn da của bạn thì nên tắm nước mát khi trời nóng và tắm nước nóng khi trời lạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là không nên tắm quá lâu, chỉ nên từ 10 – 15 phút thì nên ra ngoài, lau khô người và mặc quần áo dài tay để giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào những giai đoạn thời tiết giao mùa, chuyền từ mùa hè sang mùa đông.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Suy giảm hệ miễn dịch cũng một trong những nguyên nhân gây bùng phát các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin khoáng chất.
Song song đó, nên tập trung bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin C, D, A…cùng rau củ quả chứa nhiều chất xơ, chất béo giàu omega-3…sẽ giúp làm tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.
Đọc thêm: Dị Ứng Thời Tiết Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Điều Trị Bệnh? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Vận động lành mạnh
Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh cũng cần phải vận động mỗi ngày mới có thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Sự vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi bộ sau mỗi bữa ăn, bơi lội, đạp xe, tập yoga…hằng ngày sẽ giúp cơ thể bạn đạt được một sức khỏe hoàn hảo, sức đề kháng cao thì tự động bạn sẽ tránh được các bệnh vặt vãnh trong đó có cả bệnh dị ứng thời tiết.
Không tự ý áp dụng các mẹo dân gian để điều trị dị ứng thời tiết
Trên thực tế, những mẹo dân gian được dùng trong điều trị dị ứng thời tiết chưa được công nhận cũng như kiểm chứng đề độ an toàn. Bên cạnh đó hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp này phụ thuộc nhiều vào cơ địa, tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng và nhiều yếu tố khác.
Thậm chí ở một số trường hợp sử dụng mẹo dân gian còn khiến tổn thương lan rộng hơn, dễ kích ứng. Nếu sử dụng sai cách cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng trên da, lở loét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị cũng như thẩm mỹ của người bệnh.
Dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn
Làm việc quá sức, không dành thời gian nghỉ ngơi, căng thẳng và chịu nhiều áp lực cũng là một trong những nguyên nhân khiến dị ứng, viêm nhiễm phát triển mạnh theo chiều hướng xấu đi. Hơn nữa quá trình điều trị bệnh dị ứng thời tiết thường gặp nhiều khó khăn, không thể kiểm soát triệu chứng một cách dễ dàng.
Vì thế biện pháp tốt nhất cho bạn lúc này là để làn da được nghỉ ngơi, tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức.
Loại bỏ đồ ăn dễ gây kích ứng ra khỏi thực đơn
Trong thời gian điều trị bệnh dị ứng thời tiết, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm có khả năng gây kích ứng, như đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng, hải sản, các loại rượu, bia, hóa chất,…
Nguyên nhân là thực phẩm này có thể khiến tình trạng sức khỏe của người bị dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời gây ra những khó khăn, cản trở quá trình điều trị, phục hồi bệnh.
Nên đọc: Bị Dị Ứng Thời Tiết Nên Kiêng Gì? Cách Phòng Ngừa Bệnh Tốt Nhất
Nên uống đủ nước mỗi ngày
Đây là một trong những cách hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết nhanh chóng và hiệu quả. Theo đó người bệnh nên uống từ 2-2,5l nước mỗi ngày. Nếu cung cấp đủ nước cơ thể sẽ được thanh lọc thường xuyên, độc tố bị đẩy ra ngoài. Từ đó giúp tình trạng dị ứng thời tiết được khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó triệu chứng ngứa, phát ban cũng cải thiện.
Ngoài sử dụng nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước ép rau củ, nước trái cây hoặc vitamin để nâng cao đề kháng.
Cho cơ thể bổ sung vitamin và khoáng chất
Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không, câu trả lời là có với những người bệnh mức độ nhẹ. Tuy nhiên để đẩy nhanh quá trình hồi phục, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết.
Theo đó các thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất dồi dào phải kể đến như trái cây tươi, rau củ,… chúng không chỉ giúp người bệnh nâng cao đề kháng mà còn hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết rất tốt.
Bên cạnh đó khi vitamin được đưa vào cơ thể sẽ làm dịu nhanh triệu chứng ngứa rát, nổi mẩn trên da. Đồng thời phòng ngừa sự xâm nhập và phát triển gây bệnh của các loại vi khuẩn, nấm cùng một số tác nhân gây dị ứng khác.
Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Đây là biện pháp trị dị ứng thời tiết cuối cùng mà người bệnh có thể tham khảo trong bài viết này. Theo đó khi bị dị ứng thời tiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tân dược cho bạn nhằm đẩy lùi triệu chứng, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Một số loại thuốc Tây y thường dùng trong điều trị dị ứng thời tiết như:
- Thuốc kháng histamin: Thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng dị ứng, ngứa ngáy thông thường cho người bị dị ứng thời tiết.
- Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin hoặc Doxepin là 2 loại thuốc kháng thụ thể H2 được chỉ định nhiều nhất khi bị dị ứng thời tiết. Thuốc này thường dùng kết hợp với kháng histamin cho những người bị bệnh nặng.
- Thuốc Corticoid: Thuốc có công dụng cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời phòng ngừa dị ứng kéo dài.
Tuy nhiên khi bạn sử dụng các loại thuốc tân dược này cần đặc biệt tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý mua thuốc về nhà điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng cho gan, dạ dày và thận.
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa nêu trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không và bao lâu thì khỏi?”. Và tùy theo thể trạng sức khỏe, cơ địa của từng người mà bệnh sẽ được cải thiện nhanh hay chậm. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, tốt nhất người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời, giúp cải thiện triệu chứng, tránh bệnh diễn tiến nặng hơn và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Bài viết xem thêm
- Bị Dị Ứng Da Mặt Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì? Một Số Lưu Ý Cho Bạn
- Dị Ứng Hải Sản Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị