Lá lốt chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính mạnh, nhất là piperidin và piperin. Nhờ đó mà cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt được nhiều người tin tưởng áp dụng. Ngoài khắc phục tốt các triệu chứng trên da thì còn đẩy lùi một số triệu chứng hô hấp mà bệnh gây ra.
Tìm hiểu tác dụng chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt
Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thay đổi của yếu tố thời tiết. Ví dụ như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, gió, không khí… Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tổn thương trên da dạng sẩn đỏ hay phát ban. Chúng có thể gây nóng rát và ngứa ngáy dữ dội.
Thông thường các triệu chứng do dị ứng thời tiết có thể thuyên giảm nhanh chóng mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh kéo dài thì cần chú ý điều trị đúng cách.
Điều trị dị ứng thời tiết thường bao gồm các giải pháp chăm sóc, tận dụng thảo dược tự nhiên và sử dụng thuốc. Trong đó, chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là mẹo dân gian đơn giản được áp dụng rất phổ biến.
Lá lốt có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng và tính ấm. Thảo dược này có tác dụng chỉ thống, ôn trung, tán hàn… Với công năng đa dạng như vậy, lá lốt có thể dùng để trị các triệu chứng do dị ứng thời tiết gây ra.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cũng tìm thấy được các thành phần hoạt chất có dược tính tốt trong lá lốt. Một số hoạt chất như Ancaloit, Beta-caryophylen, Benzylaxetat… có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Đồng thời ức chế được các phản ứng viêm trên da và giúp sát khuẩn. Từ đó ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng kích hoạt tại vùng da bị tổn thương.
Đặc biệt trong tinh dầu lá lốt còn chứa 2 thành phần rất quan trọng là piperidin và piperin. Chúng hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên mạnh, có khả năng làm giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ.
Ngoài ra, lượng vitamin dồi dào có trong thảo dược này còn giúp bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho da. Chúng có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ, chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Hơn nữa còn kích thích tốc độ chữa lành các tổn thương trên bề mặt da.
Tìm hiểu khái niệm: Bệnh Dị Ứng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Ngừa
Chia sẻ 7 Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt dễ áp dụng
Thực tế cho thấy, có thể tận dụng lá lốt để chữa dị ứng thời tiết theo nhiều cách khác nhau. Bao gồm cả cách nấu nước tắm, đắp, uống nước sắc, xông hơi, nhỏ mũi… Nhưng với cách nào thì cũng cần thực hiện đúng để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là 7 cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt được áp dụng rất phổ biến:
1. Tắm nước lá lốt chữa dị ứng thời tiết
Tắm nước lá lốt là bài thuốc được nhiều người áp dụng do cách thực hiện đơn giản. Đặc biệt là cách này có thể đáp ứng với các trường hợp tổn thương da lan tỏa rộng.
Việc tắm nước lá lốt sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ hết tác nhân gây hại trên da. Đồng thời giúp cho làn da được làm dịu, giảm ngứa và thông thoáng hơn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các tổn thương được chữa lành.
Cách thực hiện:
- Cần chuẩn bị khoảng 100g lá lốt tươi đem ngâm nước muối loãng 5 phút rồi rửa lại vài ba lần nữa cho sạch.
- Đun sôi 2 lít nước rồi vò nhẹ lá lốt thả vào, đun thêm 5 phút trên lửa nhỏ.
- Đổ nước sắc ra chậu lớn, thêm 1 chút muối hạt vào khuấy đều lên.
- Pha thêm nước lã vào cho ấm rồi dùng nước này để tắm.
- Nên dùng bã lá lốt để chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương nhẹ do dị ứng thời tiết.
2. Trị dị ứng thời tiết bằng bài thuốc đắp từ lá lốt
Một số người có thể sẽ thấy hơi khó chịu khi tắm nước lá lốt. Nguyên nhân là do mùi thơm đặc trưng của thảo dược thường lưu lại lâu trên da. Trường hợp tổn thương da chỉ xuất hiện ở phạm vi nhỏ thì bạn có thể dùng bài thuốc đắp từ lá lốt. Nên kết hợp với một số thảo dược khác như lá ráy, vỏ chanh… để nâng cao hiệu quả điều trị
Với bài thuốc đắp, các thành phần hoạt chất trong thảo dược có thể phát huy tốt dược tính. Từ đó khiến cho các tổn thương trên da nhanh chóng được làm dịu, giảm ngứa ngáy. Đồng thời còn ngăn chặn tổn thương lan rộng cũng nguy cơ nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
- Cần chuẩn bị 50g lá lốt, 30g lá tía tô, 30g lá rát và 15g vỏ chanh
- Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, phơi khô và nghiền thành dạng bột mịn
- Vệ sinh vùng da tổn thương với nước muối ấm rồi lau khô bằng khăn mềm
- Lấy 1 lượng bột thuốc vừa đủ đem pha với nước sôi nguội để tạo thành hỗn hợp dạng sệt
- Đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị rồi để nguyên 1 – 1.5 giờ
- Cuối cùng sử dụng nước ấm để lau lại cho sạch
Đọc thêm: TOP 15 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Hiệu Quả Nhất Dành Cho Bạn
3. Kết hợp lá lốt và tía tô chữa dị ứng thời tiết
Kết hợp lá lốt cùng lá tía tô là giải pháp giúp nâng cao hiệu quả khắc phục triệu chứng dị ứng thời tiết. Bởi lá tía tô cũng là thảo dược có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm rất tốt.
Nhiều thành phần vitamin và khoáng chất trong lá tía tô còn thúc đẩy quá trình phục hồi của các tế bào da bị tổn thương. Lá lốt kết hợp với lá tía tô đáp ứng tốt hơn với trường hợp bị dị ứng thời tiết lạnh. Ngoài mang lại hiệu quả tốt thì còn không gây tác dụng phụ ngay cả khi dùng kéo dài.
Cách thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 nắm lá lốt và 1 nắm lá tía tô (lượng bằng nhau)
- Đem ngâm 2 loại thảo dược trong nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại cho sạch
- Tiếp tục cho các nguyên liệu trên vào ấm rồi đun sôi trong 15 phút cùng 2 lít nước
- Đổ nước ra chậu lớn, pha thêm nước lạnh vào cho ấm
- Có thể dùng nước này để tắm hoặc ngâm các vùng da bị tổn thương
- Tận dụng bã thảo dược đắp lên da hay chà nhẹ sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị
4. Bài thuốc uống từ lá lốt chữa dị ứng thời tiết
Trong một số trường hợp, dị ứng thời tiết không chỉ làm phát sinh các triệu chứng trên da mà còn gây ra nhiều triệu chứng toàn thân khác. Thường gặp nhất là dấu hiệu liên quan đến hô hấp và tiêu hóa.
Lúc này thay vì áp dụng các bài thuốc ngoài da thì người bệnh có thể áp dụng bài thuốc uống từ lá lốt. Tuy nhiên muốn phát huy tốt công dụng thì việc kết hợp với nhiều loại thảo dược khác là cần thiết.
Bài thuốc uống chữa dị ứng thời tiết từ lá lốt và một số thảo dược khác cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 8g lá lốt, 8g kim ngân hoa, 8g kinh giới, 8g kim thảo nam, 10g vỏ sầu riêng, 12g bèo cái, 12g đậu ván và 12g đinh lăng.
- Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa cho thật sạch. Sau đó cho vào ấm sắc, thêm 750ml vào đun sôi. Hạ nhỏ lửa đun đến khi nước sắc còn khoảng 20ml. Loại bỏ bã, chia đều nước sắc làm 2 lần uống/ ngày. Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang thuốc cho tới khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm và hết hẳn.
Có thể bạn quan tâm: Chia Sẻ Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả
5. Cách xông hơi chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt
Một số trường hợp, dị ứng thời tiết có thể khiến cho các triệu chứng hô hấp nặng nề. Người bệnh thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, tắc đường thở. Nên áp dụng cách dùng lá lốt xông hơi để khắc phục các triệu chứng này.
Ngoài giúp làm dịu niêm mạc mũi và khai thông đường thở thì xông hơi bằng lá lốt còn mang đến nhiều lợi ích khác. Điển hình như giữ độ ẩm tự nhiên cho niêm mạc mũi và ngăn ngừa các phản ứng viêm kích hoạt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi đem ngâm nước muối 5 phút rồi rửa lại cho sạch
- Sau đó cho thảo dược vào ấm đun sôi cùng 1 lít nước khoảng 10 phút
- Đổ nước lá lốt ra tô lớn và dùng xông hơi mũi khoảng 15 phút
- Khi xông nên giữ khoảng cách với mực nước để tránh gây bỏng rát da
- Có thể xông 1 – 2 lần/ ngày và 2 – 3 ngày/ tuần trong vài tuần để thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm dần
6. Bài thuốc nhỏ mũi từ lá lốt trị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết có thể gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhẹ. Đặc biệt là trong những ngày thời tiết lạnh. Lúc này có thể áp dụng bài thuốc nhỏ mũi từ lá lốt để khắc phục các triệu chứng khó chịu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi đem ngâm nước muối loãng 10 – 15 phút
- Sau đó rửa lại vài ba lần nữa cho sạch rồi để ráo
- Cho lá lốt vào cối giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt
- Sử dụng tăm bông thấm vào nước cốt lá lốt rồi nhỏ trực tiếp vào mũi
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày nhưng cách 2 – 3 ngày mới làm 1 lần
Đọc thêm: Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Khỏi Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm
7. Chữa dị ứng thời tiết bằng các món ăn từ lá lốt
Sức đề kháng suy giảm cộng thêm sự thay đổi từ các yếu tố thời tiết sẽ khiến nguy cơ bị dị ứng thời tiết tăng lên. Việc bổ sung lá lốt vào khẩu phần ăn có thể mang đến nhiều lợi ích.
Lá lốt giúp trừ lạnh và cung cấp nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ngoài hỗ trợ khắc phục các triệu chứng từ bên trong thì còn làm giảm nguy cơ tái phát của tình trạng dị ứng thời tiết.
Dưới đây là một số món ăn từ lá lốt rất thơm ngon mà bạn có thể nấu để thưởng thức:
Món lá lốt cuộn thịt băm:
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá lốt tươi (nên chọn lá to).
- 300g thịt lợn ba chỉ.
- 1 quả trứng gà ta.
- 2 – 3 củ hành tím.
- Các loại gia vị khác (mắm, muối, hạt nêm, đường, tiêu…).
Thực hiện:
- Lá lốt đem ngâm nước muối loãng 15 phút rồi rửa lại cho sạch, để ráo. Rửa nhẹ tay để tránh lá bị dập nát.
- Dùng nước muối loãng rửa thịt heo. Sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Hành tím bóc bỏ vỏ rồi rửa sạch, để ráo. Rửa sạch 1 quả ớt.
- Băm nhỏ hành, ớt và 5 lá lốt rồi trộn đều với thịt băm. Trứng gà tách lấy lòng đỏ trộn chung vào để tạo độ kết dính.
- Nêm nếm gia vị vào trộn đều rồi để nguyên khoảng 15 phút.
- Lấy 1 ít thịt heo đã ướp cho vào trên mặt lá lốt rồi cuộn lại. Sau đó dùng 1 que tăm xiên ngang vị trí giữa để cố định lại.
- Cuộn từ từ cho đến khi hết thịt. Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng.
- Sau đó, cho chả lá lốt vào rán đến khi chín vàng cả 2 mặt.
- Vớt ra đĩa để ráo dầu rồi mới thưởng thức.
Món bò xào lá lốt:
Chuẩn bị:
- 15 lá lốt (không chọn lá quá già).
- 100g thịt bắp bò.
- 1 củ tỏi và 1 củ hành.
- Các loại gia vị (mắm, muối, tiêu…).
Thực hiện:
- Lá lốt đem ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại cho sạch, để ráo và cắt sợi.
- Thịt bò cũng rửa sạch và thái miếng vừa ăn, sau đó ướp gia vị theo sở thích.
- Tỏi và hành đem bóc vỏ rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhỏ.
- Đặt chảo lên bếp cho nóng lên rồi cho 1 ít dầu ăn vào phi thơm hành tỏi.
- Cho thịt bò vào xào nhanh tay trên lửa lớn rồi cho lá lốt vào xào chung.
- Cuối cùng nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Tham khảo thêm: Bị Dị Ứng Thời Tiết Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi? Giải Đáp
Canh thịt bò lá lốt
Chuẩn bị:
- 300g thịt bò.
- 20 chiếc lá lốt.
- 1 muỗng cà phê hành tím băm nhỏ.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm nhỏ.
- 1 muỗng cà phê hạt nêm.
- 2 muỗng cà phê dầu ăn.
- ½ muỗng cà phê đường.
- 1 lít nước hầm gà.
- Tiêu xay và muối mỗi thứ 1 ít.
Cách làm:
- Để khử sạch mùi hôi, bụi bẩn của thịt bò, bạn mang rửa sơ qua bằng nước sạch với một ít muối trắng, sau đó xả lại với nước lạnh, để ráo. Tiếp đó bạn dùng dao để cắt thịt bò thành các lát mỏng sao cho vừa ăn.
- Lá lốt bạn cũng đem rửa sạch với nước muối loãng, để ráo và cắt thành sợi nhỏ.
- Tiếp đến bạn ướp thịt bò với ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường, ½ số tỏi, hành tím đã băm nhỏ trước đó. Trộn đều tất cả với nhau để thịt bò ngấm gia vị trong khoảng 30 phút.
- Bắc nồi lên bếp, cho 2 thìa cà phê dầu ăn vào và đợi nóng lên, bỏ tỏi và hành tím băm nhỏ vào phi thêm.
- Khi hành tỏi đã thơm, bạn cho thịt bò đã ướp vào đảo nhanh tay để thịt bò tái thì cho ra đĩa.
- Tiếp theo đổ nước hầm gà đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi. Khi nước đã sôi bạn cho lá lốt thái sợ vào, thêm ½ thìa cà phê hạt nêm, gia thêm các loại gia vị khác sao cho vừa miệng.
- Cuối cùng đổ thịt bò đã xào tái vào nồi và đun sôi.
- Múc canh ra bát và rắc thêm chút tiêu xay nhỏ để món ăn thêm đậm đà hương vị, thưởng thức ngay khi còn nóng. Độ ngọt của thịt bò cùng với vị thơm từ lá lốt sẽ giúp tăng hương vị cho món ăn, thúc đẩy cảm giác thèm ăn ở những người dị ứng thời tiết. Hơn nữa cũng hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả.
Đậu phụ cuốn lá lốt
Chuẩn bị:
- Đậu phụ 2 bìa.
- Lá lốt 20 chiếc.
- Mộc nhĩ, nấm hương, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
- Mộc nhĩ bạn ngâm với nước ấm để nó nở ra, rửa lại với nước sạch và thái sợi nhỏ.
- Nấm hương cũng ngâm nước ấm, cắt bỏ chân, thái dài.
- Lá lốt rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Lấy 2 chiếc lá lốt thái sợi nhỏ.
- Cho chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn và phi thơm, vàng nấm hương, mộc nhĩ đã chuẩn bị trước đó.
- Cho mộc nhĩ, nấm hương đã phi vàng ra bát, trộn đều cùng đậu phụ nghiền nhuyễn và lá lốt thái nhỏ, hạt nêm.
- Trải lá lốt ra thớt, úp mặt lá xanh xuống dưới để khi chiên chín sẽ có màu đẹp hơn. Tiếp đó bạn cho đậu phụ đã chế biến lên trên, cuộn lại giống như cuốn nem.
- Làm như vậy cho đến khi hết chỗ đậu phụ đã chuẩn bị.
- Đem chiên vàng lá lốt cuốn đậu phụ và thưởng thức ngay khi còn nóng cùng với cơm trắng.
Hến xào lá lốt
Chuẩn bị:
- Hến tươi 1kg hoặc bạn có thể mua 3 lạng thịt hến đã được làm sẵn trong siêu thị.
- Lá lốt 5 chiếc.
- Nửa củ hành tây và các gia vị như hạt tiêu, hạt nêm, mắm, tương ớt, hành tô, muối.
- Bánh đa ăn kèm.
Cách làm:
- Nếu bạn mua thịt hến đã được làm sẵn thì có thể đem rửa sạch luôn. Còn với hến tươi, bạn đem ngâm từ 4-5 tiếng với nước vo gạo để hến nhả hết đất cát bẩn bên trong. Sau đó luộc hến và lấy phần thịt. Lưu ý bạn nên giữ lại nước luộc hến.
- Lá lốt rửa sạch và thái nhỏ. Hành tây bạn bỏ vỏ, rửa, thái sợi. Hành khô cũng bóc vỏ và đập dập, thái nhỏ.
- Cho chảo lên bếp, thêm 2 thìa dầu ăn và phi thơm hành khô. Tiếp đó bạn cho hành tây đã sơ chế vào xào chín.
- Khi hành tây đã chín bạn cho hến vào, thêm nửa thìa muối, 1 thìa tương ớt, 1 ít nước mắm, hạt tiêu, nửa thìa hạt nêm vào và xào.
- Sau khoảng 6-7 phút bạn nêm lại gia vị cho vừa miệng rồi đổ phần lá lốt đã thái sợi vào xào chín.
- Khi ngửi thấy mùi thơm của lá lốt thì bạn tắt bếp, cho thức ăn ra đĩa, rắc chút tiêu và thưởng thức ngay khi còn nóng.
- Lưu ý: Khi xào hến bạn không nên xào quá lâu, điều này sẽ làm mất đi vị ngọt của hến. Khi ăn bạn sẽ thấy hến khô và không được ngon.
Xem thêm: Bị Dị Ứng Thời Tiết Nên Kiêng Gì Tốt Nhất? Gợi Ý Một Số Thực Phẩm Trị Bệnh
Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có hiệu quả không?
Dùng lá lốt chữa dị ứng là mẹo tự nhiên được đánh giá cao bởi rất an toàn và lành tính. Đặc biệt, lá lốt là thảo dược có thể sử dụng cả ngoài da lẫn theo đường uống hay làm nguyên liệu chế biến món ăn. Đồng thời việc kết hợp với các loại thảo dược khác cũng rất dễ dàng.
Thực tế ghi nhận, kiên trì áp dụng các mẹo chữa từ lá lốt có thể hỗ trợ khắc phục các triệu chứng dị ứng thời tiết. Ngoài làm dịu da, giảm ngứa thì còn thúc đẩy tổn thương chóng lành và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tùy thuộc vào từng mẹo mà hiệu quả nhận được là khác nhau.
Bài viết dành cho bạn
- Dị Ứng Da Mặt Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
- Phù Quincke Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị