Nội dung chính

Chàm bội nhiễm ở trẻ em thường phát triển sau khi virus Herpes simplex 1,2 hoặc các tác nhân gây bệnh khác tấn công vào da gây nhiễm trùng. Bệnh có thể để lại sẹo hoặc phát sinh một số biến chứng nghiêm trọng nên cha mẹ cần biết cách xử lý, điều trị và chăm sóc cho bé đúng cách để bảo vệ sức khỏe của con yêu.

⇒ Xem thêm: Triệu chứng chàm sữa bội nhiễm và các điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em là gì?

Chàm bội nhiễm ở trẻ em được xem là một thể nặng của bệnh chàm, thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do khả năng miễn dịch của các bé còn non yếu. Bệnh xảy ra khi virus Herpes simplex 1 và 2 tấn công vào da bé gây nhiễm trùng và khiến cho các triệu chứng bệnh chàm bùng phát.

Chàm Bội Nhiễm Ở Trẻ Em
Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em xảy ra chủ yếu do nhiễm trùng virus Herpes simplex 1 và 2

Bất cứ vùng da nào trên cơ thể trẻ cũng có thể bị virus gây bệnh tấn công và gây ra tổn thương dưới dạng sưng viêm, phát ban mụn nước khiến bé bị ngứa ngáy, sốt, mệt mỏi và có thể bị sưng hạch bạch huyết. Một số bé còn bị đau rát dữ dội.

Chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ em thường có khuynh hướng nặng và kéo dài hơn so với người lớn. Nếu không được kiểm soát tốt, tổn thương có thể lan rộng dần và ảnh hưởng đến các vùng da lành xung quanh gây chàm bội nhiễm toàn thân và nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.

Triệu chứng chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Sau khi tấn công vào da bé, các tác nhân gây nhiễm trùng có thể ủ bệnh trong thời gian từ 5 – 12 ngày mới bắt đầu gây ra các triệu chứng rõ ràng. Phụ huynh có thể nhận biết sớm bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em thông qua các dấu hiệu dưới đây:

Biểu hiện chung của bệnh:

  • Da khô căng
  • Bề mặt tổn thương sưng đỏ, phù nề, nổi gồ lên cao so với vùng da lành.
  • Nổi mụn nước thành cụm, có nơi tiết dịch vàng sệt do mụn vỡ ra và khô thành cục
  • Bong tróc các mảng da nhỏ
  • Trẻ ngứa ngáy nhiều và phản xạ bằng cách dùng tay cào gãi liên tục hoặc cọ vào giường, ghế ngồi để thỏa mãn cơn ngứa.
  • Chán ăn
  • Quấy khóc nhiều
  • Mất ngủ đêm, trằn trọc khi ngủ do ảnh hưởng của cơn ngứa cùng các triệu chứng khó chịu
  • Cơ thể mệt mỏi, không muốn chơi đùa
  • Sốt, ớn lạnh trong người
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Vùng da tổn thương có thể bị nứt nẻ khiến bé đau rát, chảy máu.

Triệu chứng theo giai đoạn phát triển của bệnh

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ em được chia thành 5 giai đoạn phát triển như sau:

  • Giai đoạn I: Đỏ ở một mảng da. Vùng da này nổi gồ lên giống như nốt phát ban và sau đó sẽ hình thành các hạt nhỏ.
  • Giai đoạn II: Các hạt nhỏ phát triển thành mụn nước trên nền da đỏ. Chúng mọc thành cụm và những mụn nằm sát nhau có thể tạo thành một mụn nước có kích thước lớn hơn. Bên trong mụn chứa nhiều dịch.
  • Giai đoạn III: Mụn nước vỡ tự nhiên sau một thời gian hoặc vỡ do tác động va chạm, gãi ngứa. Đây chính là thời điểm và cơ hội lý tưởng nhất để virus cũng như các tác nhân gây hại khác tấn công vào da và dẫn đến chàm bội nhiễm.
  • Giai đoạn IV: Da viêm đỏ, chảy nước vàng. Huyết thanh khô lại đóng thành vảy và bong ra sau khoảng 1 – 3 ngày, làm lộ ra lớp da mỏng, nhẵn bóng.
  • Giai đoạn IV: Xuất hiện vết nứt trên nền da mỏng gây đau rát. Sau khi da hồi phục thì có thể dày lên hoặc để lại sẹo, vết thâm do tăng sắc tố.

Chuyên gia giải đáp: Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không? Điều cần lưu ý khi mắc bệnh

Nguyên nhân gây chàm bội nhiễm ở trẻ em

Virus Herpes simplex 1 và 2 là tác nhân gây bệnh được tìm thấy trong nhiều trường hợp bị chàm bội nhiễm ở tuổi thơ ấu. Ngoài ra, trẻ nhỏ còn có thể mắc chàm bội nhiễm khi bị nấm candida, xoắn khuẩn, liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu vàng… Một hay nhiều chủng vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh có thể tấn công vào da bé cùng lúc khi gặp các điều kiện thuận lợi như:

chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh
Có nhiều yếu tố thuận lợi khiến virus, vi khuẩn tấn công vào da và gây chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ em
  • Trẻ thường xuyên chạm tay lên tổn thương khi chưa được cắt sạch móng và rửa tay sạch sẽ.
  • Bé dùng tay hoặc vật cứng cào gãi mạnh vào vùng da bị chàm gây trầy xước, chảy máu. Tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào da thông qua vết thương hở này và gây nhiễm trùng, lở loét da.
  • Trẻ không được tắm rửa, thay quần áo thường xuyên hoặc chăm sóc da đúng cách trong thời gian mắc bệnh chàm dẫn đến bội nhiễm.
  • Mặc quần áo bó sát, chất liệu thô cứng gây cọ sát vào vùng tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công vào vùng tổn thương.
  • Lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid quá mức trong quá trình điều trị bệnh chàm gây teo da, mỏng da, làm tăng tiết bã nhờn và gây bít tắc lỗ chân lông trên da bé. Chính điều này đã làm tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm ở trẻ em.
  • Người lớn có thói quen thơm và hôn trẻ khiến bé bị lây nhiễm mầm bệnh.
  • Không gian vui chơi, nghỉ ngơi của bé ẩm mốc, có nhiều bụi bẩn tiếp xúc với vùng da bị bệnh. Các đồ dùng như gối, chăn, ga giường không được giặt giũ thường xuyên.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc các bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch ( HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường, thận hư,…) cũng có nguy cơ bị chàm bội nhiễm khá cao.

Chàm bội nhiễm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được kiểm soát tốt mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé nếu được phát hiện, điều trị sớm. Trong một số trường hợp, phụ huynh chủ quan không đưa con đến bệnh viện khám chữa ngay từ khi mới xuất hiện các dấu hiệu nhẹ hoặc điều trị cho trẻ không đúng cách khiến cho bệnh kéo dài và gây ra các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến da: Da để lại sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi vĩnh viễn sau khi bị tổn thương nghiêm trọng vì nhiễm trùng.
  • Biến chứng ở mắt: Trẻ bị chàm bội nhiễm ở mặt có thể lây lan virus, vi khuẩn đến mắt, từ đó dẫn tới viêm giác mạc, suy giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.
  • Ảnh hưởng đến nội tạng: Tác nhân gây bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em có thể xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương, suy giảm hoạt động của nội tạng.
  • Nhiễm trùng máu: Đây là một biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nhưng ít khi xảy ra.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Trẻ bị chàm bội nhiễm toàn thân, bệnh chàm tái đi tái lại nhiều lần gây ra các tổn thương, vết sẹo xấu xí trên da cùng những triệu chứng khiến bé khó chịu, hay quấy khóc, cáu gắt và trở nên tự ti. Một số bé thậm chí còn bị bạn bè trêu chọc, xa lánh.

⇒ Đừng bỏ qua: Chàm Sữa Bị Tái Đi Tái Lại Có Sao Không? Làm Thế Nào Để Điều Trị Tận Gốc?

chẩn đoán chàm bội nhiễm ở trẻ em
Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt

Chẩn đoán chàm bội nhiễm ở trẻ em

Để chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ em, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh.
  • Thăm khám, quan sát ngoài ngoài da để tìm kiếm các dấu hiệu bệnh và đánh giá mức độ tổn thương.
  • Lấy mẫu mô bệnh phẩm làm sinh thiết giúp xác định được chủng virus, vi khuẩn hay nấm gây bệnh nhằm xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Cách xử lý, điều trị chàm bội nhiễm ở trẻ em

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em có tính chất mãn tính. Tác nhân gây bệnh tiềm ẩn trong cơ thể và có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Mỗi đợt bệnh thường kéo dài dưới 6 tuần hoặc lâu hơn tùy theo mức độ tổn thương, thời điểm điều trị và phương pháp can thiệp.

1. Dùng thuốc trị chàm bội nhiễm cho trẻ

Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn nhằm mục đích điều trị triệu chứng và tác nhân gây bệnh. Được chỉ định phổ biến trong điều trị chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ em là:

  • Thuốc kháng virus: Acyclovir là thuốc kháng virus có hiệu quả tốt trong việc ức chế virus Herpes simplex 1 và 2. Thuốc được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc kháng sinh: Trẻ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh khi xét nghiệm phát hiện trong mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn. Nhóm thuốc này có thể được kết hợp cùng với thuốc kháng virus hay thuốc chống nấm nếu có nhiều tác nhân gây bội nhiễm cùng lúc.
  • Thuốc chứa corticoid: Giúp kháng viêm, giảm hiện tượng sưng đỏ, phù nề da bằng cách ức chế miễn dịch. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn giúp làm dịu nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu cho bé. Quá trình chữa chàm bội nhiễm ở trẻ em bằng thuốc corticoid có thể kéo dài trong 5 – 7 ngày. Tránh lạm dụng thuốc quá mức gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho bé.
  • Dung dịch sát khuẩn: Chẳng hạn như cồn hay oxy già… Chúng được sử dụng để vệ sinh bên ngoài vùng da tổn thương, giúp làm sạch da, sát trùng tại chỗ và làm dịu cơn ngứa.

Bất kỳ loại thuốc trị chàm bội nhiễm nào được sử dụng cho trẻ cũng tiềm ẩn ít nhiều các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Để đảm bảo an toàn và giúp bệnh của bé nhanh chóng được kiểm soát, phụ huynh nên dùng thuốc cho con theo đúng khuyến cáo trong đơn của bác sĩ. Chú ý đưa trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn sau khi dùng hết đơn thuốc.

⇒ Mách mẹ: Top 9 thuốc điều trị chàm ở trẻ tốt nhất

thuốc điều trị chàm bội nhiễm ở trẻ em
Trẻ bị chàm bội nhiễm cần được dùng thuốc điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh và hạn chế tác dụng phụ.

2. Dưỡng ẩm da, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng chàm bội nhiễm ở trẻ em tại nhà

Da khô và bong tróc là những dấu hiệu điển hình ở trẻ bị chàm bội nhiễm. Tình trạng này không chỉ khiến da bé trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ mà còn làm tăng nặng cơn ngứa và khiến da trở nên suy yếu, dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Việc dưỡng ẩm cho da sẽ giúp làm dịu tổn thương và giảm thiểu triệu chứng khó chịu cho con bạn.

Mỗi ngày, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé khoảng 2 lần. Tốt nhất là nên bôi kem sau khi đã tắm rửa hoặc vệ sinh da cho bé sạch sẽ.

Chú ý lựa chọn các thương hiệu kem dưỡng ẩm an toàn, dịu nhẹ cho da bé. Kết hợp tăng lượng cữ bú hoặc khuyến khích con uống nhiều nước ấm, nước ép trái cây để cơ thể bé được bổ sung nhiều nước, giúp da bớt khô và tái tạo tổn thương nhanh hơn.

Phòng ngừa chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em rất dễ tái phát. Do vậy, cha mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp dự phòng để ngăn ngừa bệnh cho bé, giảm thiểu các đợt tái phát trong tương lai.

  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho bé chứa thành phần lành tính, tự nhiên, không gây kích ứng da.
  • Tắm cho trẻ với nước ấm vừa phải, không dùng nước quá nóng khiến da bị khô, mất nước.
  • Vệ sinh nhà ở thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân gây kích ứng ra khỏi môi trường sống của bé, chẳng hạn như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú cưng…
  • Khăn tắm, quần áo hay chăn màn, vỏ gối, ga trải giường cho bé nên lựa chọn những sản phẩm có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh cho trẻ chơi đùa ở các không gian ẩm mốc, kém vệ sinh.
  • Không sử dụng các thực phẩm từng gây dị ứng cho bé trong bữa ăn. Trường hợp trẻ còn bú mẹ thì các mẹ cũng không nên ăn bất cứ thực phẩm nào có thể chứa thành phần gây kích ứng cho con.
  • Cho bé ăn uống đủ chất, đa dạng các thực phẩm để cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng tốt hơn.
  • Điều trị triệt để bệnh chàm ở trẻ trong giai đoạn nhẹ và giữ gìn vệ sinh cho bé để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm.

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em có thể gây ra di chứng nặng nề cho da cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên tích cực phối hợp cùng bác sĩ trong công tác điều trị và dự phòng để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng mà căn bệnh này mang lại cho bé.

⇒ Tìm hiểu thêm: Nhận biết và điều trị chàm sữa ở lông mày cho trẻ em

Câu hỏi liên quan

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dịch vụ & Giải pháp