Nội dung chính

Mất ngủ đêm khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi khi thức giấc, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Nếu tình trạng này không được xử lý và liên tục diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến mất ngủ kinh niên gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ buổi đêm và sớm có biện pháp can thiệp là điều vô cùng cần thiết.

Mất ngủ, khó ngủ ban đêm do đâu? Cách nhận biết

Mất ngủ đêm là tình trạng tương đối phổ biến, trong đó ngày càng nhiều người trẻ tuổi gặp phải triệu chứng này. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tình trạng mất ngủ về ban đêm có liên quan nhiều đến nguyên nhân sinh lý và bệnh lý, bên cạnh đó yếu tố tuổi tác/giới tính cũng có thể tác động tới chất lượng giấc ngủ.

Nguyên nhân mất ngủ đêm

Theo báo cáo của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, chứng mất ngủ ban đêm có thể liên quan đến các yếu tố sau:

  • Căng thẳng thần kinh, stress quá mức, suy nghĩ nhiều, rối loạn lo âu.
  • Sự rối loạn giờ giấc (lịch trình làm việc liên tục thay đổi, lệch múi giờ…).
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích, lạm dụng các loại đồ uống chứa cafein như trà, cà phê…
  • Ăn quá no trước khi đi ngủ gây khó tiêu, căng tức bụng dẫn tới khó ngủ.
  • Tác động của môi trường như ánh sáng, tiếng ồn, độ ẩm không khí cao… 

Xem thêm: Người Lớn Tuổi Mất Ngủ Phải Làm Sao? Bật Mí Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả, An Toàn Và Ngừa Tái Phát

Những căng thẳng trong công việc và cuộc sống có thể gây mất ngủ
Những căng thẳng trong công việc và cuộc sống có thể gây mất ngủ

Bên cạnh những nguyên nhân liên quan đến sinh lý, lối sống thì mất ngủ về đêm cũng có thể là hệ quả của nhiều bệnh lý như: Dị ứng, bệnh cơ xương khớp, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, trào ngược dạ dày, bệnh về tuyến giáp,… Tuy nhiên, để xác định chính xác mất ngủ do bệnh lý nào gây nên người bệnh cần đến thăm khám tại cơ sở y tế.

Không chỉ có yếu số sinh hoạt, lối sống và bệnh lý mới có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Theo nhiều nghiên cứu, chứng mất ngủ buổi đêm còn liên quan trực tiếp tới độ tuổi, giới tính, cơ địa mỗi người. Cụ thể như sau:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao thì sức khoẻ cũng dần “xuống cấp”. Kéo theo đó, nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ trằn trọc vào ban đêm. Điều này chủ yếu xuất hiện ở những người già trên 60 tuổi.
  • Giới tính: Nhiều báo cáo đã chỉ ra phụ trong thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, mang thai sẽ có những thay đổi về nội tiết tố kéo theo tình trạng mất ngủ. Đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ thường có xu hướng bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm làm cho giấc ngủ không được trọn vẹn.
  • Sức khỏe không tốt: Đối tượng bị rối loạn thể chất, tâm thần ảnh hưởng thường xuyên bị mất ngủ và luôn có xu hướng khó ngủ hơn người bình thường.

Dấu hiệu nhận biết mất ngủ đêm

Tình trạng mất ngủ vào ban đêm có thể được nhân biêt thông qua nhiều triệu chứng. Trong đó, các dấu hiệu đặc trưng nhất của tình trạng này bao gồm:

  • Luôn bị khó ngủ về đêm.
  • Khó hoặc không thể duy trì giấc ngủ kéo dài, thức dậy sớm.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Liên tục tỉnh giấc nửa đêm sau đó không thể vào giấc lại…

Bài viết liên quan: Tác Hại Của Mất Ngủ Kéo Dài là gì? Biện Pháp Cải Thiện Giấc Ngủ Cho Người Bị Mất Ngủ Lâu Năm

Các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ đêm tương đối đa dạng và dễ nhận biết
Các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ đêm tương đối đa dạng và dễ nhận biết

Mất ngủ một đêm có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nếu chỉ bị mất ngủ một đêm sau đó giấc ngủ lại sâu như bình thường thì hoàn toàn không cần lo lắng. Cơ thể chỉ trong trạng thái “báo động” khi bạn bị mất ngủ nhiều đêm liên tiếp, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều hệ luỵ như:

  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, tinh thần không được thư giãn…. làm giảm năng lượng hoạt động trong ngày mới.
  • Mất ngủ khiến tinh thần bị ảnh hưởng, dễ nổi nóng, khả năng tập trung suy giảm đe dọa nguy cơ trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng công việc, nhất là đối với những người làm nghề lái xe, vận hành máy móc.
  • Bệnh nhân mất ngủ nhiều đêm dễ bị béo phì do hoạt động của não bộ bị thay đổi gây nên cảm giác thèm ăn, nhất là những thực phẩm giàu chất béo.
  • Ở nữ giới, tình trạng mất ngủ kéo dài gây nám sạm da do cơ thể tăng tiết cortisol – loại hormone phá cấu trúc collagen khiến da kém mịn màng.
  • Tác động xấu tới hệ thần kinh, gây ra áp lực lớn đến tim mạch và làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Buổi đêm bị mất ngủ khiến nam giới giảm ham muốn, sự thiếu hụt testosterone còn tăng nguy cơ “ra sớm” và “trên bảo dưới không nghe”.
  • Gián đoạn giấc ngủ đêm kéo dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư vú.

Chứng mất ngủ về đêm luôn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường đối với sức khoẻ nếu không được can thiệp sớm. Do vậy, hãy nhanh chóng xác định nguyên nhân, từ đó kịp thời có biện pháp điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm phải làm sao?

Thông thường, nếu đột nhiên bị tỉnh dậy lúc nửa đêm bạn sẽ rất khó vào giấc trở lại. Điều này chắc chắn sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, suy kiệt sức khỏe và tinh thần ở nhiều người.

Nếu không may mất ngủ, tỉnh giấc nửa đêm bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Không đến gần các thiết bị có ánh sáng: Tia sáng xanh từ thiết bị điện tử, đèn điện có thể khiến hormone melatonin tạm thời bị “đình trệ” làm bạn khó vào giấc trở lại.
  • Ở yên tại một vị trí: Nếu thức giấc lúc nửa đêm và trằn trọc không thể ngủ lại bạn có thể bước xuống giường, tìm đến nơi ít ánh sáng để ngồi nghe nhạc nhẹ nhàng. Khi cơ thể đã được thả lỏng hãy quay lại giường để tiếp tục “nối lại” giấc ngủ.
  • Không xem giờ: Việc xem đồng hồ chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và khó ngủ hơn, bởi điều này làm não bộ thêm tỉnh táo và ức chế cảm giác buồn ngủ.
  • Massage huyệt đạo: Hãy thử nằm trên giường và xoa bóp 1 số huyệt đạo gần vành tai hoặc bấm huyệt nội quan ở cổ tay cho đến khi cơ thể từ từ rơi vào trạng thái buồn ngủ.
Massage một số huyệt đạo có thể giúp bạn vào giấc trở lại
Massage một số huyệt đạo có thể giúp bạn vào giấc trở lại

Cách trị dứt điểm mất ngủ ban đêm

Không đơn thuần gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải mỗi sáng thức giấc, chứng mất ngủ về đêm còn đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Do vậy, nếu gặp phải những triệu chứng của bệnh, mỗi người nên chủ động áp dụng các biện pháp điều trị. Tuỳ thuộc vào cơ địa, mức độ mất ngủ mà mỗi bệnh nhân có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Các loại thảo dược dân gian có ưu điểm lớn là an toàn, lành tính, vừa cải thiện tinh thần, trị mất ngủ vừa nâng cao sức khoẻ. Nếu đang bị cơn mất ngủ “hành hạ”, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

  • Dùng hoa tam thất: Đều đặn mỗi sáng uống trà hoa tam thất sẽ giúp cải thiện tinh thần, xua tan căng thẳng và xử lý chứng mất ngủ buổi tối.
  • Uống trà tâm sen: Sử dụng tâm sen hãm nước sôi lấy nước uống thay trà cũng giúp dưỡng tâm, an thần và từng bước đẩy lùi cơn mất ngủ.
  • Sử dụng củ bình vôi: Dùng 8-10g bình vôi nấu với nước uống thay trà, dùng thường xuyên để ổn định huyết áp, xử lý chứng khó ngủ vào ban đêm.
  • Cây lạc tiên: Dược liệu có tác dụng tiêu độc, an thần, dưỡng tâm, trị khó ngủ mất ngủ… Sử dụng ngọn và lá non của cây lạc tiên luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày cũng cho hiệu quả trị mất ngủ cao.

Điều trị bằng thuốc

Chứng mất ngủ vào ban đêm có thể được điều trị bằng một số sản phẩm tân dược. Tuy nhiên các loại thuốc này cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng dưới mọi hình thức.

  • Seduxen: Là thuốc trị mất ngủ liều cao hoạt động với cơ chế ức chế hệ thần kinh, giúp người bệnh nhanh chóng buồn ngủ, thèm ngủ và vào giấc sau thời gian ngắn sử dụng. Bệnh nhân không được dùng quá 3 viên Seduxen nếu không được chỉ định.
  • Haloperidol: Tác dụng chính là điều hoà thần kinh, điều trị ảo giác, xử lý mất ngủ, giúp giấc ngủ cao hơn. Người bệnh không được dùng quá 40mg Haloperidol/ngày.
  • Gardenal: Thuốc giúp điều trị tình trạng trằn trọc, khó vào giấc buổi đêm, thường được chỉ định dùng 1 viên trước khi đi ngủ 45 phút.
Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ dưới mọi hình thức
Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ dưới mọi hình thức

Áp dụng các biện pháp tâm lý

Tình trạng mất ngủ vào ban đêm hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng liệu pháp tâm lý. Để dễ dàng vào giấc hơn bạn hãy gạt đi những lo âu về công việc, cuộc sống. Nếu đã làm điều này nhưng sau 30 phút vẫn không thể ngủ hãy thử các động tác nhẹ nhàng để mọi cơ quan trong cơ thể được thư giãn tối đa.

Trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể tắm nước ấm, ngâm chân nước ấm hoặc nghe nhạc không lời. Điều này sẽ giúp cải thiện tinh thần, tăng lưu thông khí huyết, giải toả tâm trạng và mang tới giấc ngủ ngon hơn.

Biện pháp phòng tránh mất ngủ ban đêm

Bên cạnh việc điều trị chứng mất ngủ buổi đêm, để bảo vệ sức khoẻ và ngăn chặn tình trạng này quay trở lại bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng cho giấc ngủ bằng việc tạo ra không gian thư giãn, loại bỏ các thiết bị điện tử, thay chăn ga êm ái…
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hay bất cứ loại đồ uống chứa cafein nào vào buổi chiều hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế ăn quá no, nhất là những bữa ăn đêm sau 9h tối.
  • Tránh sử dụng thiết bị điện tử 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Đi vệ sinh trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng gián đoạn giấc ngủ do buồn tiểu tiện nửa đêm.

Tình trạng mất ngủ đêm có thể được đẩy lùi nếu mỗi người chủ động điều chỉnh lối sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu điều này liên quan đến các vấn đề sức khỏe gây ra bởi bệnh lý thì bạn không nên chủ quan, hãy đến cơ sở y tế thăm khám và nhận tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ.

Triệu chứng liên quan