Nội dung chính

Mất ngủ, khó vào giấc, ngủ không sâu, trằn trọc cả đêm là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Nếu tình trạng mất ngủ người lớn tuổi kéo dài và không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về hệ thần kinh, sức khỏe giảm sút, trí nhớ bị ảnh hưởng, cơ thể từ đó cũng yếu dần và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Chứng mất ngủ người lớn tuổi do đâu?

Mất ngủ tiếng Anh là Insomnia, thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, thậm chí người bệnh thức dậy từ 1-2h sáng và không thể tiếp tục vào giấc. Trên toàn cầu, có tới 35% dân số gặp tình trạng mất ngủ và đa số là người lớn tuổi, trong đó tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới.

Các nghiên cứu của Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) cho thấy, mất ngủ người lớn tuổi thường do 4 nguyên nhân sau gây nên:

  • Rối loạn giấc ngủ tiên phát

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở người cao tuổi thường liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ và phổ biến hơn cả ở nhóm bệnh nhân béo phì. Bên cạnh đó, hội chứng chân tay không yên (tự cử động tay chân) về đêm cũng có thể khiến người già thức giấc và dẫn tới tình trạng mất ngủ.

  • Rối loạn giấc ngủ thứ phát

Rối loạn giấc ngủ thứ phát ở người lớn tuổi thường do các bệnh lý cơ xương khớp gây nên. Các cơn đau nhức khởi phát và có xu hướng nặng hơn về nửa đêm – gần sáng khiến người già dễ tỉnh giấc, khó đi vào giấc ngủ sau đó.

Bên cạnh đó, các bệnh lý như: Tiểu đêm, thiếu máu cơ tim, suy tim, viêm phế quản, hen phế quản… cũng có thể gây ra chứng mất ngủ người lớn tuổi. Thậm chí, nếu triệu chứng của các nhóm bệnh trên không được kiểm soát người già sẽ phải đối mặt với tình trạng “trắng đêm”, đe dọa trực tiếp tới sức khoẻ.

Đọc Thêm: Mất Ngủ Mãn Tính Có Chữa Được Không? Mách Bạn Phương Pháp Điều Trị Tận Gốc Rễ

Chứng tiểu đêm do u xơ tuyến tiền liệt có thể khiến người già mất ngủ
Chứng tiểu đêm do u xơ tuyến tiền liệt có thể khiến người già mất ngủ
  • Bệnh lý về thần kinh

Theo WHO, các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh có ảnh hưởng trực tiếp tới chứng rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi. Trong đó, tỷ lệ người lớn tuổi bị trầm cảm tại cộng đồng lên tới 30%, hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy khó ngủ, thường xuyên thức giấc sớm.

Bên cạnh đó, một số rối loạn tâm thần ở hệ thần kinh cũng có thể gây ra chứng mất ngủ gồm: Rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ, lo lắng bồn chồn, suy nghĩ nhiều…

  • Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc điều trị bệnh về tuyến giáp, thần kinh, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc trị hen suyễn và tim ngừng đập khẩn cấp… đều có tác dụng phụ là gây mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra, ngay cả những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ như Seduxen tuy khiến người già ngủ ngon vào ban ngày nhưng lại gây tỉnh táo, thậm chí mất ngủ vào ban đêm.

Nên xem: Mất Ngủ Kéo Dài Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Trị Dứt Điểm?

Người lớn bị mất ngủ kéo dài nguy hiểm thế nào?

Đối với người trẻ, chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, sức khỏe bị ảnh hưởng… Ở người lớn tuổi, những hậu quả này sẽ nặng nề hơn rất nhiều bởi cơ thể người lớn tuổi ít nhiều đã có sự “xuống cấp”, các hệ cơ quan không còn hoạt động với 100% “công suất”.

Theo các chuyên gia, khi người lớn tuổi bị mất ngủ sẽ gây hàng loạt hệ luỵ về nhận thức, sức khỏe, làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, người già dễ cáu gắt, trí nhớ suy giảm, chán ăn, bỏ bữa, trở nên bi quan, suy nhược thần kinh, thường xuyên đau đầu… Nếu không được can thiệp sớm, rất có thể người già sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần, thậm chí có suy nghĩ tự sát.

Chứng mất ngủ đe dọa tinh thần, sức khoẻ của người lớn tuổi
Chứng mất ngủ đe dọa tinh thần, sức khoẻ của người lớn tuổi

Biện pháp xử lý chứng mất ngủ người lớn tuổi

Tình trạng khó ngủ ở người lớn tuổi rất phổ biến và có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. Vì vậy mà nhiều người chủ quan không can thiệp, lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, hệ thần kinh, nhất là ở những đối tượng miễn dịch kém.

Dưới đây là một số cách trị bệnh mất ngủ đơn giản tại nhà cho người già bạn có thể tham khảo:

Các biện pháp hỗ trợ ngủ ngon tại nhà

Những biện pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ tại nhà có tính an toàn, có thể áp dụng lâu dài và hoàn toàn phù hợp với người lớn tuổi. Dưới đây là một số biện pháp mà người chăm sóc nên áp dụng:

  • Tạo không gian thư giãn, giúp tâm trí người già được thư thái. Không gian phòng ngủ không nên có quá nhiều ánh sáng, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, nhiệt độ không quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Bố trí phòng ngủ riêng biệt cho người già, không nên kết hợp phòng ngủ với phòng đọc sách hay phòng xem tivi.
  • Trước khi đi ngủ, nên cho người lớn tuổi ngâm chân nước ấm để thúc đẩy lưu thông khí huyết, đưa cơ thể về trạng thái thư giãn nhất.

Ngoài những biện pháp trên, người chăm sóc nên tìm hiểu một số mẹo dân gian trị mất ngủ và áp dụng tại nhà:

Bài thuốc từ cây lạc tiên

Lạc tiên là vị thuốc Nam có tính mát, vị đắng nhẹ, cho hiệu quả cao trong dưỡng tâm, an thần, bổ não. Một số nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra trong loại quả này chứa các hợp chất giúp an thần, ngủ ngon như sulphate ester, tetraphyllin hay cyanohydrin glycoside… Để giúp người lớn tuổi dễ dàng đi vào giấc ngủ, người chăm sóc có thể sử dụng lạc tiên theo 3 cách:

  • Cách 1: Sử dụng 15g cây lạc tiên khô hãm với nước uống hằng ngày như uống trà.
  • Cách 2: Hái ngọn, lá non của cây lạc tiên rửa sạch rồi luộc hoặc nấu canh ăn thay rau.
  • Cách 3: Chuẩn bị 15g lạc tiên, 30g lá vông, 10g dâu tằm, 2g tâm sen, 90g đường phèn đem nấu lấy nước uống. Phần nước lạc tiên thu được chia làm 3 lần và sử dụng hết trong ngày.
Cây lạc tiên là “thần dược” trị mất ngủ được Đông y đánh giá cao
Cây lạc tiên là “thần dược” trị mất ngủ được Đông y đánh giá cao

Tâm sen trị chứng mất ngủ người lớn tuổi

Theo Đông y, tâm sen có tác dụng an thần, dưỡng tâm, đào thải độc tố trong cơ thể, nâng đỡ hệ thần kinh hiệu quả. Một số nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra trong dược liệu này có hàm lượng lớn nuciferin và nelumbin giúp tạo tác động mạnh mẽ vào hệ thần kinh, điều hoà huyết áp, cải thiện chứng thiếu máu… Có 2 cách trị mất ngủ ở người lớn tuổi với tâm sen như sau:

  • Cách 1: Dùng tâm sen khô rửa sạch hãm với nước nóng như hãm trà, phần nước thu được uống đều đặn hằng ngày.
  • Cách 2: Kết hợp 5g tâm sen, 20g lá vông cùng 10g mỗi loại táo khô, hoa nhài. Tất cả nguyên liệu sắc cùng 1200ml nước, sau đó đun cho cạn bớt và trút lấy nước uống.

Bài thuốc từ đinh lăng

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong cây và lá đinh lăng chứa nhiều hoạt chất MAO có tác dụng kích thích truyền dẫn xung động hệ thần kinh. Vì vậy, dược liệu này được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc trị mất ngủ của dân gian. Người bệnh có thể sử dụng cây đinh lăng trị mất ngủ người lớn tuổi theo những cách sau:

  • Cách 1: Dùng lá đinh lăng tươi rửa sạch, sao vàng và hạ thổ để dùng dần. Mỗi lần lấy 10g dược liệu hãm cùng nước nóng như hãm trà, phần nước thu được dùng trong ngày.
  • Cách 2: Kết hợp 100g thân và lá đinh lăng với 20g mỗi vị rau má, lá vông, ram diệp sắc cùng 750ml nước. Đun với lửa vừa phải cho đến khi nước trong ấm cạn còn 350ml thì ngừng hẳn, trút hết nước thuốc ra bát và uống trong ngày.

Tham khảo thêm: Uống lá gì để chữa mất ngủ? Các loại thảo dược giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Thuốc tân dược hỗ trợ điều trị mất ngủ ở người lớn tuổi

Việc sử dụng thuốc trị mất ngủ người lớn tuổi cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cán bộ y tế. Trong đó, các sản phẩm tân dược có ưu điểm cho tác dụng nhanh chỉ sau vài ngày nhưng nếu dùng trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn nhiều bất lợi đối với sức khỏe.

Một số loại thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ thường được sử dụng cho người lớn tuổi là:

  • Seduxen: Đây là thuốc trị mất ngủ kinh niên với thành phần chính là hoạt chất Diazepam. Thuốc trị mất ngủ thông qua cơ chế tác động, ức chế hệ thần kinh trung ương từ đó giúp người già dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn.
  • Haloperidol: Thuốc có tác dụng an thần, được dùng cho bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài và chỉ bán theo đơn. Haloperidol có tác dụng chính là điều hoà thần kinh, nhanh chóng khiến người dùng buồn ngủ,… Đồng thời thuốc cũng có tác dụng ổn định nhịp tim, xử lý hiệu quả triệu chứng hoa mắt, chóng mặt…
Seduxen là thuốc được sử dụng rất phổ biến
Seduxen là thuốc được sử dụng rất phổ biến

Tuy nhiên, cần lưu ý các loại thuốc trị mất ngủ từ Tây y luôn tiềm ẩn nguy cơ gây đau dạ dày. Nhiều trường hợp bệnh nhân vì quá lệ thuộc vào thuốc sau thời gian dài gặp phải tình trạng nhờn thuốc, dù uống thuốc nhưng vẫn không thể có giấc ngủ trọn vẹn. Bởi lẽ, các sản phẩm tân dược chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, không thể xử lý được gỗ rễ căn nguyên gây mất ngủ ở người lớn tuổi.

Người lớn tuổi nên ăn gì, kiêng gì để ngủ ngon?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và điều chỉnh lối sống, người lớn tuổi cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để điều dưỡng cơ thể từ bên trong, dần lấy lại giấc ngủ ngon. Bởi theo nhiều chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cũng quyết định rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ của người lớn tuổi. 

Nhóm thực phẩm nên ăn

Khi bị mất ngủ, người lớn tuổi nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng an thần, bổ não, giúp cải thiện giấc ngủ… điển hình là:

  • Chuối: Loại quả này rất giàu kali và magie – 2 khoáng chất có tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng cho não bộ.
  • Sữa chua: Hàm lượng axit tryptophan có trong sữa chua rất tốt cho giấc ngủ.
  • Cháo: Không chỉ là món ăn mềm có lợi cho hệ tiêu hoá của người lớn tuổi, cháo còn là món ăn bổ dưỡng, cực kỳ tốt cho bệnh nhân mất ngủ.
  • Cải bó xôi: Là loại rau xanh giàu kali, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
  • Trứng: Thực phẩm giàu protein, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Hạt sen: Không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể, hạt sen còn giúp an thần hiệu quả.

Ngoài ra, khi bị mất ngủ người già có thể sử dụng một số loại đồ uống như trà hoa cúc, trà atiso, trà tâm sen, trà gừng…

Nhóm thực phẩm nên kiêng

Để không làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng, bệnh nhân nên “xóa sổ” những thực phẩm/đồ uống sau khỏi thực đơn hằng ngày:

  • Thực phẩm nhiều chất béo, giàu đường: Lượng chất béo bão hoà có trong những thực phẩm này có thể gây trào ngược dạ dày khiến người  già khó chịu, ngủ trằn trọc.
  • Đồ ăn vặt: Khiến chất lượng giấc ngủ kém, gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
  • Thức ăn nhanh, chế biến sẵn: Nhóm thực phẩm này khiến cơ thể mất nhiều thời gian tiêu hoá, khi ăn vào tối muộn có thể gây trào ngược axit cùng nhiều vấn đề ở dạ dày, từ đó dẫn tới khó ngủ, làm chất lượng giấc ngủ giảm đáng kể.

Ngoài những thực phẩm trên, người lớn tuổi cần tuyệt đối tránh xa cafe, rượu bia, socola… đặc biệt không sử dụng những chất này vào buổi tối trước khi đi ngủ vì chúng sẽ kích thích não bộ, khiến tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng.

Một chế độ ăn uống khoa học giúp người lớn tuổi ngủ ngon hơn
Một chế độ ăn uống khoa học giúp người lớn tuổi ngủ ngon hơn

Làm sao để phòng tránh mất ngủ người lớn tuổi?

Chứng mất ngủ, khó ngủ ở người lớn tuổi gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, sức khoẻ của bệnh nhân. Chính vì vậy, để ngăn chặn “mối nguy” này, mỗi người cần thực hiện những điều sau:

  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm như phì đại tiền liệt tuyết, tiểu đường, hen suyễn… từ đó từng bước cải thiện, điều chỉnh giấc ngủ.
  • Loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, những vấn đề gây stress để cơ thể được thư giãn, đầu óc thoải mái tránh gây mất ngủ, khó ngủ.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc hay suy nghĩ quá nhiều. Bởi nếu cơ thể mệt mỏi, các bó cơ liên tục căng ra cũng có thể gây nên chứng mất ngủ.
  • Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, không có quá nhiều ánh sáng, đảm bảo thoáng mát.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để tránh ức chế quá trình sản sinh melatonin của não – chất giúp bạn đi vào giấc ngủ.
  • Duy trì thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày để vừa cải thiện thể lực, vừa giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, thúc đẩy khí huyết lưu thông, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc an thần/thuốc ngủ khi chưa được chỉ dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

Tình trạng mất ngủ người lớn tuổi hoàn toàn có thể được cải thiện nếu lựa chọn đúng phương pháp điều trị kết hợp ăn uống và sinh hoạt khoa học. Những gợi ý phía trên có tác dụng hỗ trợ giúp bạn đi vào giấc ngủ ngon hơn tuy nhiên để điều trị hiệu quả thì việc tìm một bài thuốc đặc trị chuyên sâu, điều trị theo đúng phác đồ từ sớm sẽ là điều cần thiết.

Câu hỏi liên quan

Trẻ em là đối tượng dễ ăn dễ ngủ, tuy nhiên dạo gần đây con bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng khó ngủ. Người làm cha làm mẹ chắc chắn sẽ vô cùng hoang...

Xem chi tiết

Uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Đây có phải là do tác dụng phụ của thuốc không? Để có được câu trả lời chính xác, chúng ta hãy cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết

Trẻ em là đối tượng vô lo vô nghĩ vậy mà lại bị khó ngủ, có lẽ đây là điều khiến nhiều phụ huynh bất ngờ và không biết phải xử lý làm sao. Cho...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp