Cứ ngỡ chỉ các cụ già mới bị mất ngủ, khó ngủ nhưng tỉ lệ người trẻ tuổi thiếu ngủ, mất ngủ trong thời buổi ngày nay đang có xu hướng tăng cao. Đặc biệt tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuổi của các con là ăn ngủ và học hành nhưng dạo gần đây lại mất ngủ thường xuyên vậy phải làm sao?
Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi dậy thì
Nhiều người không nghĩ rằng những đứa trẻ đang tuổi học tuổi chơi lại bị mất ngủ thường xuyên. Cứ ngỡ chỉ các cụ mới gặp phải. Tuy nhiên những nguyên nhân phổ biến sau đây sẽ gây ảnh hưởng đến bọn trẻ mà các bậc phụ huynh cần phải nắm được:
Áp lực học hành
Có thể nói đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong thời đại xã hội phát triển như ngày nay, các bậc phụ huynh luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho con cái học hành. Không chỉ học trên lớp, học thêm các môn văn hóa mà còn phải học các kĩ năng khác. Bố mẹ quá kì vọng, luôn mong muốn con cái mình phải giỏi hơn người. Chính vì vậy đã tạo áp lực cho con. Không chỉ áp lực từ bố mẹ mà còn là áp lực từ điểm số, từ nhà trường. Có bạn có thể vượt qua, nhưng cũng không trường hợp đã có suy nghĩ tiêu cực.
Ngủ quá nhiều vào ban ngày
Bên cạnh các học sinh chăm chỉ học hành thì cũng không ít em học sinh cá biệt, ngày ngủ đêm chơi. Hoặc ngày do ngủ quá nhiều bởi bạn chỉ phải học nửa ngày, vì vậy đêm cũng khó ngủ hơn so với bình thường. Hoặc có ngủ cũng rất muộn, 12h đêm thậm chí 1-2h sáng.
Đọc thêm: Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi và cách điều trị hiệu quả
Chơi game
Trước đây không phải ai cũng có điều kiện sắm máy tính, điện thoại cho con em mình. Còn bây giờ học sinh cấp 1 đã thấy có điện thoại riêng. Việc sử dụng các thiết bị di động, máy tính quá nhiều vào buổi tối, thậm chí có những em nghiện game, thường xuyên thức khuya, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, điều này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
Thay đổi hormone
Tuổi dậy thì là giai đoạn hormone phát triển khiến cơ thể và tâm sinh lý có nhiều biểu hiện thay đổi rõ rệt qua bên ngoài. Nam giới sẽ cao hơn, giọng trầm hơn. Con gái sẽ bắt đầu đến kỳ hành kinh, ngực phát triển, thay đổi suy nghĩ và nhận thức, đôi khi ngại ngùng hơn bởi những ngày thay đổi trên cơ thể. Tất cả những thay đổi này đôi khi sẽ tác động đến tinh thần và khiến các bạn khó ngủ.
Thói quen ăn uống
Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi dậy thì còn có thể do thói quen ăn uống mà ra. Hầu như bạn trẻ nào cũng thích uống nước ngọt có ga hay ăn các loại đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều vào buổi tối, uống nhiều trà sữa và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Đọc Thêm: Bị Mất Ngủ Nên Ăn Gì? 17 Loại Thực Phẩm Bạn Nên Sử Dụng Ngay 2023
Do bệnh lý
Một số bệnh lý như đau nhức xương khớp, mắc các bệnh ngoài da như dị ứng mề đay, hoặc mắc bệnh về tinh thần như trầm cảm, căng thẳng…. là nguyên nhân cha mẹ không nên bỏ qua. Nếu có bệnh phải giải quyết từ căn nguyên mới mang lại tác dụng.
Biểu hiện của chứng mất ngủ tuổi dậy thì
Triệu chứng mất ngủ tuổi dậy thì có biểu hiện cụ thể như sau:
- Khó ngủ, khó vào giấc, đôi khi mắt mỏi nhưng không thể đi vào giấc ngủ, tinh thần vẫn rất tỉnh táo
- Ngủ được nhưng dễ tỉnh giấc, khó ngủ lại
- Ngủ không sâu, một tiếng động nhẹ cũng làm bạn tỉnh giấc
- Trằn trọc khó ngủ, tỉnh dậy sớm
- Sáng hôm sau thức dậy người mệt mỏi, lờ đờ, khó tập trung, thèm ngủ
- Ngày buồn ngủ quá mức do thiếu ngủ
[Cần Phải Biết]: Các Loại Thuốc Tây Trị Mất Ngủ Và Cách Sử Dụng An Toàn
Tác hại mất ngủ tuổi dậy thì
Thiếu ngủ, khó ngủ sẽ khiến tinh thần bạn không thoải mái, khó tập trung khi thức dậy vào ngày hôm sau. Dấu hiệu này kéo dài sẽ gây ra một loạt những tình trạng sau:
- Xuất hiện nhiều mụn: Tuổi dậy thì là thời gian hormone thay đổi và dẫn đến nhiều thay đổi cả về tính cách, giọng nói, cơ thể. Và việc xuất hiện mụn là triệu chứng rất phổ biến của dấu hiệu dậy thì. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài hoặc ngủ không đủ giấc, ngủ quá khuya, triệu chứng này sẽ càng rõ rệt.
- Ảnh hưởng phát triển chiều cao: Giai đoạn phát triển chiều cao rõ rệt nhất trong thời điểm dậy thì. Việc ăn ngủ nghỉ điều độ, tập thể dục đều đặn hàng ngày đặc biệt là các bài tập như bóng rổ, đu xà, bơi lội,.. sẽ hỗ trợ phát triển chiều cao cực kỳ tốt. Và ngược lại, lười tập luyện, mất ngủ kéo dài, chắc chắn sẽ cản trở đến việc gia tăng chiều cao ở các bạn trẻ.
- Ảnh hưởng tâm lý: Vì thiếu ngủ mà bạn bị nhiều mụn hơn hay vì thiếu ngủ mà hôm sau chúng ta không thể tập trung tinh thần học hành, bài kiểm tra không được như mong đợi…. nó sẽ kéo theo vô vàn thứ và chắc chắn tác động cuối cùng chính là tâm lý. Nếu bố mẹ không quan tâm, không đồng hành và có những động viên, can thiệp kịp thời, tình trạng tâm lý căng thẳng này có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Ảnh hưởng tới chiều cao: Mất ngủ không trực tiếp ảnh hưởng đến chiều cao của bạn. Tuy nhiên, ngủ không đủ và không chất lượng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển và phục hồi của cơ thể, và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe xương, chiều cao.
Nên đọc: Những cây thuốc nam trị mất ngủ hiệu quả bạn nên dùng 2023
Cách phòng tránh, cải thiện tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì
Bạn hãy thử áp dụng một vài lời khuyên sau đây, sẽ rất hữu ích:
- Thay vì thức quá khuya để làm bài tập, bạn hãy thử thay đổi thói quen này. Đi ngủ từ 9h-10h tối và thức dậy lúc 5h sáng để học bài. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, buổi sáng dậy sớm sẽ giúp bạn thu nạp kiến thức tốt hơn.
- Hãy đặt cho mình một đồng hồ sinh học ăn ngủ nghỉ rõ ràng. Đi ngủ đúng giờ, vào một giờ cố định, điều này sẽ hình thành một thói quen tốt.
- Thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống theo chiều hướng tích cực
- Chia sẻ những khó khăn trong việc học hành hoặc cuộc sống để cha mẹ hiểu hơn
- Bố mẹ hãy dành thời gian hơn cho con em mình, hãy tâm sự và tìm hiểu xem liệu con mình muốn gì, đam mê môn học hay ngành học nào thay vì áp đặt
Một vài thông tin hữu ích về bệnh mất ngủ ở tuổi dậy thì trên đây, hy vọng đã giúp bạn đọc có được câu trả lời. Phần lớn ở độ tuổi này việc điều trị rất dễ bởi nó chưa hình thành bệnh. Việc phát hiện sớm và kịp thời điều trị sẽ mang lại tác dụng rõ rệt ngay.
- Tìm Hiểu Ngay: 10 Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ Ở Người Trẻ Hiệu Quả [Cập Nhật Mới Nhất]