Mất ngủ sau sinh là tình trạng người mẹ không thể ngủ dù đang rất mệt mỏi và muốn đi ngủ. Mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do yếu tố bên ngoài tác động hoặc do chị em phụ nữ đang gặp các vấn đề về tâm lý. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài mà không có sự can thiệp kịp thời thì sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là trầm cảm.
Mất ngủ sau sinh là hiện tượng gì?
Mất ngủ sau sinh xảy ra khi bạn đã muốn đi ngủ nhưng không thể ngủ. Hầu hết người bệnh đều cho biết họ có chung một tâm trạng đó là cảm thấy bồn chồn, lo lắng và khó chịu. Họ lo ngại rằng khi ngủ say sẽ không biết được con quấy khóc. Vì thế nếu có ngủ họ cũng sẽ dễ bị đánh thức bởi những tiếng động nhỏ nhất. Mặc dù tình trạng mất ngủ sau sinh diễn ra khá phổ biến nhưng nó hoàn toàn có thể tiến triển thành mất ngủ mãn tính nếu không được can thiệp kịp thời.
Các triệu chứng mất ngủ sau sinh thường đi kèm với các dấu hiệu như: Tâm trạng bồn chồn, cảm thấy khó chịu, buồn bã, lo lắng tột độ,… Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Mất ngủ có thể là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người nhưng mất ngủ sau sinh lại là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì vậy bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì từ đó mới có thể tiến hành điều trị triệt để.
Định nghĩa: Bệnh mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà mẹ bỉm sữa bị mất ngủ sau sinh. Đó có thể từ những thay đổi bên trong cơ thể hoặc do yếu tố khách quan bên ngoài. Thế nhưng, dù nguyên nhân là gì cũng đều khiến chị em cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thiếu sức sống, thậm chí còn làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Dưới đây là những nguyên nhân gây hiện tượng mất ngủ sau sinh phổ biến mà bạn cần nắm rõ:
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố sau sinh là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến ở chị em phụ nữ. Cụ thể, nữ giới sau khi sinh xong lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể đều bị mất cân bằng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến làn da, mái tóc và sức khỏe của chị em mà còn gây ra hiện tượng mất ngủ.
Bài đọc thêm: Bà Bầu Mất Ngủ Là Gì? 5 Giải Pháp Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ Qua
Sự sụt giảm hormone estrogen làm giảm khả năng sản sinh và tiêu thụ magie trong cơ thể, khiến cơ bắp bị đau nhức, đổ nhiều mồ hôi, bứt dứt, khiến bạn khó ngủ. Trong khi đó, hormone progesterone lại chi phối đến hoạt động sản sinh melatonin giúp cơ thể ngủ ngon và sâu giấc hơn. Vì vậy, nếu thiếu loại hormone này cơ thể bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ.
Thể trạng suy nhược
Khi sinh nở, phụ nữ có thể mất tới 4-6 lít máu. Bên cạnh đó, việc chăm sóc em bé sơ sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn vất vả khiến phụ nữ kiệt sức, cơ thể suy nhược, dễ mệt mỏi. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Khi cơ thể uể oải sẽ khiến não bộ không được linh hoạt, hay bị đãng trí, thiếu tập trung, khó ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc.
Do chăm sóc trẻ
Trẻ sơ sinh thường thức khuya hoặc quấy khóc vào ban đêm, điều này khiến các bà mẹ bỉm sữa cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Một khi nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động giải phóng hormone melatonin của tuyến tùng – hormone này có tác dụng giúp gây buồn ngủ và đưa cơ thể vào trạng thái ngủ sâu.
Ngoài ra việc lệch nhịp sinh học còn tác động đến hoạt động sản sinh cortisol, gây gián đoạn quá trình phục hồi cơ thể khiến hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm. Nếu việc mất ngủ là do phải dạy cho trẻ ăn hoặc dỗ con ngủ thì tình trạng này có thể phải kéo dài vài tháng cho đến khi trẻ bắt nhịp được với chế độ sinh hoạt của cha mẹ.
Tham khảo: hiện tượng mất ngủ khi mang thai và cách cải thiện bệnh an toàn cho mẹ
Tâm lý căng thẳng sau sinh
Bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc sau khi sinh con xong. Nó có thể là vui mừng, hạnh phúc hoặc lo lắng, trầm cảm. Đặc biệt nếu bạn không nhận được sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ công việc từ người chồng và những người thân xung quanh sẽ khiến tâm lý mẹ bỉm ngày càng nặng nề, căng thẳng. Đây là một dấu hiệu tâm lý cực đoan vô cùng nguy hiểm của phụ nữ sau sinh. Bởi nó có thể từ mất ngủ tiến triển thành suy nhược thần kinh, làm nguy cơ bị trầm cảm và gây ra nhiều hệ lụy phía sau.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, phụ nữ sau sinh còn có thể bị mất ngủ do một số lý do sau:
- Tác động từ môi trường bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết, tiếng ồn.
- Có thói quen ăn khuya hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Không có thời gian nghỉ ngơi đúng cách, làm việc nặng nhọc ngay sau sinh.
- Sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu vào buổi tối trước đi ngủ.
- Bị nổi mề đay sau sinh gây ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ.
- Mẹ bỉm sữa mắc các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng co thắt,…
Mất ngủ sau khi sinh con có nguy hiểm không?
Mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, nhất là hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng. Việc ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, bực bội trong người. Điều này làm ảnh hưởng đến các chất lượng cuộc sống sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội của bạn.
Đặc biệt, việc mất ngủ sau sinh còn làm giảm chất lượng sữa của mẹ, khiến em bé chậm phát triển, hệ miễn dịch suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sự phát triển thể chất của trẻ.
Xem thêm: Dấu Hiệu Điển Hình Và Biểu Hiện Mất Ngủ Kinh Niên Là Gì?
Trong một số trường hợp, chứng mất ngủ sau sinh của mẹ có thể gây ra hiện tượng trầm cảm sau sinh. Chứng trầm cảm ở người mẹ vô cùng nguy hiểm. Nếu ở mức độ nhẹ có thể gây ra tình trạng như mất ngủ, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, không muốn làm gì. Nghiêm trọng hơn có thể mất hết hứng thú trong việc chăm sóc con, thậm chí có thể nảy sinh tâm lý chán ghét, muốn làm hại bản thân hoặc làm hại đứa trẻ.
Cách đối phó tình trạng mất ngủ cho phụ nữ sau sinh
Mất ngủ sau sinh là vấn đề thường gặp ở khá nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên các bà mẹ bỉm sữa cũng không nên quá lo lắng. Trước tiên, nếu tình trạng mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Khi đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn nên sử dụng thuốc hay chỉ cần áp dụng các mẹo điều trị mất ngủ dân gian.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng mất ngủ sau sinh bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây y
Việc dùng thuốc Tây y để điều trị chứng mất ngủ cho phụ nữ sau sinh vốn không được khuyến khích bởi một số loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ như mất sữa, khô sữa. Khiến bé bú không cảm thấy ngon và gây ra một số ảnh hưởng đến thể chất và trí não của trẻ.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc ngủ trong thời gian dài còn khiến làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh, khiến bạn thường xuyên lơ đễnh, giảm chú ý. Nếu đang dùng trong thời gian dài mà dừng thuốc đột ngột có thể khiến bạn bị mất ngủ nặng hơn.
Tuy nhiên, căn cứ vào triệu chứng mất ngủ của người bệnh mà bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc như sau:
- Nếu bị mất ngủ nhẹ: Bromazepam, Rotunda, Phenobarbital, Diazepam, Zolpidem,
- Nếu bị mất ngủ nặng, có liên quan đến rối loạn lo âu hay trầm cảm: Clomipramine, Quetiapine, Mirtazapine, Olanzapine,…
- Nếu bị mất ngủ do căng thẳng thần kinh, mệt mỏi: Nytol, Sominex, Simply Sleep.
- Nếu bị mất ngủ liên quan đến dị ứng: Imedrol, Promethazin, Clorpheniramin,..
Để tránh việc dùng thuốc làm ảnh hưởng đến con bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:
- Vắt bỏ phần sữa sau khi uống thuốc bằng máy hút sữa để làm hạn chế ảnh hưởng đến trẻ.
- Cho trẻ bú thật no trước khi uống thuốc. Tuy nhiên cách này cũng sẽ gặp nhiều bất cập.
- Sử dụng nguồn sữa dự trữ bằng cách vắt sữa ở thời điểm chưa uống thuốc và để trong tủ đông. Sau đó hâm lại sữa trước khi cho trẻ uống.
Nhìn chung mẹ bỉm sữa bị mất ngủ được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào từng mức độ bị bệnh và thể trạng mà bác sĩ sẽ cân nhắc cắt thuốc phù hợp. Đặc biệt bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hay tăng giảm liều lượng mà không có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
[Cần Phải Biết]:
- Các Loại Thuốc Tây Trị Mất Ngủ An Toàn Và Hiệu Quả Hiện Nay
- Mách Bạn Cách Bấm Huyệt Chữa Mất Ngủ Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Dàng Áp Dụng
Cách trị mất ngủ dân gian
Nếu bạn không muốn dùng thuốc vì lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa thì có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh từ thảo dược thiên nhiên để giúp làm giảm căng thẳng thần kinh, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Một số mẹo dân gian giúp điều trị chứng mất ngủ sau sinh không cần dùng thuốc được rất nhiều người áp dụng như sau:
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng giúp làm thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trà hoa cúc có tác dụng chống oxy hóa, giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó, loại trà này còn giúp da dẻ thêm mịn màng, điều hòa các hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp bạn cải thiện được chứng táo bón, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Mỗi ngày bạn hãy pha 1 ấm trà hoa cúc, sau đó dùng dần trong ngày sẽ giúp chứng mất ngủ sau sinh được cải thiện.
Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu có khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ như tinh dầu hoa cúc, tinh dầu hoa nhài, tinh dầu đàn hương, tinh dầu hoa oải hương,… Liệu pháp mùi hương này được chứng minh là mang đến hiệu quả điều trị rõ rệt. Việc ngửi mùi hương từ tinh dầu không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng mệt mỏi mà còn giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Vì thế ngoài việc tắm cùng với tinh dầu, bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu cũng có tác dụng tương tự.
Ngâm chân với nước ngải cứu
Bàn chân có rất nhiều dây thần kinh có tác động đến não và các cơ quan khác. Việc ngâm chân với ngải cứu có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy thư giãn, dễ chịu. Bên cạnh đó, việc ngâm chân vào nước ấm còn giúp mẹ bầu sau sinh cảm thấy dễ ngủ hơn.
Dùng trà mật ong
Phụ nữ sau sinh nên uống một ly trà mật ong ấm trước khi ngủ để cải thiện tình trạng căng thẳng mất ngủ của mình. Đặc biệt, trà mật ong còn có tác dụng giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, chướng bụng, đầy hơi, giúp cải thiện tình trạng co thắt dạ dày và trung hòa dịch vị acid. Bạn chỉ cần pha 2 thìa mật ong vào 200ml nước ấm để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Xem Thêm: Mật Ong Có Chữa Mất Ngủ Không? Cách Sử Dụng Để Đạt Hiệu Quả Tối Đa
Uống sữa ấm
Uống sữa ấm vừa giúp cải thiện chứng mất ngủ ở phụ nữ sau sinh vừa giúp lợi sữa, tốt cho cả mẹ và bé. Trong thành phần của sữa ấm có chứa các axit amin tryptophan, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành hormone melatonin giúp cơ thể ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể pha thêm một ít tinh bột nghệ cùng với sữa để giúp tăng khả năng kháng viêm, giúp các vết thương nhanh lành, tốt cho xương khớp, cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Phụ nữ sau sinh nên ăn gì tốt cho giấc ngủ?
Trong một số trường hợp mất ngủ nhẹ, không quá trầm trọng thì mẹ bỉm chỉ cần bổ sung thực đơn dinh dưỡng phù hợp là đã có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ mà không cần dùng đến thuốc. Trong đó, nhóm thực phẩm giàu Canxi, Tryptophan, Magie, vitamin B6 cùng các thực phẩm giúp kích thích sản sinh melatonin cần được chú trọng bổ sung. Cụ thể:
- Thực phẩm giàu Tryptophan: Tryptophan là axit amin thiết yếu, khi vào cơ thể nó sẽ tự động chuyển hóa thành serotonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp cân bằng tâm trạng. Serotonin sau đó sẽ còn được chuyển hóa tiếp thành hormone melatonin hỗ trợ cải thiện chất lượng cho giấc ngủ của phụ nữ sau sinh. Nhóm thực phẩm giàu Tryptophan mà mẹ có thể sử dụng như: Sữa và các chế phẩm từ sữa, chuối, đậu phộng, cá hồi, thịt gà tây…
- Thực phẩm giàu Magie: Bổ sung đủ Magie mỗi ngày sau sinh sẽ giúp phụ nữ khỏe mạnh toàn diện, an thần, giảm căng thẳng, stress, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, hoạt chất này còn làm giảm 10 – 30% nguy cơ mắc đái tháo đường sau sinh. Thiếu hụt Magie cũng là nguyên nhân chính khiến phụ nữ mất ngủ, cáu gắt, khó chịu, đau đầu, tê bì chân tay. Những thực phẩm giàu Magie tốt cho phụ nữ sau sinh như: Sữa chua ít béo, đậu xanh, rau chân vịt, yến mạch, bơ, hạt điều, chuối…
- Thực phẩm giàu Canxi: Canxi không chỉ tốt và cần thiết cho xương khớp mà nó cũng rất cần cho một giấc ngủ ngon, chất lượng. Đặc biệt là phụ nữ sau sinh rất dễ bị thiếu Canxi, dẫn đến đau nhức cơ thể, gây mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy giữa đêm. Mặt khác, bổ sung nhiều Canxi còn giúp não tạo ra melatonin rất cần thiết cho giấc ngủ. Mẹ bỉm nên ăn nhiều các loại thực phẩm như: Sữa Canxi, cải xoăn, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, hạt chia, cá mòi…
- Thực phẩm giàu vitamin D: Nếu không có vitamin D thì Canxi cũng sẽ không thể hấp thụ hoàn toàn được tới hệ thống xương khớp mà sẽ bị đào thải ngay từ bên ngoài, thậm chí còn bị tích tụ tại thân, gây hại cho cơ thể. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích phụ nữ sau khi sinh bổ sung thêm vitamin D hàng ngày thông qua những thực phẩm như: Lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá tuyết, nấm…
- Thực phẩm giàu vitamin B6: Vitamin B6 vô cùng có lợi cho giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của phụ nữ sau sinh. Cụ thể nó giúp cân bằng nồng độ estrogen sau sinh, lưu thông khí huyết, hỗ trợ phụ nữ có tinh thần, trạng thái luôn lạc quan, vui vẻ nhờ đó mà dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ. Các nghiên cứu cũng cho thấy vitamin B6 còn tham gia vào quá trình sản serotonin, GABA và melatonin để mang đến một giấc ngủ ngon, sâu giấc. Mẹ bỉm mất ngủ nên bổ sung thêm vitamin B6 từ: Gan động vật, cá chép, tinh bột nghệ, hạt hồ trăn…
- Tham Khảo Thêm: Bị Mất Ngủ Nên Ăn Gì? 17 Loại Thực Phẩm Bạn Nên Sử Dụng Ngay 2023
Phòng ngừa chứng mất ngủ sau sinh như thế nào?
Có rất nhiều phương pháp giúp phòng ngừa và cải thiện chứng mất ngủ sau sinh một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những biện pháp hữu ích dành cho các mẹ bỉm sữa:
- Chia thời gian ngủ trong ngày một cách hợp lý. Bạn có thể ngủ cùng thời gian với trẻ vào ban ngày. Một giấc ngủ ngắn khoảng 2 tiếng vào ban ngày và 4 tiếng vào ban đêm vẫn đủ để bạn có được sức khỏe tốt.
- Thay đổi môi trường ngủ bằng cách vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, bày trí lại phòng theo sở thích, lựa chọn đồ ngủ chất liệu cotton rộng rãi để không thấy khó chịu, bí bách, sử dụng điều hòa khoảng 27-28 độ để dễ ngủ hơn.
- Tập thể dục thường xuyên giúp não bộ kích thích sản sinh ra hormone endorphin, có tác dụng giải phóng áp lực lên hệ thần kinh trung ương, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp mẹ bỉm cảm thấy thoải mái, cải thiện xương khớp và phòng ngừa loãng xương.
- Đi ngủ sớm càng sớm càng tốt. Trước khi đi ngủ bạn nên tắm bằng nước nóng, uống trà hoặc nghe nhạc không lời để giúp làm dịu tâm trạng căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn.
- Bạn nên chia sẻ công việc chăm sóc con nhỏ với chồng và người thân trong gia đình để giảm tải công việc của bạn. Một số công việc như giặt đồ, phơi đồ, nấu ăn, quét dọn nhà cửa,… bạn hoàn toàn có thể nhờ người thân giúp đỡ.
- Tắt các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, TV khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ để tránh não phải hoạt động nhiều, gây rối loạn giấc ngủ. Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể làm giảm nồng độ melatonin, một loại hormone giúp điều hòa chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Tránh ra chất kích thích và cafein bởi nó có thể khiến chứng mất ngủ sau sinh trầm trọng hơn. Vì vậy phụ nữ trên tránh sử dụng cà phê, rượu, bia hoặc trà đặc để giúp có được giấc ngủ tốt.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng mất ngủ sau sinh được rất nhiều người quan tâm. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa trong việc tìm lại được giấc ngủ ngon cho mình. Trường hợp bạn đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
- Tìm Hiểu Thêm: 16 Cách Trị Dân Gian Trị Mất Ngủ Mang Lại Hiệu Quả Cao Nhất