Mất Ngủ Đếm Cừu Có Hiệu Quả Không? Làm Gì Nếu Đếm Cừu Thất Bại?
Mất ngủ đếm cừu là một trong những phương pháp chữa khó ngủ đơn giản được nhiều người áp dụng. Vậy đếm cừu có thực sự mang lại hiệu quả? Có cách nào khác chữa mất ngủ tốt hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.
Mất ngủ đếm cừu được thực hiện như thế nào?
Triệu chứng mất ngủ đeo bám khiến nhiều người vô cùng khổ sở và phải dùng tới phương pháp đếm cừu cổ điển để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Cách đếm cừu khi mất ngủ rất đơn giản. Bạn chỉ cần nằm trên giường và tưởng tượng về một khung cảnh với trang trại cỏ rộng lớn và những chú cừu đang xếp hàng để nhảy qua hàng rào. Mỗi một chú cừu vượt rào thành công là một lần đếm.
Hành động này được lặp đi lặp lại cho tới khi bạn buồn ngủ và cứ thế chìm vào giấc ngủ. Đây là phương pháp đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng để dễ ngủ hơn.
Lưu ý rằng, trong khi thực hiện, bạn cần thả lỏng cơ thể và loại bỏ những suy nghĩ khác trong đầu để tập trung tưởng tưởng thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Tại sao đếm cừu dễ ngủ hơn bình thường?
Để trả lời cho vấn đề này, vào năm 2001, các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ. Họ chia 50 người mắc chứng rối loạn giấc ngủ thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất được yêu cầu tưởng tượng ra khung cảnh bình yên trong đầu trước khi ngủ. Nhóm thứ hai sẽ thực hiện các thói quen bình thường để dễ ngủ hơn. Nhóm cuối cùng sẽ đếm cừu trước khi ngủ bằng cách tưởng tượng ra những con cừu đang nhảy qua hàng rào.
Kết quả cho thấy, những người được yêu cầu tưởng tượng ra khung cảnh bình yên sẽ dễ ngủ hơn và nhanh hơn bình thường khoảng 20 phút. Trong khi đó, nhóm người thực hiện bài tập đếm cừu có thể ngủ sớm hơn nhưng không có sự ổn định về mặt thời gian.
Trả lời cho câu hỏi tại sao đếm cừu dễ ngủ, các nhà nghiên cứu đã giải thích rằng, việc tập trung tưởng tượng sẽ giúp bạn thoát khỏi những lo âu, căng thẳng nên dễ thấy buồn ngủ hơn, không cần dùng đến thuốc trị mất ngủ.
Tuy nhiên, không phải ai mất ngủ đếm cừu cũng đạt được hiệu quả. Do cách thực hiện lặp đi lặp lại nên bạn sẽ nhanh chóng thấy nhàm chán. Nếu cố gắng thực hiện có thể sẽ phản tác dụng do lúc này cơ thể sản sinh ra hormone gây căng thẳng khiến bạn càng thêm khó ngủ.
Phương pháp giúp ngủ nhanh mà không cần đếm cừu
Có rất nhiều phương pháp khác giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng mà không cần phải đếm cừu. Do đó, nếu thấy đếm cừu không hiệu quả, bạn có thể thực hiện các cách sau:
Thử các bài tập hít thở thay vì mất ngủ đếm cừu
Các bài tập hít thở là một liệu pháp an thần giúp giảm căng thẳng, kích thích quá trình lưu thông khí huyết, từ đó giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Bài tập hít thở Bhramari Pranayama
Bài tập hít thở Bhramari Pranayama đã được các nghiên cứu lâm sàng chứng minh có tác dụng làm giảm nhịp tim, nhịp thở, giúp người bệnh thư giãn và ngủ ngon giấc hơn.
Bài tập hít thở Bhramari Pranayama được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Nhắm mắt lại và chậm rãi hít thở sâu
- Bước 2: Dùng lòng bàn tay bịt hai bên tai lại
- Bước 3: Đặt hai ngón trỏ lên trên lông mày, các ngón tay còn lại thì đặt trên mắc
- Bước 4: Ấn nhẹ nhàng ngón tay lên hai cánh mũi, đồng thời ấn khu vực lông mày
- Bước 5: Khép miệng và nhẹ nhàng thở ra
- Bước 6: Lập lại ít nhất 5 lần các bước trên theo thứ tự
Bài tập thở cơ hoành
Bài tập thở cơ hoành đặc biệt hiệu quả trong việc làm chậm nhịp thở, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, nhờ đó mà người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
Cách thực hiện hít thở cơ hoành như sau:
- Bước 1: Nằm ngửa và kê một chiếc gối bên dưới đầu gối, đảm bảo chân hơi gập
- Bước 2: Đặt 1 tay lên ngực và đặt tay còn lại lên phần bụng
- Bước 3: Hít thở sâu và chậm qua đường mũi
- Bước 4: Môi hơi chúm lại, thở từ từ qua đường miệng
- Bước 5: Lặp lại bước 3 và 4 trong vòng 5 phút
Bài tập hít thở Nadi Shodhana Pranayama
Nadi Shodhana Pranayama cũng là một bài tập hít thở giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc hơn.
Cách thực hiện bài tập Nadi Shodhana Pranayama:
- Bước 1: Ngồi xuống và vắt chéo hai chân lại
- Bước 2: Đặt tay trái lên đầu gối và đặt ngón cái của tay phải lên mũi
- Bước 3: Thở ra hết cỡ sau đó lấy tay chặn lỗi mũi bên phải. Thực hiện hít thở bằng lỗ mũi bên trái
- Bước 4: Mở tay ở lỗ mũi phải ra, sau đó chặn lỗ mũi trái và thở qua lỗ mũi phải
- Bước 5: Lặp lại các bước ở trên trong thời gian 5 phút
Bài tập hít thở nhịp 4 – 7 – 8
Kỹ thuật thở nhịp 4 – 7 – 8 là bài tập giúp giảm căng thẳng cho hệ thần kinh, mô phỏng phương pháp tập thở trong thiền và yoga, giúp cơ thể thư giãn tuyệt vời. Bạn nên thực hiện bài tập này 2 ngày/ lần liên tục trong 6 – 8 tuần để thấy rõ hiệu quả.
Cách thực hiện bài tập thở nhịp 4 – 7 – 8:
- Bước 1: Thở mạnh ra bằng miệng
- Bước 2: Khép miệng và hít sâu trong 4 giây
- Bước 3: Giữ hơi thở trong 7 giây
- Bước 4: Thở mạnh một lần nữa trong 8 giây
- Bước 5: Lặp lại các bước trên đủ 4 lần
Người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách luyện tập các bài tập hít thở trên. Tuy nhiên để duy trì thói quen tốt này, bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày để đem lại hiệu quả cao nhất.
- Tìm Hiểu Thêm: Chỉ Với 9 Bài Tập Yoga Trị Chứng Mất Ngủ Cực Kỳ Đơn Giản Có Ngay Giấc Ngủ Ngon
Áp dụng các phương pháp chữa mất ngủ của dân gian
Các phương pháp chữa mất ngủ từ dân gian rất an toàn và dễ dàng thực hiện. Nếu tình trạng mất ngủ của bạn còn nhẹ, hãy áp dụng ngay các phương pháp dưới đây để ngăn ngừa và điều trị bệnh kịp thời.
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc là trà thảo mộc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả. Trong trà có chứa chất chống oxy hóa Apigenin có tác dụng an thần, giảm lo lắng và mất ngủ. Do đó bạn có thể uống loại trà này mỗi ngày trước khi ngủ 1 – 2 tiếng để ngủ ngon giấc hơn.
Cách pha trà hoa cúc chữa mất ngủ rất đơn giản:
- Cho 15g hoa cúc khô đã rửa sạch vào bình trà
- Cho một ít nước sôi vào bình để tráng trà
- Hãm trà cùng 200ml nước sôi trong vòng 10 phút
- Thưởng thức trà khi còn ấm nóng
Xem thêm: Top 10 Trà An Thần Dễ Ngủ Cực Kỳ Hiệu Quả Bạn Nhất Định Phải Thử
Ăn cháo hạt sen
Hạt sen vốn là vị thuốc quý trong Đông y. Cháo hạt sen không chỉ có tác dụng an thần, dưỡng tâm, giảm huyết áp mà còn giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ngâm chân bằng nước ấm
Ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp các mạch máu vùng chân giãn ra, kích thích lưu thông khí thuyết, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bạn có thể ngâm chân với gừng, nước muối hoặc tinh dầu quế để đạt được hiệu quả cao hơn.
Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ là một phương pháp phổ biến, an toàn được nhiều người áp dụng. Thực hiện việc xoa bóp bấm huyệt 30 phút mỗi ngày trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể giảm đau nhức, căng thẳng, thư giãn tinh thần và ngủ ngon giấc hơn.
Điều trị bằng châm cứu thay vì mất ngủ đếm cừu
Châm cứu là một phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Châm cứu giúp sản sinh ra hormone Serotonin có tác dụng an thần, gây buồn ngủ. Phương pháp này cũng giúp cơ thể giảm đau nhức, căng thẳng, dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Để châm cứu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần đến các trung tâm, cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị cụ thể.
Điều chỉnh các thói sinh hoạt không lành mạnh
Các thói quen sinh hoạt rất có thể là nguyên nhân gây ra mất ngủ trầm trọng. Vì vậy, trước khi cố gắng thử bất kỳ biện pháp chữa trị nào khác, bạn hãy điều chỉnh các thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tiêu biểu như:
- Sử dụng máy tính, điện thoại trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất Melatonin trong cơ thể, gây ra tình trạng khó ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
- Thường xuyên thức quá khuya: Thức quá khuya khiến cơ thể dễ mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng và gây suy giảm trí nhớ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
- Sử dụng các chất kích thích: Cà phê và rượu là các chất kích thích có hại khiến cơ thể tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, các chất này cũng gây đau đầu và mệt mỏi khi bạn tỉnh dậy vào hôm sau.
- Ăn quá no hoặc ăn vặt trước khi ngủ: Thói quen xấu này rất có hại cho hệ tiêu hóa, gây tức bụng và đầy hơi, từ đó khiến bạn dễ mất ngủ hơn.
Trên đây là tất cả các thông tin về mất ngủ đếm cừu và những biện pháp thay thế khác. Nếu bạn đang bị mất ngủ, hãy thử đếm cừu để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng mỗi người mà phương pháp này có thể sẽ không hiệu quả. Do đó, hãy áp dụng các biện pháp thay thế khác để điều trị và ngăn ngừa chứng mất ngủ kịp thời, tránh chủ quan khiến bệnh thêm trầm trọng.
- [BẠN NÊN THỬ]: Đêm Khó Ngủ Phải Làm Sao? Áp Dụng Ngay Cách Trị Mất Ngủ Hiệu Quả Sau
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!