Nội dung chính

Khó ngủ ở trẻ sơ sinh, nghe có vẻ vô lý tuy nhiên tình trạng này không hiếm xảy ra. Bình thường, em bé trong tháng đầu tiên chỉ ăn với ngủ, thời gian ngủ lên tới 17-20 tiếng, vậy mà dạo gần đây lại có biểu hiện khó đi vào giấc, nguyên nhân này do đâu? Có cách này điều trị hay không, chúng ta cùng tìm hiểu.

Nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần phải ngủ rất nhiều, thậm chí thời gian trong ngày của chúng chỉ có ngủ. Sau 2-4 tiếng ngủ trẻ sẽ dậy ăn, chơi khoảng 30p sau đó lại ngủ. Trong tháng mới sinh, một ngày trẻ có thể ngủ lên đến 19 thậm chí 20 tiếng. 

Có lẽ các mẹ vẫn thường nghe câu, trẻ lớn trong giấc ngủ, những năm tháng đầu đời, giấc ngủ cực kỳ quan trọng với bé bởi sự phát triển mạnh mẽ bên trong cơ thể và nhận thức của trẻ. Chính vì vậy giấc ngủ của con cần hết sức lưu ý. Tình trạng trẻ thường xuyên quấy khóc, muốn ngủ nhưng khó ngủ, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại, có thể là do một số nguyên nhân sau đây, các mẹ cần nắm được để từ đó điều chỉnh:

Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao?
Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao?

Nguyên nhân do sinh lý

Theo các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ cho hay, giấc ngủ được chia thành 2 giai đoạn đó là REM và non – REM. Có lẽ chị em nào nghiên cứu về phương pháp easy sẽ nắm rất rõ các thuật ngữ này. 

Với người lớn, giai đoạn non – rem chiếm 75% tổng số thời gian ngủ. Còn đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, 2 giai đoạn này gần như bằng nhau. Ở giai đoạn rem, trẻ sẽ cực kỳ nhạy cảm với tiếng động vì vậy đôi khi bạn sẽ thấy khi ngồi cạnh bé dường như đã ngủ rất say nhưng khi vừa đứng dậy định ra khỏi phòng ngay lập tức em bé của mình đã tỉnh như sáo. Đây chính là lúc trẻ đang có giấc ngủ rem. Một hoạt động nhẹ thôi cũng sẽ làm trẻ thức giấc, trẻ dễ bị giật mình. 

Với nguyên nhân này chúng ta chỉ có thể khắc phục bằng cách hết sức nhẹ nhàng. Làm gì cũng cần nhẹ nhàng, tạo cho trẻ một môi trường yên tĩnh nhất có thể. Ngoài ra có thể quấn chũn cho trẻ để tránh tình trạng bị giật mình, chắc chắn bé sẽ ngủ ngon hơn. Nhưng không phải đứa bé nào cũng chịu quấn chũn, bố mẹ nên nương theo con và rèn luyện con đúng cách. 

Nguyên nhân do bệnh lý

Thiếu vi chất dinh dưỡng cũng sẽ là một trong những lý do khiến bé ngủ không sâu giấc. Và phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là thiếu vitamin D. Theo các bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhỏ hiện tại không cần tắm nắng như các cụ ngày xưa vẫn quan niệm mà quan trọng là bổ sung vitamin D đầy đủ đặc biệt trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên uống vitamin cần đúng đủ liều theo từng độ tuổi, việc thiếu  hay thừa đều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ
Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ

Ngoài vitamin D, các chất khác như kẽm,magie,… cũng có thể là lý do. Để đảm bảo chắc chắn, bạn cần đưa trẻ đi khám vi chất dinh dưỡng, dựa vào những khám xét trực tiếp, bác sĩ sẽ đưa ra câu trả lời chính xác cũng như có hướng xử lý phù hợp.

Béo phì: Không ít trẻ sinh ra đã mắc phải căn bệnh béo phì nguyên nhân có thể là do mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ hoặc vì nhiều lý do khác. Quá béo khiến đường thở bị phì đại, trẻ dễ phải thở bằng miệng vì vậy khó vào giấc ngủ hơn. 

Trẻ bị ốm: Trẻ đang bị ốm do viêm đường hô hấp trên, sổ mũi, ho, hay trẻ mới đi tiêm về cũng là nguyên nhân khiến con mệt mỏi và khó ngủ. 

Đọc thêm thông tin: Điểm Danh Các Mẹo Vặt Giúp Bé Ngủ Ngon Cực Đơn Giản Cho Ba Mẹ

Nguyên nhân khác

  • Trẻ bị lỡ giấc ngủ 
  • Bỉm bẩn, bỉm ướt, muỗi đốt, chỗ ngủ ẩm thấp hay nhiệt độ không phù hợp 
  • Môi trường quá ồn ào, ô nhiễm, khói bụi hay môi trường ngủ quá sáng
  • Trẻ bị đói hoặc trẻ quen được bế bồng,…

Tất cả những lý do trên đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Vì vậy chúng ta, những người làm cha mẹ cần lưu ý.

Cách giúp trẻ có được giấc ngủ ngon

Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, vậy dựa vào những nguyên nhân đó, bạn hãy khắc phục và cải thiện để từ đó giúp con có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên một vài chú ý sau đây mọi người cần ghi nhớ:

Hãy tập cho trẻ việc phân biệt ngày đêm bằng cách mẹo nhỏ như: Ban đêm thì tắt đèn hoàn toàn, ban ngày vẫn cần một chút ánh sáng nhẹ khi trẻ ngủ. Ngoài ra thời gian ban ngày sẽ có lúc chúng ta chơi với con, tắm với con còn ban đêm dù trẻ có dậy cũng không nên nói chuyện hay bật đèn,… Đi ngủ vào những giờ cố định, tắm rửa vào một giờ,… dần dần em bé sẽ hình thành thói quen và biết phân biệt ngày đêm. Như vậy việc ngủ nghỉ cũng sẽ dễ dàng hơn.

Khi bạn gặp các dấu hiệu buồn ngủ ở bé như ngáp, dụi mắt, đến giờ đi ngủ,… vậy hãy gác mọi việc lại và cho bé vào giấc. Nếu quá giấc không được ngủ vì một lý do nào đó sẽ khiến trẻ trằn trọc và quấy khóc nhiều hơn vì thiếu ngủ.

Một bài hát ru hoặc một bản nhạc nhẹ như tiếng ồn trắng sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ

Đừng quên xác nhận lại việc bỉm con đã đầy chưa, con có thoải mái không, bộ quần áo đang mặc có dễ chịu không hay môi trường ngủ, nhiệt độ phòng có mát mẻ không. Tất cả những điều này là điều kiện cần để trẻ vào giấc ngủ được dễ dàng.

Khó ngủ ở trẻ sơ sinh và trên đây là lý do cũng như biện pháp khắc phục. Cha mẹ hãy quan sát con, rèn luyện để con có được một lịch sinh hoạt phù hợp. Nếu có thắc mắc nào cần giải đáp có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. 

Triệu chứng liên quan