Mất ngủ khó thở kéo dài khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, cảnh báo người bệnh đang gặp phải bệnh lý nguy hiểm. Vậy, mất ngủ đi kèm khó thở nguy hiểm như thế nào và nên điều trị, phòng ngừa ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về căn bệnh này.
Mất ngủ khó thở là bệnh gì? Có gây nguy hiểm không?
Chứng mất ngủ là tình trạng ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, hay thức giữa đêm, dậy sớm,… Tình trạng này khiến cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
Có 2 dạng mất ngủ chính là mất ngủ tiên phát (do rối loạn tâm lý, không kèm theo các triệu chứng khác) và mất ngủ thứ phát (do các bệnh lý gây nên).
Mất ngủ tiên phát thường không gây cảm giác khó thở hay gây nguy hiểm. Trái lại, mất ngủ thứ phát thường kèm theo chứng khó thở khiến người bệnh rất khó chịu. Cảm giác thường thấy là lồng ngực bị thắt nghẹt lại, căng tức, hô hấp khó khăn. Trong trường hợp này, bạn không nên chủ quan vì rất có thể bạn đang mắc một trong các bệnh lý sau:
- Bệnh viêm đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang,…
- Bệnh về phổi: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi cấp, mãn tính,…
- Bệnh về tim mạch: suy tim
- Bệnh về thần kinh: trầm cảm, rối loạn tâm thần
Như vậy, có thể thấy mất ngủ thứ phát kèm theo chứng khó thở khá nguy hiểm, thậm chí xuất hiện tình trạng mất ngủ buồn nôn. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng tìm cách trị mất ngủ kịp thời để không xảy ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống.
- Tìm Hiểu Thêm: Thử Ngay 20+ Cách Chữa Rối Loạn Giấc Ngủ Hiệu Quả, Nhanh Chóng Đi Vào Giấc Ngủ
Nguyên nhân gây khó thở không ngủ được
Các bệnh lý mãn tính thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mất ngủ khó thở. Trong đó, nguyên lý gây bệnh ở mỗi trường hợp là khác nhau, cụ thể như sau:
Viêm đường hô hấp
Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp đa phần đều khiến người bệnh bị sưng, viêm đường hô hấp, khiến cho việc hít thở gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lượng dịch hô hấp lớn kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của các loài vi khuẩn có thể khiến đường thở bị bết dính. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục sẽ làm người bệnh mất ngủ và hít thở khó khăn.
Phổi tắc nghẽn mãn tính
Người bị mất ngủ, hô hấp khó khăn có nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính rất cao. Trong trường hợp này, quá trình lưu thông không khí trong phổi sẽ gặp khó khăn, từ đó khiến người bệnh bị mắc chứng khó thở.
Tắc nghẽn phổi có thể xảy bất cứ lúc nào, dù là lúc người bệnh đang thức hay ngủ say. Đây là loại bệnh lý có mức độ nguy hiểm khá cao. Do vậy, người bệnh phải luôn chuẩn bị sẵn thuốc ở bên mình.
Ngưng thở khi ngủ
Đối với những người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ, một phần não bộ của họ vẫn còn hoạt động và chỉ huy cơ thể dù cho họ đã say giấc. Tình trạng này khiến người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ, gây khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Những người bị béo phì, phì đại AV,… là những người có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này.
Tâm thần hoảng loạn
Bệnh tâm thần hoảng loạn thường khiến người bệnh bị lo âu, rơi vào các cơn hoảng loạn không thể kiểm soát. Các triệu chứng thường thấy khi mắc phải căn bệnh này là đau đầu, mê man, khó thở, tim đập nhanh. Nếu bệnh tình chuyển biến xấu, người bệnh có thể bị rối loạn tâm thần hoặc trầm cảm.
Xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất ngủ và hô hấp khó khăn phục vụ nhiều trong việc lên phác đồ điều trị phù hợp. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu tâm đến điều này.
Cách chữa khó thở mất ngủ hiệu quả
Mất ngủ, hít thở khó khăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục nếu không muốn bệnh tình thêm trở nặng. Dưới đây là một số cách chữa khó thở và mất ngủ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Áp dụng một số bài tập và mẹo dân gian
Có một số bài tập và mẹo dân gian chữa khó thở và mất ngủ khá đơn giản mà rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì thực hiện thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là các bài tập và mẹo mà bạn có thể tham khảo để cải thiện giấc ngủ của mình:
Tập thở thông qua yoga và thiền
Tập luyện các bài tập Yoga cải thiện giấc ngủ được biết đến là những phương pháp vô cùng hữu hiệu. Đối với người bị khó thở mất ngủ, luyện tập yoga và thiền không chỉ giúp hơi thở lưu thông dễ dàng hơn mà còn tạo cảm giác thư giãn, giảm áp lực, căng thẳng, giúp người bệnh dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
Thay đổi tư thế ngủ
Bên cạnh việc mắc các bệnh lý, nhiều người có tư thế nằm không đúng cách khiến cho chứng mất ngủ, hô hấp khó khăn càng thêm trầm trọng. Bạn có thể thay đổi theo các tư thế nằm dưới đây để cải thiện tình trạng này:
- Nằm nghiêng bên trái: Người bị khó thở và mất ngủ nên nằm nghiêng để giữ đường thở luôn thông thoáng. Nằm nghiêng cũng giúp giảm tình trạng ngủ ngáy và giữ cột sống không bị cong.
- Nằm sấp: Nằm sấp cũng là một tư thế thích hợp với những người bị ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, tư thế này có thể gây đau cổ, đau xương khớp nên bạn lưu ý chọn gối thấp hoặc không dùng gối và lót gối ở dưới bụng để hạn chế đau lưng dưới.
Uống trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng mật ong, trà tâm sen,… đều có công dụng an thần, giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, gây buồn ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Do đó, bạn có thể sử dụng các loại trà này trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- [Cho Những Ai Bị Mất Ngủ] Top 10 Loại Trà Cải Thiện Giấc Ngủ Tốt Nhất Trên Thị Trường
Sử dụng thuốc Tây y
Hiện nay có nhiều loại thuốc Tây y khác nhau có tác dụng trấn kinh an thần, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể tham khảo một số thuốc sau:
- Thuốc bình thần: Clonazepam, Diazepam, Bromazepam
- Thuốc an thần kinh mới: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride
- Thuốc ngủ: Zolpidem, Phenobarbital
- Thuốc trầm cảm đa vòng: Mirtazapine, Clomipramine
Để có thể điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây, người bệnh cần phải được bác sĩ chẩn đoán cụ thể nguyên nhân rồi mới đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, tránh tùy tiện sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang mắc phải.
Cách phòng ngừa chứng khó thở mất ngủ
Tình trạng mất ngủ và hô hấp khó khăn rất dễ xảy, đặc biệt là ở những người cao tuổi, sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng ngừa triệu chứng này nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Do đó, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế được các bệnh lý và cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả. Bạn nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả tươi đồng thời hạn chế chất béo từ động vật, các chất kích thích như cafein, rượu để dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
- Đọc Thêm: 17 Loại Thực Phẩm Trị Mất Ngủ Dễ Kiếm Mà Hiệu Quả Bất Ngờ
Rèn luyện thể dục thể thao cải thiện chứng mất ngủ khó thở
Việc rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người tập. Mỗi ngày chỉ cần dành ra 20 – 30 phút rèn luyện, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Dành thời gian để thư giãn
Áp lực và căng thẳng nhiều khả năng chính là nguyên nhân gây mất ngủ trầm trọng. Do vậy, bên cạnh làm việc và học tập, bạn cũng nên dành thời gian để thư giãn, xả stress.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu rõ mất ngủ khó thở là bệnh gì, nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa chứng bệnh này. Đây là chứng bệnh khá phức tạp và nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan mà hãy sớm đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể và điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến nặng.
- Bạn Có Thể Thử: 20+ Cách Trị Mất Ngủ Đơn Giản Tại Nhà Ai Cũng Làm Được