Tình trạng chán ăn mất ngủ là có thể dấu hiệu của một số bệnh lý gây nguy hiểm cho sức khỏe. Triệu chứng này xảy ra khá phổ biến và có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn những nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh hiệu quả cho triệu chứng này.
Chán ăn mất ngủ là biểu hiệu của những loại bệnh lý nào?
Tình trạng mất ngủ kèm theo chán ăn thường là biểu hiện của việc rối loạn sinh lý trong khoảng thời gian ngắn. Triệu chứng này có thể được cải thiện thông qua việc thay đổi thói sinh hoạt và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài liên tục và chuyển biến nặng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, đây còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
Bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa thường biểu hiện đầu tiên với triệu chứng chán ăn. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh do thiếu hụt chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp khi chán ăn, khó ngủ là:
- Trào ngược thực quản: Đây là tình trạng dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây ra tổn thương và viêm nhiễm cho cả dạ dày lẫn thực quản.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bệnh lý này thường biểu hiện với tình trạng đau đớn, mệt mỏi, chán ăn do viêm loét dạ dày gây ra.
- Xuất huyết dạ dày: Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh thường nôn ra máu, tụt huyết áp, đi ngoài phân đen, mệt mỏi, khó chịu,…
- Xem Thêm: Bổ Sung Ngay 17 Món Ăn Trị Mất Ngủ Này Nếu Muốn Cải Thiện Giấc Ngủ
Bệnh thần kinh gây chán ăn mất ngủ
Hiện nay, tình trạng mất ngủ, ăn uống không miệng ở người trẻ ngày càng gia tăng do phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong thời gian dài. Một số bệnh lý về thần kinh phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải là:
- Suy nhược thần kinh: Loại bệnh lý này xuất hiện khi não bộ hoạt động quá tải trong thời gian dài. Người bệnh thường biểu hiện với chứng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và buồn nôn.
- Rối loạn lo âu: Suy nghĩ và lo âu quá nhiều khiến người bệnh hay lo lắng, tinh thần hoảng loạn kèm theo khó ngủ và chán ăn.
- Rối loạn tâm trạng: Bệnh lý này thường biểu hiện qua chứng rối loạn lưỡng cực, rối loạn khí sắc và có thể gây trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh suy giáp
Nguyên nhân dẫn tới bệnh suy giáp là do tuyến giáp không sản sinh đủ số lượng hormone đáp ứng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người bị suy giáp luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn, buồn nôn mất ngủ.
Bệnh suy giáp có thể xuất hiện với những triệu chứng điển hình như:
- Ăn uống không ngon miệng, hay bị táo bón
- Suy giảm trí nhớ trầm trọng
- Mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc
- Da dễ bị khô, tái xanh và trông thiếu sức sống
- Thường xuyên đau nhức ở các cơ và khớp
Bệnh suy tuyến thượng thận
Thận bị tổn thương sẽ làm suy giảm khả năng sản sinh hormone Cortisol, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Ở giai đoạn đầu của bệnh lý này, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi chán ăn mất ngủ.
Suy tuyến thượng thận có thể đi kèm một số biểu hiện như sau:
- Thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống
- Chán ăn, khó ăn, ăn không được ngon miệng
- Mất ngủ, khó ngủ, thường hay giật mình tỉnh giấc
- Nhịp tim tăng bất thường, huyết áp hạ thấp
- Sốt cao, cơ thể thấy lạnh nhưng đổ nhiều mồ hôi
- Đọc Thêm: Uống Lá Gì Để Chữa Mất Ngủ? Top 6 Loại Thảo Dược Ngon Miệng, Dễ Ngủ 2023
Cao huyết áp
Áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao hoặc tăng đột ngột khiến người bệnh bị cao huyết áp. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, ăn uống không ngon miệng. Nếu bệnh chuyển biến nghiêm trọng có thể gây tai biến, đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Bạn có thể phát hiện bệnh cao huyết áp thông qua các dấu hiệu sau:
- Thường xuyên đau nhức đầu, chảy máu mũi
- Tê hoặc ngứa ở các chi
- Hay choáng váng, chóng mặt, buồn nôn
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài
Bệnh mệt mỏi mãn tính
Mệt mỏi mãn tính cũng là một bệnh lý nghiêm trọng ra gây khó ngủ và chán ăn. Bệnh có thể biểu hiện ở các cơ quan khác nhau như: hô hấp, tiêu hóa, thần kinh cơ, tiết niệu,…
Ngoài khó ngủ và ăn uống không ngon miệng, người bệnh có thể biểu hiện với các triệu chứng khác như:
- Thường xuyên đau đầu, sốt nhẹ
- Dễ mất tập trung
- Đau họng kéo dài và nổi hạch ở phần cổ
- Đau các cơ, khớp, đau tức ngực
- Tim đập nhanh bất thường
- Dễ đổ mồ hôi khi ngủ
- Tìm Hiểu Thêm: Mất Ngủ Mãn Tính Có Chữa Được Không? Phương Pháp Điều Trị Dứt Điểm Tận Gốc
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ chán ăn
Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, tiện nghi hơn nhưng tình trạng khó ngủ, chán ăn vẫn có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên do. Các nguyên nhân cụ thể dẫn tới tình trạng này gồm có:
- Suy nhược cơ thể: Đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, chán ăn,… đều là những tín hiệu cảnh báo cơ thể đang suy nhược nghiêm trọng.
- Rối loạn tâm lý: Áp lực tâm lý gia tăng do thường xuyên chịu căng thẳng khiến người bệnh dễ mất tập trung, suy nghĩ tiêu cực, mất ăn, mất ngủ. Nếu stress quá lâu, người bệnh còn bị đau đầu, thần kinh suy nhược thậm chí rơi vào trầm cảm.
- Tuổi tác: Tuổi tác ngày càng gia tăng khiến các cơ quan, bộ phận trên cơ thể yếu dần, khả năng vận hành bị suy giảm. Điều này khiến người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Đặc biệt, tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ rất phổ biến ở người cao tuổi – những người dễ bị thiếu máu lên não do tuổi tác cao.
- Yếu tố bệnh lý: Như đã chia sẻ phía trên, chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ có thể là những dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thần kinh, bệnh suy giáp, huyết áp cao,…
- Các tác nhân từ môi trường ngoài: Môi trường làm việc bị ô nhiễm hay thời tiết thay đổi đột ngột cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể không kịp thích ứng, từ đó gây ra tình trạng mất ngủ chán ăn.
Phương pháp điều trị chứng mệt mỏi chán ăn mất ngủ
Để điều trị tình trạng mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, hoặc điều trị theo Tây y, Đông y.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Khó ngủ, mệt mỏi, chán ăn là các triệu chứng thường gặp nên có rất nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian nhằm cải thiện tình trạng này. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa mất ngủ như sau:
- Lạc tiên: Cây lạc tiên là một loại thảo dược an toàn, lành tính được ông cha ta sử dụng phổ biến trong các bài thuốc an thần, chữa mất ngủ, kén ăn. Có nhiều cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ như: Luộc ngọn lạc tiên hoặc pha trà uống mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng trên.
- Hạt sen: Hạt sen có công dụng dưỡng tâm, bổ tỳ, an thần và gây buồn ngủ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng hạt sen bằng cách nấu chè, nấu cháo, hoặc hầm chung với gà để bồi bổ sức khỏe, giúp cải thiện chứng khó ngủ và chán ăn.
- Lá đinh lăng: Lá đinh lăng không chỉ là một loại rau ăn mà còn được sử dụng phổ biến trong dân gian với tác dụng tăng cường sức đề kháng và chữa mất ngủ hiệu quả. Người bệnh có thể dùng lá đinh lăng bằng cách trực tiếp ăn sống, phơi khô lá để làm thành gối ngủ hoặc pha trà uống mỗi ngày.
- Đậu xanh: Đậu xanh nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần nên chữa chán ăn và khó ngủ rất tốt. Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, người bệnh có thể cải thiện bằng cách ăn cháo đậu xanh, hoặc kết hợp hầm chung với thịt gà, thịt chim hay bí đỏ để đạt hiệu quả cao hơn.
- Cây trinh nữ (cây xấu hổ): Cây trinh nữ tính hàn, có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, giảm căng thẳng, mất ngủ và biếng ăn. Chỉ cần phơi khô thân và lá cây trinh nữ rồi hãm trà uống mỗi ngày, người bệnh có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
- Cây xạ đen: Xạ đen là một loại cây thuốc nam với công dụng chính là phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, xạ đen cũng điều trị chứng mất ngủ, kén ăn rất tốt. Người bệnh có thể sắc lá xạ đen lên thành nước thuốc uống mỗi ngày trước khi ngủ để ăn uống ngon miệng và dễ ngủ hơn.
Điều trị theo Tây y
Tình trạng chán ăn khó ngủ có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác loại bệnh, kê đơn và lên phác đồ điều trị riêng.
Một số loại thuốc trị mất ngủ và biếng ăn hiệu quả có thể kể đến như:
- Thuốc bình thần: Thường là Bromazepam, Clonazepam, Zolpidem với công dụng kích thích chất dẫn truyền gây buồn ngủ, giúp người bệnh dễ ngủ hơn.
- Thuốc an thần: Thường là Mirtazapine và Olanzapine, được kê cho những người bị mất ngủ kéo dài, mất ngủ kinh niên do chịu nhiều căng thẳng, áp lực.
- Thuốc kháng histamin: Thường là Dimedrol và Clorpheniramin với công dụng giảm mất ngủ, buồn nôn, ăn không ngon miệng do dị ứng hoặc bệnh ngoài da.
- [Cần Phải Biết]: Những Điều Cần Biết Khi Điều Trị Mất Ngủ Bằng Thuốc Tây
Cách phòng tránh chán ăn buồn nôn mất ngủ
Triệu chứng chán ăn buồn nôn mất ngủ rất có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan để bệnh tiến triển nặng rồi mới điều trị. Hãy phòng ngừa triệu chứng này ngay từ hôm nay bằng những phương pháp đơn giản sau:
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng, áp lực
- Nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày
- Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày bằng các bài tập thể dục thể thao hoặc yoga để cơ thể thêm dẻo dai và minh mẫn.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất khoáng, vitamin đồng thời tránh xa các chất kích thích như rượu, cafein,…
- Không ăn quá no hoặc ăn vặt trước khi ngủ
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa lão hóa da.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa triệu chứng chán ăn mất ngủ. Nếu thấy bất cứ biểu hiện nào đáng ngờ, bạn đọc không nên chủ quan mà hãy theo dõi và tìm cách chữa trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển nặng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Tham Khảo Thêm: Đau Đầu Mất Ngủ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do Đâu? Đừng Coi Thường Triệu Chứng Này