Mất Ngủ Tuổi Trung Niên – Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị
Mất ngủ tuổi trung niên là tình trạng nhiều người gặp phải và phụ nữ thường gặp phải nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài không có phương pháp khắc phục và điều trị sẽ khiến cơ thể và tinh thần suy kiệt, gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ, tử vong. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ cung cấp các thông tin về dấu hiệu bệnh mất ngủ, cảnh báo nguy hiểm cũng như các biện pháp điều trị, phòng ngừa dành cho người trung niên.
Hãy Tìm Hiểu: Nguyên Nhân Mất Ngủ Ở Người Lớn Tuổi Và Cách Xử Lý An Toàn Từ Gốc
Dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ tuổi trung niên
Mất ngủ là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, cả nam và nữ. Theo ước tính, có tới 10 – 30% người trưởng thành phải chung sống với bệnh mất ngủ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bắt đầu bước sang tuổi trung niên, trung bình một người sẽ mất ngủ 27 phút mỗi đêm trong mỗi thập kỷ tiếp theo.
Các triệu chứng mất ngủ ở tuổi trung niên thường đa dạng. Hầu hết bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng dưới đây:
- Liên tục cảm thấy khó ngủ, trằn trọc, không thể ngủ nổi. Nhiều người trung niên chỉ có thể ngủ được khoảng 4 tiếng mỗi đêm.
- Thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm và sau đó thì rất khó để có thể ngủ tiếp. Họ dễ dàng bị đánh thức bởi tiếng động nhẹ, yếu tố ngoại cảnh.
- Dậy rất sớm, người mệt mỏi, căng thẳng sau khi thức giấc, hay ngủ gật vào buổi ngày.
- Có dấu hiệu của sự suy giảm trí nhớ, hay quên, mất tập trung, cơ thể suy nhược, thiếu sức sống, xanh xao, sụt cân.
Bị mất ngủ có thể xảy ra trong thời gian ngắn, từ vài ngày cho đến vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài thành bệnh mất ngủ mãn tính, từ vài tháng cho đến nhiều năm.
Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ tuổi trung niên là gì?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, rất khó để người trung niên có thể ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ tuổi 30, 40.
Vấn đề tuổi tác và tâm lý
Nghiên cứu cho thấy, thời gian giấc ngủ của mỗi người sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi tác. Khi bước sang độ tuổi trung niên, giấc ngủ thường có xu hướng giảm ngắn đi. Người trung tuổi cũng khó đi vào giấc ngủ, dễ trở mình, bị đánh thức bởi tiếng động, kích thích từ bên trong và cả bên ngoài so với người trẻ.
Ngoài ra, những áp lực từ gia đình, cuộc sống khiến người trung niên phải suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng thần kinh. Từ đó gây ra vấn đề rối loạn về giấc ngủ.
Mất ngủ do thay đổi nội tiết tố tuổi trung niên
Sự thay đổi nội tiết tố khi bước sang tuổi trung niên cũng là nguyên nhân chính gây mất ngủ ở cả nam và nữ giới.
Phụ nữ thường bị mất ngủ trong giai đoạn tiền mãn kinh do hoạt động của tuyến yên, buồng trứng suy yếu, hormone estrogen suy giảm. Dẫn đến các triệu chứng bốc hoả, nóng trong, đổ mồ hôi đêm. Cùng những lo lắng về thay đổi tâm sinh lý, lo âu, căng thẳng,.. ở giai đoạn này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.
Ở nam giới cũng tương tự, khi nồng độ testosterone thời kỳ mãn dục giảm sẽ ảnh hưởng đến sinh lý và sức khoẻ, gián tiếp gây ra tình trạng mất ngủ.
Mất ngủ tuổi trung niên do yếu tố ngoại quan
Người trung tuổi rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, tác động từ bên ngoài như:
- Không gian phòng ngủ chật chội, bí bách, không thoải mái, nhiều tiếng ồn.
- Phòng ngủ có nhiều ánh sáng quá mức cần thiết.
- Nhiệt độ phòng ngủ quá lạnh hoặc quá nóng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ xuyên suốt.
- Thay đổi khung giờ đi ngủ thất thường, ngủ sai tư thế gây đau, mỏi cơ.
Hệ luỵ từ bệnh lý và sử dụng thuốc
Mắc bệnh lý cũng có thể gây ra mất ngủ, đặc biệt khi người trung niên thường dễ mắc nhiều bệnh lý mạn tính.
Các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau xương khớp, bệnh hô hấp (hen suyễn, tắc nghẽn phổi mạn tính), viêm dạ dày, tá tràng, suy tim, suy giảm chức năng bàng quang,… đều gây ra các triệu chứng khó chịu, đau đớn. Khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ về đêm.
Ngoài ra, ở người trung niên khí huyết không lưu thông, quá trình tiêu hoá diễn ra kém hơn, nguy cơ béo phì cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh lý có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khoẻ gây mất ngủ.
Thói quen sinh hoạt xấu ảnh hưởng giấc ngủ
Người trung niên bị mất ngủ có thể do nguyên nhân đến từ cuộc sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Người ít vận động, ăn uống không điều độ, ngủ trưa quá giấc, sử dụng chất kích thích, hưng phấn thần kinh như trà, cafe, rượu bia, thuốc lá, ăn quá nhiều chất đạm, thịt mỡ, ăn quá no, uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Sẽ khiến người trung niên bị khó ngủ, thường xuyên mất ngủ về đêm.
Mất ngủ tuổi trung niên nguy hiểm như thế nào?
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Việc rối loạn giấc ngủ sẽ kéo dài nhiều hệ luỵ đến sức khoẻ và gia tăng nguy cơ gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm.
- Trầm cảm, rối loạn lo âu: Người mất ngủ kéo dài có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 10 lần người bình thường. Việc này gây ra những thay đổi trong hoạt động của não bộ, kết hợp phản ứng kích thích thần kinh. Dẫn đến mệt mỏi, thiếu sức sống, suy kiệt, gia tăng sự lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, hoang tưởng, trầm cảm.
- Gây teo não: Công bố trên tạp chí Neuroscience Mỹ cho biết, mất ngủ kéo dài có thể khiến não bộ teo đi 25% tế bào thần kinh. Những tổn thương này rất khó phục hồi, gia tăng nguy cơ mắc Alzheimer, suy giảm trí nhớ, đãng trí ở tuổi già.
- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, mất ngủ kéo dài làm nồng độ hormone gây căng thẳng, chất gây viêm trong máu cao hơn, là tác nhân gây huyết áp, tim mạch. Người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị suy tim tới 40% so với người ngủ 8 tiếng.
- Mắc bệnh tiểu đường, béo phì: Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, lượng đường trong máu gia tăng, nguy cơ mắc tiểu đường và béo phì cao hơn.
- Nguy cơ đột quỵ: Việc thiếu ngủ, khó ngủ và các bệnh tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, tim mạch khiến máu lưu thông lên não kém, tắc nghẽn, gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Đọc thêm: Mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
Các cách chữa mất ngủ tuổi trung niên hiệu quả
Mất ngủ tuổi 30, 40 sẽ được giải quyết triệt để nếu tìm ra được nguyên nhân và giải quyết gốc rễ căn nguyên đó. Dưới đây là các phương pháp điều trị mất ngủ tuổi trung niên hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.
Phương pháp khắc phục mất ngủ không cần thuốc
Có nhiều người bị mất ngủ do yếu tố khách quan hoặc mất ngủ nhẹ, trong thời gian ngắn thì nên ưu tiên sử dụng các phương pháp khắc phục không cần dùng thuốc.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm tăng cường nội tiết tố
Chế độ ăn uống khoa học giúp cung cấp năng lượng, tăng đề kháng, cải thiện mất ngủ hiệu quả. Bên cạnh đó, độ tuổi trung niên là giai đoạn nội tiết tố suy giảm cần thiết phải bổ sung nội tiết tố phù hợp.
Để khắc phục mất ngủ, bạn nên bổ sung thực phẩm tốt như cá hồi, hàu, cá ngừ, hạt lanh, khoai lang tím, quả anh đào, rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế sử dụng thực phẩm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ như rượu bia, trà, cafe, món ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán,…
Đặc biệt, trước khi đi ngủ không nên ăn quá no hoặc ngủ ngay sau khi ăn.
- Đừng Bỏ Lỡ: Người Mất Ngủ Nên Ăn Gì? Bổ Sung Ngay 17 Loại Thực Phẩm Hỗ Trợ Điều Trị Mất Ngủ Tốt Nhất 2023
Xây dựng và điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học
Thiết lập lối sống khoa học là phương pháp cải thiện tình trạng mất ngủ tuổi trung niên, giúp ngủ ngon giấc đơn giản mà hiệu quả.
- Rèn luyện sức khoẻ, tập luyện thể dục đều đặn giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tuy nhiên cần lưu ý không tập thể dục cường độ cao trước khi đến giờ ngủ khoảng 3 tiếng.
- Tìm hiểu và thực hành các kỹ thuật thư giãn cơ thể trước khi ngủ như massage cổ vai gáy, yoga, thiền, hít thở sâu,…
- Tạo thói quen đi ngủ và thức giấc vào một khung giờ cố định, xây dựng nhịp sinh học cho cơ thể.
- Không nên xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính trong phòng ngủ. Trước khi đi ngủ chỉ nên đọc sách, nghe nhạc thư giãn.
- Tắm và massage cơ thể bằng nước ấm là cách để có thể dễ đi vào giấc ngủ ngon hơn.
- Ngủ trưa ngắn là cách chữa mất ngủ hiệu quả, trung bình từ 15 đến 30 phút là khoa học nhất. Người trung niên cần tránh việc ngủ nhiều vào ban ngày sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ chính vào buổi đêm.
- Buổi tối cần giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể để hạn chế tần suất thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm.
Xem Ngay: Đánh Bay Nỗi Lo Mất Ngủ Chỉ Với 9 Tư Thế Yoga Trị Liệu Mất Ngủ
Phương pháp tâm lý
Căng thẳng đầu óc hay suy nghĩ quá nhiều cũng là nguyên nhân gây mất ngủ ở lứa tuổi này. Do đó, bạn nên gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tránh suy nghĩ quá nhiều, có thể nghe nhạc, thư giãn hoặc nghỉ ngơi dài ngày để có giấc ngủ tốt hơn.
Đồng thời loại bỏ tiếng ồn, điều chỉnh ánh sáng trong không gian ngủ đúng mức cũng là cách hỗ trợ cho giấc ngủ ngon mà bạn nên thực hiện.
Chữa mất ngủ tuổi trung niên hiệu quả bằng đông y
Việc điều trị chứng mất ngủ bằng thuốc Đông y tuy không có hiệu quả ngay như Tây y nhưng lại an toàn hơn, không có biến chứng. Các bài thuốc Đông y được chiết xuất từ thảo dược quý hiếm, giải quyết căn nguyên gây bệnh từ gốc, tăng cường lưu thông máu, giải độc cơ thể, kích thích cơn buồn ngủ đến nhanh chóng, đem lại cho bệnh nhân trung niên giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Được nghiên cứu và ứng dụng từ thế kỷ XIX cho tới nay, bài thuốc MẤT NGỦ ĐỖ MINH được bào chế từ hơn 30 vị thuốc quý đã và đang trở thành một trong những giải pháp chữa mất ngủ bằng Đông y được nhiều người bệnh lựa chọn, đánh giá cao bởi những lý do dưới đây:
Kết hợp từ hơn 30 vị thuốc nam cho ra liệu trình điều trị ĐỘT PHÁ
Mất ngủ Đỗ Minh được nghiên cứu, kết hợp từ hơn 30 vị thảo dược quý, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, trị các chứng đau đầu, mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn. Đồng thời, ổn định tinh thần, giảm lo âu, mệt mỏi và tăng sức đề kháng.
Các vị thảo dược được kết hợp, gia giảm theo chuẩn TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN, cho ra liệu trình điều trị mất ngủ hoàn chỉnh gồm 3 bài thuốc nhỏ là Dưỡng tâm an thần có rối loạn lo âu, Dưỡng tâm an thần mất ngủ, hoạt huyết bổ thận Đỗ Minh.
Lý giải về việc chia liệu trình này, lương y Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Mục đích tôi chia nhỏ thuốc ra là muốn giúp mọi người chữa bệnh nhanh, hiệu quả hơn. Ai có bệnh như thế nào thì dùng thuốc đó hoặc kết hợp sao cho hài hòa để đánh vào bệnh tốt hơn. Có người thì chỉ cần dùng dưỡng tâm an thần mất ngủ nhưng có người có chứng lo âu thì phải dùng thêm thuốc trị lo âu, có người phải dùng cả 3 loại. Nói chung là linh hoạt.”
Theo đó, liệu trình điều trị mất ngủ của Đỗ Minh Đường tập trung vào giải quyết các vấn đề gốc rễ gây ra bệnh là ĐỊNH TÂM – AN THẦN – SƠ CAN GIẢI UẤT – PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT.
Bài thuốc AN TOÀN – LÀNH TÍNH – DÙNG CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG
Thảo dược dùng để bào chế thuốc được nhà thuốc lấy từ vườn dược liệu riêng tự phát triển, nói KHÔNG với thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, bài thuốc đặc biệt an toàn, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng. Suốt 3 thế kỷ ứng dụng thuốc, đơn vị chưa từng ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào gặp phản ứng của thuốc.
Với độ an toàn và lành tính cao, Mất ngủ Đỗ Minh sử dụng được cho mọi đối tượng người bệnh, kể cả người già yếu, người có sức đề kháng kém hay phụ nữ đang mang thai, sau sinh. Đặc biệt, không chỉ người mất ngủ mà ngay cả có những triệu chứng khác như rối loạn lo âu, thiếu máu lên não, thường xuyên đau đầu, suy nhược thần kinh cũng có thể yên tâm sử dụng.
Hiệu quả được kiểm chứng từ người bệnh
Theo khảo sát, hơn 90% bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị mất ngủ của Đỗ Minh Đường đều nhận được kết quả tích cực, vượt ngoài mong đợi. Cô Nguyễn Thị Thu (60 tuổi, Hào Nam, Hà Nội) là trường hợp điển hình mất ngủ hàng chục năm đã được chữa khỏi tại Đỗ Minh Đường:
Hay trường hợp của chú Nguyễn Văn Nghĩa (Ninh Bình), sau 40 ngày dùng thuốc, tình trạng mất ngủ đã được cải thiện rất nhiều:
Song song với sử dụng thuốc điều trị, lương y Tuấn nhấn mạnh bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế tối đa việc thức khuya, để tinh thần luôn thoải mái. Đặc biệt, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về giấc ngủ, liên hệ ngay với Đỗ Minh Đường để được hỗ trợ tốt nhất.
Cách chữa mất ngủ bằng mẹo dân gian hiệu quả
Từ xa xưa, ông cha ta cũng lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian sử dụng dược liệu để điều trị chứng mất ngủ. Các bài thuốc này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên, lành tính nên người bệnh có thể an tâm sử dụng.
- Tâm sen: Theo Đông y, tâm sen chữa mất ngủ hiệu quả và an toàn. Vị hơi đắng, có tác dụng an thần, chữa suy nhược cơ thể, kích thích ngủ ngon tự nhiên, tốt cho người bị thiếu máu, mắc bệnh tim mạch. Bạn có thể uống trà tâm sen hoặc ăn các món ăn từ hạt sen nguyên tâm để ngủ ngon.
- Cây trinh nữ hoàng cung: Tác dụng an thần, xoa dịu thần kinh, điều trị mất ngủ. Uống nước sắc từ cây thuốc hàng ngày giúp ngủ ngon, sâu giấc.
- Hoa tam thất: Kích thích ngủ ngon, an thần, điều hoà huyết áp, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu não, hỗ trợ điều trị tiểu đường, béo phì. Hàng ngày uống trà hoa tam thất giúp người trung niên dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon.
- Cây lạc tiên: Vị thuốc nổi tiếng với công dụng dưỡng tâm, an thần, trị mất ngủ. Bạn có thể ăn ngọn lạc tiên non luộc hoặc uống trà lạc tiên đều được.
- Cây lá vông: Công dụng hoạt huyết, điều trị cao huyết áp, an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Cách dùng khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng lá cây sắc nước uống hàng ngày, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Lá dâu tằm: Trong YHCT, lá dâu tằm có tính hàn, thanh nhiệt, giải độc, giúp bồi bổ huyết khí, kích thích cơn buồn ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Người trung niên bị mất ngủ có thể dùng lá dâu tằm phơi khô để nấu nước uống hàng ngày.
- Dùng cây đinh lăng: Dịch chiết cây đinh lăng có tác dụng ức chế men Monoamine Oxidase, tăng dẫn truyền xung thần kinh, tăng đề kháng, giúp cơ thể thoải mái, ngủ ngon. Dùng nước đinh lăng uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối giúp khắc phục triệu chứng mất ngủ hiệu quả.
Mặc dù an toàn, được dân gian sử dụng rộng rãi song các bài thuốc này chỉ có tác dụng với những trường hợp bị mất ngủ tuổi trung niên không quá nặng. Khi sử dụng trong thời gian nhất định mà không có hiệu quả thì nên chuyển sang các phương pháp điều trị khác.
Sử dụng Tây y trong điều trị mất ngủ
Hiện nay trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ kê thuốc Tây để điều trị chứng mất ngủ ở tuổi trung niên. Đây là các trường hợp mất ngủ kéo dài, nghiêm trọng và phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần kê đơn như Zaleplon, Eszopiclone, Zolpidem, Ramelteon, Mirtazapine, Olanzapine, Diazepam,…. Các loại thuốc này có tác dụng giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu, không bị thức giấc.
Tìm hiểu ngay: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Mất Ngủ Và Tham Khảo Các Loại Thuốc Tây Trị Mất Ngủ An Toàn Hiện Nay
Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc ngủ tiềm ẩn nguy cơ phụ thuộc thuốc, nhờn thuốc. Một số tác dụng phụ thường gặp như lú lẫn, dễ vấp ngã, buồn ngủ vào ban ngày, khô miệng, chóng mặt,…
Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn thuốc của bác sĩ. Đặc biệt với bệnh nhân mất ngủ nhưng sức khoẻ kém, có nhiều bệnh nền, bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư,…
Tình trạng mất ngủ tuổi trung niên rất phổ biến, cần thiết có phương pháp cải thiện và điều trị dứt điểm. Trên đây là những thông tin chi tiết về mất ngủ ở lứa tuổi trung niên cũng như các phương pháp cải thiện. Hy vọng bạn đọc tìm được giải pháp phù hợp nhất với tình trạng của mình, sớm có giấc ngủ ngon và phục hồi sức khoẻ, thể trạng.
- Tham Khảo Thêm: Mách Bạn TOP 10++ Mẹo Chữa Mất Ngủ Nhanh Nhất Không Cần Dùng Thuốc Bạn Nên Thử 2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!