Giấc ngủ có tác dụng rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Nếu bị mất ngủ kéo dài người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các căn bệnh như tim mạch, dạ dày, suy gan thận, viêm khớp, bệnh tuyến giáp, thiếu máu. Chưa kể, bạn còn bị tóc bạc sớm, dễ gãy rụng, da khô sạm, mắt thâm, bọng mắt to,… Để cải thiện tình trạng này, bên cạnh các loại thuốc trị mất ngủ của Tây y và Đông y, bạn có thể tham khảo các vị thuốc Nam có tác dụng tương tự. Dưới đây là top những cây thuốc Nam trị mất ngủ tại nhà cực an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo.
Top 12 bài thuốc Nam trị mất ngủ hiệu quả
Tình Trạng Mất ngủ đang là vấn đề xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị mất ngủ từ cây thuốc Nam. Đây là một phương pháp an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ và được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Dưới đây là top 12 cây thuốc Nam trị mất ngủ bạn có thể tham khảo:
Thuốc Nam trị mất ngủ từ tim sen
Hầu hết tất cả các bộ phận của cây hoa sen đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Ngoài hạt sen, nhụy sen thì tâm sen cũng là nguyên liệu được dùng phổ biến trong điều trị chứng mất ngủ. Tâm sen có tác dụng giúp an thần, chỉ huyết, sáp tinh, được dùng để làm trà uống thanh nhiệt giải độc.
Tâm sen nằm ở bên trong hạt sen, được Y học cổ truyền dùng để thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ được cảm giác mệt mỏi, bất an, mất ngủ, giúp ổn định huyết áp. Còn đối với Y học hiện đại, người ta đã tìm được trong thành phần của tâm sen có chứa các hoạt chất như Alcaloid, Flavonoid, Acid amin, có tác dụng giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, stress, đem lại giấc ngủ ngon cho những người bị mất ngủ kinh niên.
Trị mất ngủ bằng tâm sen được thực hiện như sau:
- Tâm sen mua về rửa sạch, phơi khô.
- Mỗi ngày dùng 1 nắm nhỏ đem hãm với nước sôi.
- Dùng nước này để uống thay nước trà hàng ngày.
- Kiên trì thực hiện đều đặn để giúp ăn ngon ngủ tốt.
- Xem Ngay Cách Dùng Tâm Sen Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng
Cây đinh lăng trị mất ngủ
Đinh lăng là một loại cây thân nhẵn, không có gai được trồng khá phổ biến ở vùng quê. Hầu hết mỗi gia đình đều có ít nhất một cây đinh lăng trong nhà. Loại cây này không chỉ có tác dụng làm cảnh mà còn chứa được vô số căn bệnh khác nhau như kiết lỵ, đau lưng, suy nhược cơ thể, mụn nhọt, ho ra máu, phong thấp, tiêu hóa kém,… và cả chứng mất ngủ mãn tính.
Trong thành phần của lá đinh lăng có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như saponin, triterpen, tanin, glucosid, alcaloid, 13 loại acid amin, vitamin B1. Những dưỡng chất này có công dụng giúp phục hồi thể trạng, giảm căng thẳng, tránh tình trạng sút cân, suy nhược cơ thể, an thần, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bạn sau một ngày dài mệt mỏi.
Trị mất ngủ bằng lá đinh lăng được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 100g lá và thân cây đinh lăng, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Sau đó đem phơi khô trong nhiều ngày và bảo quản trong túi ni lông.
- Mỗi lần sử dụng 10g để đem hãm cùng với nước sôi.
- Gạn lấy nước này để uống thay cho nước trà.
- Nên uống hết trong ngày.
Thuốc Nam trị mất ngủ từ lá vông
Cây vông là một loại cây thân gỗ có gai nhỏ, thường được biết đến với tên gọi là cây hải đồng bì hay thích đồng bì. Bộ phận được sử dụng của cây vông chính là lá cây và vỏ cây. Trong đó lá của loại cây này có tác dụng chữa chứng mất ngủ vô cùng hiệu quả.
Trong thành phần của lá cây vông có chứa hoạt chất saponin giúp chống lão hóa, ổn định huyết áp, kích thích hệ thần kinh và hệ tim mạch. Ngoài ra, dược liệu này còn có các alkaloid, khi kết hợp với saponin sẽ giúp an thần, ngủ ngon, tránh mộng mị, ảo giác và không bị thức giấc lúc nửa đêm.
Trị mất ngủ bằng lá vông được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 30g lá vông, 50g cây lạc tiên, 10g dâu tằm xanh.
- Đem toàn bộ nguyên liệu trên đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Vớt ra để ráo nước và phơi trong bóng râm.
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun cùng với 1 lít nước.
- Đun sôi lửa nhỏ trong vòng 15-20 phút.
- Lọc bỏ bã và gạn lấy phần nước để uống.
- Nên uống hết trong ngày để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Xem ngay: Mất ngủ uống lá câu gì? Tổng hợp các loại thảo dược cải thiện mất ngủ
Hoa tam thất giúp trị mất ngủ hiệu quả
Hoa tam thất là một vị thuốc Nam trị mất ngủ khá nổi tiếng. Củ tam thất trồng 3 năm mới cho nụ, 7 năm mới cho củ. Vì vậy để có được hoa tam thất là cả một quá trình dài chăm sóc, chờ đợi của người trồng. Thời điểm tháng 8 – 10 chính là lúc người ta đem thu hái nụ hoa tam thất để làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu này thường được phơi khô để sử dụng lâu dài.
Trong thành phần của nụ hoa tam thất bắc có chứa các hoạt chất saponin, acid amin và nhiều khoáng chất thiết yếu khác, có tác dụng cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa bệnh tim mạch, làm ổn định huyết áp. Nguyên liệu này được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe, thích hợp sử dụng cho những người cao tuổi, người trung niên, người làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực, người bị mất ngủ mãn tính.
Trị mất ngủ bằng hoa tam thất được thực hiện như sau:
- Sử dụng 5g hoa tam thất khô, rửa sạch và tráng qua với nước sôi để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho nụ hoa tam thất vào ấm hãm cùng với 200ml nước sôi.
- Sau khoảng 10 phút gạn lấy phần nước để uống.
- Thực hiện liên tục trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Xem Chi tiết Cách Sử Dụng Hoa Tam Thất Chữa Mất Ngủ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Cây lạc tiên trị mất ngủ
Một vị thuốc Nam trị mất ngủ hiệu quả không thể bỏ qua cây lạc tiên. Cây lạc tiên là một loại thảo dược khá phổ biến ngoài tự nhiên. Cây có dạng thân leo, toàn thân phủ lông, lá mọc so le, hoa màu trắng tím, quả có thể ăn được. Dân gian thường gọi cây lạc tiên là dây nhãn lồng hoặc dây chùm bao, cây có nhiều tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe con người.
Các nhà khoa học đã tìm ra, trong thành phần của cây lạc tiên có chứa hàm lượng lớn hoạt chất alkaloid, flavonoid và các vitamin thiết yếu cho cơ thể. Chiết xuất từ loại cây này có tác dụng ngăn cản sự hoạt động của cafein, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn, không bị mộng mị, rất thích hợp cho những người bị mất ngủ lâu ngày. Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, tiêu viêm, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Trị mất ngủ bằng cây lạc tiên được thực hiện như sau:
- Rửa sạch dược liệu, cắt thành từng đoạn rồi phơi khô.
- Sử dụng khoảng 15gr cây lạc tiên hãm cùng với nước sôi.
- Gạn lấy phần nước và uống như nước trà.
- Kiên trì sử dụng nhiều ngày để đạt được hiệu quả tốt.
- Chữa Mất Ngủ Bằng Cây Lạc Tiên Được Nhiều Người Áp Dụng Nhất [Xem Ngay Để Thực Hiện Cho Đúng]
Thuốc Nam trị mất ngủ – Cây xấu hổ
Cây xấu hổ là một loại cây mọc hoang thành bụi thường xuất hiện nhiều tại các vùng nông thôn nước ta. Loại cây này còn được biết đến với những tên gọi như cây trinh nữ, cây mắc cỡ, cây hàm tu thảo.
Theo một số ghi chép của Đông y, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn lạnh, được dùng trong các bài thuốc an thần, giải độc, làm giảm đau, chống ho, long đờm, tiêu viêm, hạ nhiệt, lợi tiểu, giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của loại cây này có chứa hàm lượng lớn các hợp chất như Mimosine, 2”-o-rhamnosylisoorientin, protein, Mimoside… có tác dụng liên kết với meprobamat, hexobacbital để giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Trị mất ngủ bằng cây xấu hổ được thực hiện như sau:
- Sử dụng cả lá, thân và rễ cây xấu hổ, đem rửa sạch, phơi khô.
- Mỗi lần dùng khoảng 30g, sắc cùng với 500ml nước sạch.
- Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp.
- Dùng nước này để uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Kiên trì áp dụng trong vòng 2 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cây bình vôi cải thiện bệnh mất ngủ
Theo Y học cổ truyền, cây bình vôi thường được sử dụng để an thần, tuyên phế, giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Một vài nghiên cứu hiện đại cũng cho biết, trong thành phần của cây bình vôi có chứa hoạt chất Rotndin có tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh, chống co quắp, rất tốt cho những người bị mất ngủ lâu năm.
Ngoài ra, loại cây này cũng được dùng để cải thiện các bệnh như đau tim, bệnh mạch vành, hen suyễn, ngứa ngáy, mụn nhọt, lở loét ngoài da, sốt rét, kiết lị, ho lao, ho nhiều đờm, khó thở,…
Trị mất ngủ từ cây bình vôi được thực hiện như sau:
- Củ bình vôi đem phơi khô, sau đó nghiền thành bột.
- Ngâm bột bình vôi cùng với rượu trắng 40 độ theo tỷ lệ 1:5 trong 5-7 ngày.
- Sử dụng rượu bình vôi mỗi ngày từ 5-10ml.
- Người bệnh có thể cho thêm một ít đường phèn vào cho dễ uống hơn.
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày để cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.
Cây xạ đen trị mất ngủ
Theo Y học cổ truyền, cây xạ đen có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra loại cây này còn có tác dụng an thần, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường lưu thông máu. Chính vì vậy những người bị mất ngủ cấp tính hay mãn tính đều có thể sử dụng được loại cây này để điều trị bệnh.
Trị bệnh mất ngủ bằng cây xạ đen được thực hiện như sau:
- Rửa sạch lá xạ đen và ngâm với nước muối loãng.
- Cho vào nồi đun sôi cùng với 250ml nước.
- Khi nước thuốc cạn còn 1 nửa là có thể tắt bếp.
- Dùng nước lá xạ đen để uống trong ngày.
- Thực hiện đều đặn liên tục sẽ giúp các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm.
- Tìm Hiểu Thêm: 16 Mẹo Dân Gian Chữa Mất Ngủ Đơn Giản, Mang Lại Hiệu Quả Cao Nhất
Cây nữ lang chữa chứng mất ngủ
Cây nữ lang thường mọc ở những nơi có độ cao trên 1000m, phổ biến ở các khu vực như Tây Nguyên, Yên Bái, Lâm Đồng, Lào Cai, Lai Châu,…. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cây nữ lang có chứa hoạt chất acid valerenic, chất này có tác dụng giúp ngăn chặn sự tấn công của các yếu tố bên ngoài tới hệ thần kinh trung ương, giúp làm giảm căng thẳng, stress. Chính vì vậy, loại cây này thường được dùng để như một vị thuốc Nam giúp an thần, điều trị các bệnh tâm lý và chứng mất ngủ kéo dài.
Trị mất ngủ bằng cây nữ lang được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 15g cây nữ lang cả thân và rễ.
- Rửa sạch nguyên liệu, cắt khúc và cho vào ấm sắc cùng với nước.
- Sau 15 phút thì có thể tắt bếp.
- Dùng nước sắc từ cây nữ lang để uống trong ngày hoặc uống trước khi đi ngủ sẽ có giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn.
Thuốc Nam trị mất ngủ – Lá dâu tằm
Theo Y học cổ truyền, lá dâu tằm có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong, chữa đau đầu chóng mặt, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, lá dâu tằm còn được dùng để hỗ trợ người bị mất ngủ có được giấc ngủ tốt hơn.
Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của lá dâu tằm có chứa các chất như: Caroten, tanin, pentosan, đường, colin (choline), adenin, tinh dầu, vitamin C, trigonellin, canxi malat, canxi cacbonat và các axit amin tự do… Những chất này đều có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ kinh niên, giải tỏa lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn dễ ngủ hơn.
Trị mất ngủ bằng lá dâu tằm được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 50g lá dâu tằm, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho dược liệu vào nồi đun cùng với nước trong vòng 20 phút.
- Dùng nước lá dâu tằm để uống trong ngày.
- Sử dụng đều đặn trong vòng nửa tháng để thấy được công dụng rõ rệt.
Đọc Thêm: Lá Dâu Tằm Trị Mất Ngủ Có Hiệu Quả Hay Không? Hướng Dẫn Cách Thực Hiện
Sâm cau trị mất ngủ
Theo Y học cổ truyền, sâm cau là dược liệu có vị cay, tính ấm, được dùng để bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chính vì vậy, dân gian thường dùng dược liệu này để điều trị các bệnh như suy nhược cơ thể, liệt dương, viêm da, ghẻ, phong thấp.
Y học hiện đại cũng có rất nhiều nghiên cứu về loại cây này, cụ thể sâm cau có tác dụng giúp cải thiện chức năng sinh lý, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, kháng viêm, chống nấm và cải thiện tình trạng mất ngủ.
Trị mất ngủ bằng sâm cau được thực hiện như sau:
- Sử dụng 50g sâm cau, đem rửa sạch, thái mỏng.
- Sau đó đem đi sao vàng.
- Ngâm cùng với 650ml rượu trắng trong 7 ngày.
- Mỗi ngày dùng từ 25-30ml rượu sâm cau trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
Trà hoa vàng
Một loại thuốc Nam trị mất ngủ khác bạn nên sử dụng đó là trà hoa vàng. Loại thảo dược này được biết đến với công dụng giúp xoa dịu tinh thần, giảm stress, hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ lâu năm. Khu vực phân bố chủ yếu của dược liệu này là ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nước ta, cụ thể như: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái,…
Theo các tài liệu của Tây y cho biết, trà hoa vàng có chứa rất nhiều hợp chất quý giá như: Polyphenol, polysaccharide, Ge, Mo, V, Zn, axit amin, vitamin E, hoạt chất EGCG,… Ngoài công dụng chữa mất ngủ, thường xuyên sử dụng trà hoa vàng còn giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch, giải độc gan, chống virus, vi khuẩn xâm nhập…
Trị mất ngủ với trà hoa vàng được thực hiện như sau:
- Sử dụng từ 5-10 bông trà hoa vàng.
- Đem hãm với 200ml nước sôi trong vòng 5 phút.
- Uống loại trà này mỗi ngày 2-3 lần, nên uống vào buổi sáng.
- Thực hiện liên tục trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Tham Khảo Thêm: Top 10 Trà Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Nhất, Không Cần Dùng Thuốc
Lưu ý khi sử dụng các vị thuốc Nam trị mất ngủ
Mặc dù việc sử dụng thuốc Nam trị mất ngủ mang lại hiệu quả tương đối tốt, tuy nhiên khi sử dụng bạn vẫn cần chú ý một vài vấn đề sau:
- Không được lạm dụng các loại dược liệu trên, chỉ nên dùng trong thời gian tối đã 2 tuần, sau đó ngưng lại một thời gian rồi mới dùng tiếp.
- Nên dùng theo đúng liều lượng đã quy định để tránh không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
- Khi sử dụng các loại nước thuốc trên, nếu bạn muốn sử dụng thuốc Tây hoặc thực phẩm chức năng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người bị mắc các bệnh lý mãn tính nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc Nam này.
- Nếu trong quá trình sử dụng thuốc Nam trị mất ngủ mà bạn gặp phải bất cứ dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe, cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Cố gắng xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đi ngủ đúng giờ, vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt. Từ đó giúp người bệnh có được giấc ngủ tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin về những cây thuốc Nam trị mất ngủ cực kỳ an toàn và hiệu quả, được nhiều người áp dụng và đã thành công. Hy vọng thông qua những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện được chất lượng giấc ngủ của mình, từ đó có được sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.
- Đừng Bỏ Lỡ: 20+ Mẹo Chữa Mất Ngủ Tại Nhà Giúp Sâu Giấc Không Tỉnh Giữa Đêm