Nội dung chính

Mất ngủ khi mang thai là triệu chứng dễ gặp đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Vì sao lại vậy? Có cách nào để cải thiện chứng mất ngủ an toàn cho mẹ bầu hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn sau đây.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai

Chứng Mất ngủ là hiện tượng phổ biến, dễ dàng bắt gặp hiện nay. Nhiều người cho rằng những người già, tuổi cao mới bị mất ngủ. Tuy nhiên thực tế hiện nay thấy rõ ràng, đối tượng trẻ tuổi thậm chí học sinh, sinh viên hay mẹ bầu đều có thể bị mất ngủ. 

Mất ngủ khi mang thai có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên lý do chính bao gồm:

Ốm nghén: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chị em dễ bị rơi vào trạng thái ốm nghén. Đó là cảm giác ăn uống không ngon miệng thậm chí ăn vào là nôn ra. Tình trạng mệt mỏi, mất ngủ khiến mẹ bầu đôi khi mất tinh thần. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít người bị nghén ngủ trong thời gian mang bầu, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, có lẽ đây là niềm mong ước của những người khó ngủ, mất ngủ. 

Thay đổi nội tiết: Khi có thai, cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu rõ rệt về việc thay đổi nội tiết với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, chếnh choáng, bình thường dễ ngủ nay trở nên khó ngủ, khẩu vị thay đổi, khứu giác thính hơn so với bình thường. 

Tiểu đêm: Triệu chứng này chưa quá rõ rệt ở những tháng đầu của thai kì, tuy nhiên vào giai đoạn giữa hoặc cuối thai kì, bạn sẽ thường xuyên phải dậy đi tiểu bởi thai nhi càng lớn càng chèn ép vào bàng quang khiến bạn mót tiểu. Một đêm dậy đi 2-3 lần, việc ngủ trở lại sẽ khó khăn hơn. 

Đau nhức xương khớp, chuột rút: Biểu hiện rõ rệt ở 2-3 tháng cuối thai kì. Lúc này bạn sẽ thường xuyên bị đau nhức cơ thể, chuột rút, việc nằm nghiêng nằm thẳng hay đang nằm muốn ngồi dậy cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đau nhức này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta. 

Tâm lý: Đây cũng là một phần nguyên nhân gây mất ngủ khi mang bầu tuy nhiên với nguyên nhân này chính bản thân chị em hãy tự khắc phục. Cố gắng thoải mái tinh thần bằng cách chia sẻ với chồng hay người thân, ra ngoài đi dạo mỗi khi cảm thấy khỏe mạnh,… Tinh thần vui vẻ bạn sẽ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. 

Bệnh lý: Nhiều chị em trước khi mang thai đã mắc phải các bệnh lý như xương khớp thoái hóa, trào ngược dạ dày, tiểu đường,… đều có ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tình trạng mất ngủ khi mang thai kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mẹ bầu
Tình trạng mất ngủ khi mang thai kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mẹ bầu

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ là trạng thái bình thường trong giai đoạn mang thai, tuy nhiên tình trạng này kéo dài liên tục từ ngày này sang ngày khác thì là biểu hiện nghiêm trọng chúng ta cần điều trị. Bởi như mọi người đều biết, mẹ khỏe con mới có thể khỏe. Khi mẹ không thể ngủ dẫn đến suy nhược tinh thần, suy nhược cơ thể, bào thai cũng sẽ khó có thể khỏe mạnh như bình thường. Không chỉ thế, việc thiếu ngủ trầm trọng cũng làm tăng nguy cơ sinh non hay tiền sản giật ở thai phụ, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy nếu gặp biểu hiện mất ngủ, bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. 

Tham khảo: Tại sao bà bầu mất ngủ? Các cách khắc phục bệnh mất ngủ ở mẹ bầu

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai

Một vào bí quyết giúp cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang bầu sau đây, mọi người nên tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên trước khi đi vào các mẹo nhỏ này, mọi người hãy ghi nhớ rằng, tinh thần là điều cực kỳ quan trọng. Nếu bạn thoải mái, người nhà quan tâm và chia sẻ, bạn hạnh phúc, thì dù là bệnh tật cũng sẽ dễ dàng vượt qua. Bạn đang rất hạnh phúc hơn vô số người bởi bạn sắp được làm mẹ, hãy nghĩ đến em bé để vượt qua mọi khó khăn nhé. 

Môi trường ngủ thoải mái, giường êm, sạch sẽ, có một chiếc gối cho bà bầu sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, thoải mái hơn
Môi trường ngủ thoải mái, giường êm, sạch sẽ, có một chiếc gối cho bà bầu sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, thoải mái hơn

Thay đổi thói quen

  • Thói quen tốt thì nên giữ còn thói quen xấu thì chúng ta nên điều chỉnh. 
  • Không uống nhiều nước vào buổi tối bởi sẽ khiến bạn đi vệ sinh nhiều lần, gián đoạn giấc ngủ.
  • Loại bỏ những đồ ăn không tốt cho mẹ bầu và thai nhi như đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ,… đây cũng là nhóm thực phẩm khiến bệnh trào ngược dạ dày thêm nặng hơn nếu bạn có tiền sử bệnh. 
  • Hãy dành thời gian tập yoga bầu hoặc đơn giản như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng cũng sẽ giúp bạn thoải mái cơ thể và tinh thần, ngủ sẽ ngon hơn.
  • Hãy dành thời gian cho bản thân và gia đình, đi du lịch, picnic để giải tỏa căng thẳng
  • Nói không với chất kích thích, cà phê, rượu bia bởi những tác hại cực lớn đến thai nhi
  • Tắm nước ấm mỗi tối có thể giúp bạn thoải mái và ngủ ngon
  • Hãy sử dụng gối ôm, dọn dẹp nơi ở, chỗ ngủ nghỉ sao cho sạch sẽ, thơm mát
  • Không sử dụng điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 30 phút
  • Không nên ngủ trưa quá nhiều
  • Nên ngủ vào một giờ cố định, thời điểm lý tưởng là 10h lên giường đi ngủ. 
  • Một mùi hương nhẹ nhàng đặt trong phòng cũng có thể dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ.

Sử dụng trà thảo mộc chữa mất ngủ

Nhiều người nghĩ rằng khi mang bầu thì không nên uống trà. Tuy nhiên một số loại trà tốt cho chị em phụ nữ khi có bầu phải kể đến như trà gừng, trà hoa cúc,… thỉnh thoảng uống 1 cốc trà ấm nóng cũng sẽ rất tốt. 

Ngoài trà chúng ta có thể uống một cốc sữa thảo mộc, sữa hạt tự nấu hoặc sữa tươi ấm cũng tốt cho sức khỏe. 

Xoa bóp, bấm huyệt trị mất ngủ

Xoa bóp vùng cổ vai gáy, thái dương đồng thời tham khảo một số huyệt đạo sau đây, đều có giúp ích trong việc cải thiện giấc ngủ. 

  • Huyệt phong trì
  • Huyệt nội quan
  • Huyệt thần môn
  • Huyệt An miên…

Bạn dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn vừa đủ mạnh vào vị trí huyệt đạo đã được xác định sau đó chúng tay day ấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Mỗi lần bấm như vậy giữa khoảng 45s đến 1 phút. Lặp lại khoảng 3-5 lần, ngày vài lần đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ. 

Món ăn trị mất ngủ

Một số món ăn được điểm danh trong bài chia sẻ này chúng ta không thể không đến như:

  • Gà hầm thuốc bắc
  • Gà hầm hạt sen
  • Cháo hạt sen
  • Cháo đậu xanh
  • Tổ yến chưng hạt sen
  • ….

Đây đều là những món ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu và em bé, giúp bạn có sức khỏe tốt hơn và giấc ngủ ngon hơn. 

Xem Chi Tiết: Người Khó Ngủ Nên Ăn Gì? 17 Loại Thực Phẩm Bạn Nên Sử Dụng Ngay 2023

Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?

Tình trạng mất ngủ khi mang thai như chúng ta đã nói ở trên, hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách xây dựng lối sống khoa học, ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục và giải phóng tinh thần được thoải mái. Còn trong trường hợp bạn đã làm đủ mọi cách nhưng vẫn bị mất ngủ kéo dài. 

Triệu chứng mất ngủ kéo dài nhiều ngày khiến bạn cực kỳ mệt mỏi, không thể tập trung, bản cảm thấy suy nhược, kiệt sức, mất trí nhớ tạm thời,… vậy hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Tuyệt đối không tự sử dụng thuốc khi không được kê đơn để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con. 

Trên đây là một vài thông tin về bệnh mất ngủ khi mang thai và cách cải thiện hiệu quả, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn miễn phí. 

Câu hỏi liên quan

Uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Đây có phải là do tác dụng phụ của thuốc không? Để có được câu trả lời chính xác, chúng ta hãy cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết

Trẻ em là đối tượng dễ ăn dễ ngủ, tuy nhiên dạo gần đây con bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng khó ngủ. Người làm cha làm mẹ chắc chắn sẽ vô cùng hoang...

Xem chi tiết

Trẻ em là đối tượng vô lo vô nghĩ vậy mà lại bị khó ngủ, có lẽ đây là điều khiến nhiều phụ huynh bất ngờ và không biết phải xử lý làm sao. Cho...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp