Nội dung chính

Mất ngủ lâu năm là hiện tượng người bệnh khó ngủ, trằn trọc, thời gian ngủ vào ban đêm ít hơn 5 tiếng/ngày. Tình trạng này kéo dài vài tháng thậm chí vài năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy những nguyên nhân gây mất ngủ nhiều năm là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này trong nội dung sau.

Mất ngủ lâu năm là gì?

Mất ngủ lâu năm là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy sớm và không ngủ lại được. Thời gian ngủ ban đêm của những người này cực kỳ ít và không đảm bảo để duy trì sức khỏe vào ban ngày. Người bệnh bị mất ngủ lâu năm thường có thời gian bị mất ngủ kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí là nhiều năm liền. Thông thường những đối tượng bị mắc chứng mất ngủ lâu năm đều là người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên cũng có những người trẻ gặp phải tình trạng này. 

Mất ngủ lâu năm là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ
Mất ngủ lâu năm là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ

Khi bị mất ngủ lâu năm, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như sau:

  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, hiện tượng này kéo dài liên tục ngày qua ngày.
  • Hay bị tỉnh giấc lúc nửa đêm và rất khó ngủ trở lại.
  • Dậy sớm lúc 4-4h30 sáng.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất sức, không được phục hồi sau khi thức dậy.
  • Có cảm giác buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
  • Cảm thấy tâm trạng bất an, khó chịu, dễ cáu gắt, bồn chồn.
  • Hay bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, có thể sinh ra ảo giác.
  • Cảm thấy đầu óc mụ mị, khó ghi nhớ, hay quên, khó đưa ra quyết định sáng suốt.

Tùy từng cơ địa của người bệnh mà sẽ có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn có 1 hoặc nhiều dấu hiệu kể trên thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Đọc Thêm: Khám Phá Top Sản Phẩm Thuốc Trị Mất Ngủ Của Mỹ [Đừng Bỏ Qua]

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ lâu năm

Mất ngủ lâu năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Nếu tình trạng này không được can thiệp đúng cách sẽ khiến sức khỏe chất lượng cuộc sống của bạn bị suy giảm. Vì vậy việc tìm được nguyên nhân gây bệnh được xem là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể nhanh chóng điều trị được căn bệnh của mình.

Do các bệnh về xương khớp

Đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, viêm khớp,.. gây ra những cơn đau nhức về đêm khiến người bệnh khó ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc giúp điều trị các bệnh xương khớp cũng có thể khiến cho bạn bị mất ngủ và gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.

Do các bệnh tim mạch

Cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu,…khiến cho người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn đau ngực, tức ngực, khó thở. Tình trạng này diễn ra lâu năm có thể dẫn đến hiện tượng mất ngủ và nhiều căn bệnh liên quan khác.

Mất ngủ do các bệnh tim mạch
Mất ngủ do các bệnh tim mạch

Do các bệnh về tiết niệu

Ở độ tuổi trung niên, bạn có thể gặp phải các vấn đề như sỏi tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt, tiểu đường,…. những căn bệnh này không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Do các bệnh về đường tiêu hóa

Chất lượng giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh như đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa,… Bởi các bệnh này đều gây ra hiện tượng ở hơi, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, đau bụng,… khiến người bệnh bị mất ngủ.

Do các bệnh về hô hấp

Một số căn bệnh về hô hấp như giãn phế quản, hen phế quản, viêm phế quản,… gây ra hiện tượng ho, khó thở vào ban đêm. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Vì vậy, nếu nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ lâu năm là các bệnh đường hô hấp thì bạn cần phải điều trị chúng triệt để càng sớm càng tốt.

 Do các bệnh thần kinh

Một số người mắc bệnh có liên quan đến thần kinh thường có xu hướng bị mất ngủ nhiều hơn. Họ dễ bị thức dậy lúc nửa đêm và khó nối lại giấc ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, người bệnh có thể bị kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.

Do ăn uống không khoa học

Thói quen ăn khuya, ăn quá no, uống rượu bia, uống cafe, uống trà đặc,… cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ nghiêm trọng.

Xem Thêm: 16 Mẹo Dân Gian Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Cao Nhất

Mất ngủ có thể do chế độ ăn uống không khoa học
Mất ngủ có thể do chế độ ăn uống không khoa học

Do rối loạn tâm sinh lý

Những người thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, stress, buồn rầu, dẫn đến trầm cảm thường rất khó ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên sẽ khiến bạn dễ bị mắc chứng tâm thần phân liệt.

Do hormone bị thay đổi

Sự tăng giảm hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc thời kỳ tiền mãn kinh cũng được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ kinh niên. 

Do yếu tố môi trường

Không gian ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Nếu phòng ngủ quá chật hẹp, đông đúc, nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ, thông thoáng, ánh sáng và nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến bạn bị mất ngủ liên tục. 

Đọc ngay: 12 Vị Thuốc Nam Chữa Mất Ngủ An Toàn Hiệu Quả Bạn Nên Dùng 2023

Mất ngủ lâu năm nguy hiểm thế nào?

Cơ thể muốn được phục hồi và tái tạo năng lượng cần có một giấc ngủ tốt. Nếu thường xuyên thiếu ngủ sẽ khiến cả thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng theo. Cụ thể, dưới đây là những tác hại của việc bị mất ngủ lâu năm mà bạn cần nắm rõ:

  • Gây mệt mỏi, uể oải và giảm sự tỉnh táo vào sáng hôm sau, làm giảm hiệu quả học tập và làm việc, dẫn đến những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
  • Mất ngủ lâu năm làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
  • Mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi, các cơ quan không đảm bảo được nhiệm vụ của mình. Vì thế lượng calo không được tiêu hao mà tích tụ thành mỡ thừa. Mặt khác, việc mất ngủ khiến bạn có xu hướng cảm thấy đói nhiều hơn vào ban đêm, từ đó dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát.
  • Mất ngủ lâu năm khiến cho hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, làm tăng huyết áp và khiến các mạch máu bị co lại. Điều này tạo áp lực cho tim và dần ảnh hưởng đến chức năng của tim, gây ra các bệnh tim mạch và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Thường xuyên mất ngủ còn làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể, dễ gây ra các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
  • Những người bị mất ngủ thường xuyên sẽ tạo ra hormone căng thẳng cortisol, loại hormone này làm phá hủy collagen trong cơ thể, từ đó xuất hiện nhiều mụn và nếp nhăn. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn khiến cho da trở nên khô ráp, nổi sần, dễ bị bong tróc, da cũng sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Não bộ dễ bị phản ứng tiêu cực khi người bệnh thường xuyên bị mất ngủ. Khi đó dễ hình thành tâm lý cáu gắt, lo âu, mệt mỏi, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm và tự kỷ.
  • Những người có giấc ngủ ban đêm ít hơn 6 giờ có nguy cơ hình thành ung thư vú và ung thư ruột kết. Nguyên nhân chính của việc này đó là do sự hạn chế chế của hormone melatonin trong khi ngủ giúp chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Đọc thêm: uống lá gì để chữa mất ngủ? Top các loại thảo dược dễ kiếm giúp cải thiện giấc ngủ

Mất ngủ lâu năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh
Mất ngủ lâu năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh

Cách điều trị mất ngủ lâu năm bạn nên áp dụng

Có rất nhiều cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bị mất ngủ lâu năm, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Điều trị mất ngủ lâu năm bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y được người bệnh sử dụng phổ biến bởi nó mang đến hiệu quả nhanh. Thuốc có thể kê theo đơn hoặc bán lẻ theo từng loại. Những loại thuốc này có tác dụng an thần, giảm căng thẳng và giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Dưới đây là một số loại thuốc ngủ bạn có thể tham khảo sử dụng:

Seduxen 5mg

Loại thuốc ngủ này có chứa các thành phần chính đó là Diazepam nồng độ cao, giúp an thần, giảm lo âu, kích động, co giật và chữa chứng mất ngủ kéo dài. Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn uống mỗi ngày 2-4 lần, mỗi lần 1 viên. Nếu sử dụng ở dạng tiêm, bạn có thể dùng 10-20mg để tiêm bắp, thuốc được pha cùng với dung dịch glucose 5%.

Rotunda

Thuốc trị mất ngủ Rotunda bao gồm các thành phần như Era gel, tinh bột từ củ sắn, Magnesi stearat, Talc, có tác dụng giảm đau đầu, đau cơ xương, cân bằng huyết áp và điều chỉnh nhịp tim, an thần, giảm lo lắng, mất ngủ. Mỗi ngày bạn uống 2-3 lần, mỗi lần dùng 1-2 viên hoặc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

[Cần Phải Biết]: Bỏ Túi Các Loại Thuốc Tây Trị Mất Ngủ Và Cách Sử Dụng An Toàn

Thuốc trị mất ngủ Rotunda
Thuốc trị mất ngủ Rotunda

Melanum

Melanum là viên uống trị mất ngủ có sự kết hợp giữa melatonin và thảo dược khác như tâm sen, cao câu đằng, cao lá vông nem. Thuốc có tác dụng trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, căng thẳng, lo âu, áp lực công việc,…. Mỗi ngày bạn dùng 1 lần, mỗi lần uống từ 1-3 viên trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Stilux

Stilux có tác dụng giảm đau, trị mất ngủ, điều hòa nhịp tim và huyết áp. Sản phẩm được điều chế bởi các thành phần như: Rotundin, Lactose, tinh bột, Sodium starch glycolate, Magnesi stearat,…Ngoài điều trị mất ngủ, thuốc được chỉ định dùng cho các trường hợp bị lo âu, căng thẳng, đau đầu, mắc các bệnh tiêu hóa. Dùng thuốc mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 viên trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ ngon.

Nên biết: chữa bệnh mất ngủ bằng đông y hiệu quả? Tổng hợp các bài thuốc mang lại hiệu quả cho người dùng

Điều trị mất ngủ kinh niên bằng Y học cổ truyền

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền như sau:

  • Xoa bóp bấm huyệt

Bấm huyệt có tác dụng giúp thông kinh hoạt lạc, chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau trong đó có cả chứng mất ngủ. Một số vị trí huyệt đạo chủ trị bệnh mất ngủ như: Huyệt nội quan, huyệt dũng tuyền, huyệt phong trì, huyệt thiên trụ, huyệt tam âm giao, huyệt thần môn, huyệt ấn đường, huyệt thái dương. Phương pháp này cần được thực hiện đều đặn bởi những người có kinh nghiệm để đạt được hiệu quả tốt hơn.

  • Ngâm chân trong thảo dược

Việc ngâm chân trong nước ấm cùng các thảo dược có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch. Từ đó giúp cho hệ thống thần kinh được giải tỏa căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái. Bạn cần đun sôi một nồi nước, sau đó cho các nguyên liệu như sả, gừng, quế, hoa cúc và một ít tinh dầu vào. Sau đó đợi nước nguội bớt hoặc pha thêm với nước mát để ngâm chân trong vòng 15-20 phút trước khi đi ngủ.

Ngâm chân trong thảo dược
Ngâm chân trong thảo dược
  • Sử dụng dược liệu trị bệnh

Các bài thuốc chữa mất ngủ từ Đông y thường tập trung điều trị nguyên nhân gây bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể và điều trị chứng mất ngủ lâu năm triệt để. Một số loại dược liệu được các thầy thuốc Đông y sử dụng để điều trị mất ngủ bao gồm: Gừng, cam thảo, hoài sơn, đan sâm, đẳng sâm, phục thần, bá tử nhân, táo đỏ, liên nhục, quy đầu, hoàng kỳ, bạch truật, long nhãn, lá vông,…. Tuy nhiên những bài thuốc từ Đông y thường không mang lại hiệu quả ngay lập tức, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng một thời gian thì mới có tác dụng tốt.

  • Châm cứu điều trị bệnh mất ngủ

Châm cứu cũng là một phương pháp được Đông y áp dụng để điều trị chứng mất ngủ khá hiệu quả. Nó có tác động trực tiếp vào các huyệt đạo, giúp người bệnh ăn ngon ngủ tốt hơn mà không cần phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị. 

Trị mất ngủ bằng các nguyên liệu tự nhiên

Nếu lo ngại về những tác dụng phụ của thuốc Tây y hay ngại việc phải sắc thuốc thì bạn có thể cải thiện chứng mất ngủ lâu năm của mình bằng một số mẹo như sau:

Ngũ cốc

Một số loại ngũ cốc như lúa mì, các loại đậu, bắp, vừng  có tác dụng giúp bổ sung lượng magie cần thiết cho cơ thể, giúp điều hòa hệ thần kinh, từ đó giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, ngũ cốc còn chứa hàm lượng lớn vitamin và chất chống oxy hóa, giúp bổ sung năng lượng và cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh.

Mật ong

Một ly trà mật ong vào buổi tối sẽ giúp bạn thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, stress và ngủ ngon hơn. Bởi trong thành phần của mật ong ngoài chứa nhiều vitamin còn có hàm lượng lớn tryptophan. Những hoạt chất này đều có tác dụng giúp an thần và ăn ngon ngủ tốt hơn.

Một ly trà mật ong vào buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Một ly trà mật ong vào buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

Hạt sen

Trong thành phần của hạt sen có chứa chất kiềm và glucose, có tác dụng an thần, kích thích tuyến tụy sản sinh insulin để bạn ngủ ngon hơn. Một số món ăn từ hạt sen như cháo hạt sen, chè hạt sen, canh hạt sen,… sẽ là gợi ý thú vị giúp bạn có thể cải thiện tình trạng mất ngủ lâu năm của mình.

Gừng 

Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giúp làm giảm căng thẳng, stress, nhức đầu, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Đây được xem là một nguyên liệu giúp trị mất ngủ phổ biến dành cho cả người trẻ tuổi và người cao tuổi. Bạn hãy hãm một ly trà gừng và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để giúp cơ thể được thư giãn, dễ ngủ và tái tạo năng lượng cho ngày mới.

Tìm Hiểu Thêm: Hướng Dẫn Cách Dùng Mật Ong Chữa Mất Ngủ Tại Nhà, Nhanh, Hiệu Quả

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ lâu năm hiệu quả

Những người bị mất ngủ lâu năm thường hay phải sử dụng đến thuốc ngủ. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc trong thời gian quá dài sẽ tiềm ẩn nhiều điều nguy hiểm cho sức khỏe. Mặc dù thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh buồn ngủ nhưng bù lại nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Bên cạnh đó, một số loại thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, dễ kích động, gây ảo giác, ảnh hưởng đến gan, thận và dạ dày,…

Vì vậy, bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ điều trị, dưới đây là những lưu ý người bệnh cần nắm rõ:

  • Trước khi đi ngủ bạn không nên vận động quá sức bởi điều này có thể khiến hệ thần kinh bị hưng phấn, cơ bắp nhức mỏi từ đó làm bạn khó ngủ hơn.
  • Nên thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, tập yoga để giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tránh thức quá khuya, thời gian đi ngủ hợp lý cho bạn là từ 22-23 giờ đêm. Nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể luôn được khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
  • Dọn dẹp lại phòng ngủ bằng cách giặt giũ chăn gối thơm tho, luôn để phòng được thoáng mát, có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 30 phút đến 1 tiếng. Bởi ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại, tivi sẽ tác động xấu tới não bộ, gây nhức mỏi mắt và khiến bạn khó ngủ.
  • Không sử dụng các chất gây kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc vào buổi chiều tối. Nếu bạn muốn uống trà hay cà phê tốt nhất nên dùng vào buổi sáng.
  • Nên tích lực luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày 30-45 phút để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, từ đó nhịp sinh học cũng sẽ được điều chỉnh lại. 

Như vậy bài viết trên đây đã gửi tới bạn một số thông tin về vấn đề mất ngủ lâu năm. Để biết được chính xác nguyên nhân gây mất ngủ của mình là gì, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Câu hỏi liên quan

Trẻ em là đối tượng dễ ăn dễ ngủ, tuy nhiên dạo gần đây con bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng khó ngủ. Người làm cha làm mẹ chắc chắn sẽ vô cùng hoang...

Xem chi tiết

Trẻ em là đối tượng vô lo vô nghĩ vậy mà lại bị khó ngủ, có lẽ đây là điều khiến nhiều phụ huynh bất ngờ và không biết phải xử lý làm sao. Cho...

Xem chi tiết

Uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Đây có phải là do tác dụng phụ của thuốc không? Để có được câu trả lời chính xác, chúng ta hãy cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp