Nội dung chính

Mất ngủ buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi. Tình trạng này thường xảy ra do căng thẳng về mặt tinh thần. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm cần được chữa trị kịp thời. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Mất ngủ buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng mất ngủ kèm theo buồn nôn không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng mà còn làm suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đây rất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý gây nguy hiểm sau:

  • Tuần hoàn não kém: Những người mắc bệnh tuần hoàn não kém thường bị thiếu oxy và dưỡng chất ở não, gây ra chứng đau đầu, mất ngủ, buồn nôn. Dân văn phòng, công sở hay những người ít vận động thường mắc phải tình trạng này.
  • Hạ đường huyết: Ăn uống thiếu chất, không đúng giờ khiến dinh dưỡng trong cơ thể bị mất cân bằng. Lúc này, lượng đường trong máu hạ thấp khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngủ không ngon giấc.
  • Rối loạn nội tiết tố: Đây là triệu chứng phổ biến ở nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Rối loạn nội tiết thường khiến chị em phụ nữ mất ngủ, bụng nôn nao khó chịu, ăn uống không ngon miệng.
  • Bệnh về thần kinh: Người bị rối loạn tiền đình, chịu nhiều áp lực, căng thẳng cũng thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn và khó ngủ.
  • Đau nửa đầu: Người mắc chứng đau nửa đầu thường phải chịu những cơn đau kéo dài từ 4 giờ – 3 ngày kèm theo triệu chứng buồn nôn, chán ăn, khó ngủ.
  • Yếu tố bệnh lý khác: Ngoài các bệnh lý trên, triệu chứng mất ngủ chán ăn buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh như thủy đậu, quai bị, zona, parkinson,…
Bênh đau nửa đầu khiến người bệnh ngủ không ngon giấc
Đau nửa đầu gây buồn nôn và khó ngủ

Triệu chứng khó ngủ buồn nôn biểu hiện như thế nào?

Mất ngủ buồn nôn rất dễ nhận biết thông qua nhiều triệu chứng. Tình trạng này có thể đột ngột xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Một số triệu chứng thường được biểu hiện như sau:

  • Khó ngủ, trằn trọc mãi mới có thể đi vào giấc ngủ
  • Ngủ không sâu giấc, hay giật mình, mộng mị, đột ngột tỉnh dậy nhiều lần trong đêm
  • Thức giấc từ sớm trong khi chỉ ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm
  • Bụng nôn nao, chán ăn, sau khi ăn thường thấy buồn nôn
  • Cảm thấy chóng mặt kèm theo chứng buồn nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc khi mới thức dậy
Mất ngủ buồn nôn gây ra chóng mặt khi đứng dậy
Người bệnh cảm thấy chóng mặt, buồn nôn khi đứng dậy

Tùy vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà triệu chứng được biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Khi thấy bất cứ biểu hiện đáng ngờ nào, bạn nên theo dõi và tìm biện pháp trị mất ngủ ban đêm kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mất ngủ chán ăn buồn nôn có nguy hiểm không?

Tình trạng buồn nôn không ngủ được nếu xảy ra thường xuyên sẽ làm suy giảm trầm trọng sức khỏe của người bệnh. Khi đó, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với các hệ lụy nguy hiểm như:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thường ở trong tình trạng kiệt sức và dễ dẫn tới ngất xỉu
  • Sụt cân nhanh chóng do chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ, khiến người bệnh buồn nôn, chán ăn, dễ gây nổi mụn và lão hóa da
  • Suy giảm trí nhớ, tập trung kém gây ảnh hưởng xấu tới kết quả làm việc và học tập
  • Làm suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng, khiến các bệnh lý nguy hiểm dễ dàng khởi phát và tăng nguy cơ bị đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim,…
  • Tinh thần bất ổn, dễ nổi nóng, cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí rơi vào trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời
Mất ngủ buồn nôn khiến tinh thần bất ổn
Mất ngủ, chán ăn, buồn nôn khiến tinh thần bất ổn

Với mức độ nguy hiểm như trên, người bệnh cần điều trị ngay để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Không nên chủ quan với tình trạng khó ngủ kèm buồn nôn nếu không muốn sức khỏe ngày càng xấu đi.

Cách điều trị chứng khó ngủ và buồn nôn hiệu quả

Khó ngủ buồn nôn có thể được điều trị bằng nhiều cách, trong đó, phổ biến nhất là dùng thuốc Tây y, Đông y hay áp dụng các mẹo dân gian tại nhà.

Dùng mẹo dân gian trị mất ngủ buồn nôn

Từ xa xưa, những thảo dược quen thuộc nhưng vô cùng hữu ích đã được cha ông ta sử dụng và đúc rút kinh nghiệm để cho ra những mẹo dân gian nhằm chữa mất ngủ.

Một số loại thảo dược có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon giấc có thể kể đến như:

Lạc tiên

Cây lạc tiên có chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp giảm hồi hộp, lo âu và mang lại giấc ngủ ngon cho người bệnh.

Lạc tiên thường được sử dụng dưới dạng rau ăn, cao lỏng hay thuốc sắc. Trong dân gian, ông cha ta vẫn hay luộc ngọn lạc tiên non ăn vào buổi chiều hoặc vài giờ trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà lạc tiên uống thay nước mỗi ngày để điều trị chứng mất ngủ.

Lạc tiên giúp chữa mất ngủ buồn nôn
Lạc tiên giúp cải thiện giấc ngủ

Đinh lăng giúp cải thiện thiếu ngủ buồn nôn

Đinh lăng được mệnh danh là “sâm của người nghèo” vì chất dinh dưỡng của nó gần như bằng với nhân sâm Hàn Quốc. Đinh lăng được sử dụng phổ biến trong việc an thần, điều trị chứng mất ngủ.

Đinh lăng thường được sử dụng như một loại rau ăn sống trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm gối ngủ bằng cách trộn lá đinh lăng đã phơi khô với bông gòn để làm thành ruột gối. Với cách này, bạn lưu ý không nên cho quá nhiều lá vào gây mùi hắc khiến người bệnh càng khó ngủ hơn.

Hoa hòe

Hoa hòe có vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Bạn có thể pha trà hoa hòe uống hàng ngày để đẩy lùi tình trạng buồn nôn, thiếu ngủ.

Uống trà hoa hòe chữa mất ngủ buồn nôn
Uống trà hoa hòe mỗi ngày để chữa mất ngủ

Tâm sen

Tâm sen có công dụng an thần, thanh tâm, giải nhiệt nên được sử dụng phổ biến để chữa mất ngủ. Cách dùng đơn giản nhất là pha trà tâm sen để uống mỗi ngày. Ngoài ra, để tăng hiệu quả, bạn cũng có thể kết hợp tâm sen với lá vông, táo nhân, hoa nhài hoặc tâm sen với cam thảo.

Cây vông nem

Trong dân gian, lá cây vông nem thường được sử dụng để an thần, hạ nhiệt, sát trùng và điều trị chứng đau đầu, mất ngủ. Lá vông nem có thể dùng trực tiếp làm rau ăn sống hoặc sắc lên thành nước thuốc để uống mỗi ngày.

Dùng lá vông nem chữa mất ngủ buồn nôn
Lá vông nem giúp an thần, trị đau đầu, mất ngủ

Long nhãn

Long nhãn hay còn gọi là cùi nhãn có công dụng dưỡng tâm, bổ tỳ, giảm suy nhược cơ thể và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có thể ăn chè long nhãn kết hợp với hạt sen để dễ ngủ hơn. Ngoài ra, bạn có thể sên nhừ long nhãn sau đó cô đặc, luyện mật hoàn viên và bảo quản kín nơi khô mát để sử dụng dần.

Áp dụng các mẹo dân gian để chữa thiếu ngủ buồn nôn tuy có cải thiện nhưng không đem lại hiệu quả cao, chỉ phù hợp người những người bệnh còn nhẹ. Nếu bệnh tình của bạn đã chuyển biến nặng, nên tìm cách chữa trị khác kịp thời để không xảy ra những hệ lụy nghiêm trọng.

Điều trị khó ngủ buồn nôn bằng thuốc Tây y

Để chữa buồn nôn, khó ngủ bằng thuốc Tây y cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc có thể kể đến như:

  • Zolpidem
  • Phenobarbital
  • Quetiapine
  • Promethazine
  • Olanzapine
  • Mirtazapine
Thuốc Tây giúp an thần, ngủ ngon giấc
Thuốc Tây giúp an thần, ngủ ngon giấc

Với cách điều trị nay, người bệnh không nên tự ý mua và dùng thuốc khiến bệnh chuyển biến xấu hoặc gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Hãy đến các trung tâm, cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý chính xác.

Triệu chứng liên quan