Chứng mất ngủ kinh niên đang ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Tình trạng này “làm phiền” người bệnh khi gây ra các triệu chứng như khó vào giấc, ngủ trằn trọc, thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại… Để bảo vệ sức khỏe, hạn chế những tác động xấu do mất ngủ kéo dài gây nên người bệnh cần kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.
Mất ngủ kinh niên và các triệu chứng điển hình
Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mãn tính, mất ngủ kéo dài là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mất ngủ, khó vào giấc diễn ra liên tục trong vòng hơn 1 tháng. Các thống kê tại Mỹ cho thấy, có tới 23% dân số đang đối mặt với tình trạng mất ngủ, 25% trong số họ bị mất ngủ kinh niên. Tương tự ở Việt Nam, tỷ lệ dân số bị mất ngủ kéo dài lên đến 10%.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mất ngủ kinh niên
Theo các nghiên cứu, tình trạng mất ngủ kinh niên có mối liên hệ mật thiết với độ tuổi, giới tính:
- Giới tính: Do sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt hoặc nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh nhiều chị em bị mất ngủ kéo dài. Vì vậy, tỷ lệ nữ giới trên 50 tuổi bị mất ngủ mãn tính luôn cao hơn nam giới.
- Độ tuổi: Người lớn tuổi, nhất là đối tượng trên 60 tuổi cơ thể đã dần lão hoá nên rất dễ mất ngủ, khó ngủ, không thể vào giấc.
Các dấu hiệu nhận biết mất ngủ mãn tính
Trong nhiều cuộc nghiên cứu, các chuyên gia thần kinh đã chỉ ra các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mất ngủ kinh niên gồm:
- Giấc ngủ gián đoạn, trằn trọc khó vào giấc, ngủ không sâu, khó ngủ.
- Tỉnh giấc nửa đêm và khó hoặc không thể ngủ trở lại.
- Thức dậy từ 4-5h sáng, cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ vào buổi sáng.
- Không thể tập trung vào công việc, thường xuyên quên, khả năng tập trung suy giảm.
- Tâm trạng buồn bực, lo âm, thậm chí là có các dấu hiệu trầm cảm.
Tìm hiểu thêm khái niệm: Dấu hiệu của bệnh mất ngủ là gì? Các cách phòng bệnh hiệu quả
Bị mất ngủ kéo dài nguyên nhân do đâu?
Chứng mất ngủ kinh niên có thể do nhiều tác nhân từ bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài gây nên. Điển hình nhất là nội tiết tố, tâm lý, chế độ ăn uống sinh hoạt…
- Thay đổi hormone do tuổi tác
Sự thay đổi hormone, chức năng hoạt động của các hệ cơ quan bị suy giảm cũng có thể khiến người lớn tuổi mất ngủ. Đặc biệt là sự “xuống cấp” của hệ thần kinh trung ương khiến người già khó ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi.
Xem thêm: [CẢNH BÁO] Nguyên Nhân Mất Ngủ Về Đêm Chớ Chủ Quan Nếu Gặp Triệu Chứng Này
- Mất cân bằng nội tiết tố
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố thường xảy ra ở nữ giới trong giai đoạn hành kinh hoặc tiền mãn kinh. Lúc này, nồng độ estrogen suy giảm khiến nội tiết tố có sự “xáo trộn” dẫn tới mất ngủ triền miên.
- Do một số bệnh lý
Do hệ quả của một số bệnh lý, nhiều bệnh nhân cũng phải đối mặt với tình trạng mất ngủ kéo dài. Điển hình là:
- Nhóm bệnh lý xương khớp: Loãng xương, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gout…
- Nhóm bệnh lý về tim mạch: Suy tim, thiếu máu cơ tim, cao huyết áp…
- Nhóm bệnh lý về tiêu hoá: Đau dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hoá, trào ngược dạ dày thực quản…
- Nhóm bệnh lý về tiết niệu: Sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang…
Ngoài ra, các bệnh lý như u xơ tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến,… với triệu chứng điển hình là tiểu đêm, tiểu tiện nhiều lần cũng là nguyên nhân gây mất ngủ triền miên ở các quý ông.
- Tinh thần rối loạn, căng thẳng kéo dài
Những bất ổn về tinh thần có thể khiến giấc ngủ gián đoạn, nếu kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất ngủ kinh niên. Bên cạnh đó, việc duy trì trạng thái căng thẳng đầu óc sẽ gây mất ngủ tạm thời, khi diễn biến trong thời gian dài không được can thiệp sẽ dẫn tới mất ngủ mãn tính.
- Thói quen ăn uống sinh hoạt
Thói quen sử dụng nhiều cafe, rượu bia, chất kích thích sẽ khiến hệ thần kinh trung ương luôn trong tình trạng hưng phấn và gây khó ngủ. Bên cạnh đó, việc dung nạp quá nhiều thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh cũng khiến hệ tiêu hoá phải hoạt động liên tục, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày và dẫn tới mất ngủ.
- Tác động từ môi trường
Tiếng ồn, môi trường mất vệ sinh, không khí ô nhiễm,… là những tác động bên ngoài khiến nhiều người mệt mỏi, đau đầu, thậm chí mất ngủ kéo dài do không thể thích nghi.
- Đừng bỏ lỡ: Mất Ngủ Lâu Năm Có Ảnh Hưởng Gì Không? Top 10+ Cách Cải Thiện Giấc Ngủ Hiệu Quả Nhất 2023
Mất ngủ kinh niên nguy hiểm như thế nào?
Tưởng chừng như “vô hại” và chỉ gây cảm giác mệt mỏi, uể oải khi tỉnh giấc nhưng chứng mất ngủ kinh niên có thể dẫn tới hàng loạt hệ luỵ sức khoẻ nếu người bệnh chủ quan.
- Ngộ độc, thoái hóa tế bào: Mất ngủ khiến các tế bào thay đổi cả về cấu trúc và chức năng, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe, thậm chí là ung thư.
- Đột quỵ: Tình trạng mất ngủ có thể gây huyết áp cao, bệnh lý về tim mạch, phát sinh nguy cơ đột quỵ nhất là đối với người lớn tuổi vào mùa đông. Bên cạnh đó, ở những người có thể trạng kém, cholesterol trong máu cao cũng có thể gây mất ngủ và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Suy giảm trí nhớ: Việc mất ngủ kéo dài khiến bệnh nhân mệt mỏi, khả năng suy giảm trí nhớ suy giảm, từ đó hiệu quả tiếp nhận và ghi nhớ thông tin cũng bị ảnh hưởng.
- Trầm cảm: Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh thường lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi,… lâu dần tình trạng này càng nghiêm trọng và dẫn tới tình trạng trầm cảm.
- Nguy cơ bị béo phì: Mất ngủ cũng khiến người bệnh mệt mỏi, lười vận động, ít tiêu thụ calo và dẫn tới thừa cân, béo phì.
- Ung thư vú: Ở những phụ nữ bị mất ngủ kinh niên, hàm lượng hormone melatonin liên tục được sản sinh tạo điều kiện “nuôi dưỡng” các khối u, từ đó tăng nguy cơ ung thư vú.
Bị mất ngủ kinh niên làm sao để trị dứt điểm?
Tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe và tinh thần, chứng mất ngủ kinh niên cần được xử lý sớm với các biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý bệnh nhân mất ngủ kéo dài và những người chăm sóc nên tham khảo:
Các loại thuốc Tây y hỗ trợ điều trị giấc ngủ
Dù không được khuyến khích nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân mất ngủ mãn tính vẫn có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc tân dược. Đây là những sản phẩm hỗ trợ đi vào giấc ngủ, không có tác dụng điều trị mất ngủ kinh niên.
Trong đó, một số loại thuốc Tây điều trị mất ngủ hiệu quả, ngủ phổ biến nhất là:
- Seduxen: Thuốc ngủ liều cao thường được dùng cho các bệnh nhân mất ngủ kinh niên. Thông qua cơ chế ức chế hệ thần kinh, Seduxen giúp người bệnh nhanh chóng có cảm giác buồn ngủ, thèm ngủ và chìm vào giấc ngủ dễ dàng. Tuy nhiên, Seduxen được khuyến cáo không dùng quá 3 viên/ngày, nữ giới đang mang thai và nuôi con nhỏ bằng sữa không được sử dụng.
- Haloperidol: Tương tự như Seduxen, Haloperidol là thuốc ngủ liều cao giúp điều hòa thần kinh, cải thiện nhịp tim, điều trị ảo giác, giúp người mất ngủ kéo dài ngủ sâu hơn. Bệnh nhân được khuyến cáo không dùng quá 5-40mg/ngày.
- Gardenal: Có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ lâu năm, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Thuốc được chỉ định theo đơn của bác sĩ, dùng 1 viên trước khi đi ngủ 45 phút để cải thiện giấc ngủ.
Lưu ý: Dù sử dụng bất cứ loại thuốc Tây nào người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng để tránh gây hại cho sức khỏe, làm suy kiệt tinh thần, dẫn tới các vấn đề về dạ dày, gan thận…
Trị mất ngủ với thảo dược dân gian
Tận dụng các vị thuốc Nam trị mất ngủ kéo dài là lựa chọn của nhiều người bởi tính tiết kiệm, dễ thực hiện và an toàn cho sức khỏe, hệ thần kinh. Trong đó, các bài thuốc Nam trị mất ngủ được dân gian sử dụng phổ biến nhất là:
Bài thuốc từ sâm sen
Theo Y học cổ truyền, tâm sen có vị đắng, tính lạnh có tác dụng tiêu tan căng thẳng, an thần, trị mất ngủ, giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ. Bệnh nhân có thể sử dụng tâm sen theo các cách sau:
- Cách 1: Dùng tâm sen hãm với nước sôi và uống thay trà.
- Cách 2: Kết hợp tâm sen với lá vông, cây lạc tiên và lá dâu tằm sắc nấu uống hằng ngày.
Trị mất ngủ kinh niên bằng sinh khương (củ gừng)
Gừng có vị cay, tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn tinh thần từ đó hỗ trợ đẩy lùi chứng mất ngủ hiệu quả. Bệnh nhân có thể sử dụng gừng trị mất ngủ theo các cách sau:
- Cách 1: Gừng đập dập, đun cùng 2 lít nước rồi chờ nguội bớt, dùng nước gừng để ngâm chân trước khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn trong 1 tháng sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện đáng kể.
- Cách 2: Đem gừng nấu với đường phèn, mỗi ngày dùng 2 lần cũng giúp tinh thần thư giãn, từng bước đẩy lùi mất ngủ.
Cây lạc tiên chữa mất ngủ
Theo Y học cổ truyền, cây lạc tiên có tác dụng dưỡng tâm, an thần, cải thiện đáng kể giấc ngủ. Đối với những bệnh nhân mất ngủ và mất ngủ kinh niên, lạc tiên được xem là “vàng mười” giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh.
Người bệnh có thể dùng lạc tiên chữa mất ngủ theo 3 cách:
- Cách 1: Hái ngọn và lá non của cây lạc tiên luộc hoặc nấu canh ăn thay rau hằng ngày.
- Cách 2: Phơi khô lá và thân cây lạc tiên, mỗi ngày dùng 10g hãm với nước sôi uống thay trà.
- Cách 3: Dùng 50g lạc tiên, 30g lá vông, 10g lá dâu tằm, 20g tâm sen cùng 90g đường phèn nấu cùng nhau. Lượng nước thu được chia đều và uống hết trong ngày để trị dứt tình trạng mất ngủ.
- Xem Ngay: Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Từ Cây Lạc Tiên – Vị Thuốc An Thần, Cải Thiện Giấc Ngủ Hiệu Quả Từ Xa Xưa [Xem Ngay Để Thực Hiện Cho Đúng]
Người bị mất ngủ kinh niên nên ăn gì, kiêng gì?
Một chế độ ăn uống với thực đơn khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật mà còn cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ kéo dài. Để nhanh chóng đẩy lùi chứng mất ngủ, bệnh nhân nên tăng cường nhóm các thực phẩm sau:
- Các loại rau củ giàu kali, magie, canxi: Kali, magie, canxi là những khoáng chất cần thiết cho cơ bắp, giúp giải tỏa tinh thần, mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Trong đó, rau cải xoong, cần tây, bina, chuối,… là những thực phẩm giàu kali, magie, canxi bạn nên tăng cường.
- Thực phẩm giàu tryptophan: Tryptophan được xem là “hormone cho giấc ngủ ngon” bởi khả năng điều chỉnh giấc ngủ, cải thiện tâm trạng… Theo đó, các thực phẩm giàu nguồn dưỡng chất này gồm thịt gà, chuối, pho mát, sữa, sữa chua, cá, lúa mạch, đậu nành, đậu bắp…
- Các bộ phận của cây sen: Củ sen, hạt sen, tâm sen, ngó sen… đều có tác dụng dưỡng tâm an thần, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
- Mật ong: Hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong mật ong có tác dụng thư giãn tinh thần, hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Để sử dụng mật ong, người bệnh có thể pha mật ong vào các loại trà và thưởng thức.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính cũng nên “xóa sổ” những thực phẩm/đồ uống sau khỏi bữa ăn hằng ngày:
- Thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường như bánh kẹo, bánh kem…
- Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như gà chiên, khoai tây chiên, thịt hộp,…
- Các loại nước giải khát có ga, cafe, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
- Xem Thêm: Xóa Tan Nỗi Lo Mất Ngủ Chỉ Với 17 Loại Món Ăn Trị Mất Ngủ Dễ Kiếm, Hiệu Quả Sau
Biện pháp phòng tránh mất ngủ kéo dài
Để chặn đứng các tác động xấu của mất ngủ kinh niên đối với sức khỏe và cuộc sống, mỗi người cần thực hiện như biện pháp sau:
- Xử lý dứt điểm mất ngủ, nếu bị mất ngủ kéo dài hơn 1 tuần cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xử trí kịp thời. Bởi nếu không can thiệp, tình trạng này có thể dẫn tới mất ngủ kinh niên rất khó điều trị.
- Không nên ăn quá no vào buổi tối, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ vì điều này sẽ gây căng tức bụng dẫn tới khó ngủ.
- Luôn duy trì trạng thái thư giãn tinh thần, tránh những áp lực hay muộn phiền, lo âu quá mức dễ dẫn tới mất ngủ.
- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, đảm bảo sự thông thoáng, yên tĩnh tối đa để giấc ngủ được trọn vẹn.
- Không sử dụng chất kích thích, các loại đồ uống chứa cafein vào buổi tối.
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc an thần, thuốc trị mất ngủ vì chúng có thể khiến tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng và gây nên mất ngủ mãn tính.
Mất ngủ kinh niên thực sự là mối nguy lớn đối với sức khoẻ nếu không được can thiệp điều trị sớm. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ, mỗi người nên chủ động theo dõi tại nhà, thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn hỗ trợ.
- Đừng Bỏ Lỡ: Tác Hại Của Mất Ngủ Kéo Dài Là Gì? Phương Pháp Điều Trị Dứt Điểm?