Nội dung chính

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng… Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. “Bệnh chàm đồng tiền có lây không?” Dưới đây là giải đáp chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa Da liễu của Phòng khám Favina. 

⇒Xem ngay: Thuốc Trị Bệnh Chàm Tốt Được Chuyên Gia Da Liễu Khuyên Dùng

Hiểu rõ hơn về bệnh chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền là một dạng của bệnh chàm eczema, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi mọi giới tính. Bệnh gây ra các vùng tổn thương có hình tròn giống đồng xu, đặc trưng với đặc điểm da khô, đỏ, ngứa. Ban đầu, trên vùng da tổn thương có các mụn nước li ti, tập trung thành cụm, sau đó mụn nước vỡ ra, chảy dịch rồi đóng vảy.

Bệnh chàm đồng tiền có lây không là thắc mắc chung của nhiều người
Bệnh chàm đồng tiền có lây không là thắc mắc chung của nhiều người

Chàm đồng tiền còn gọi là chàm đồng xu, chàm dạng đĩa. Cũng giống như các dạng bệnh chàm eczema khác, nguyên nhân gây bệnh cụ thể vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhận thấy rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố như di truyền, dị nguyên (kích ứng hoặc dị ứng), sức đề kháng suy yếu. Ngoài ra, bệnh cũng dễ gặp ở những người mắc các bệnh như xơ gan, hen suyễn, viêm thận, viêm tai

Chàm đồng tiền dễ bị nhầm lẫn với bệnh hắc lào, do đều gây ra vùng tổn thương trên da có hình tròn giống như đồng xu. Tuy nhiên, hai bệnh này hoàn toàn khác nhau, không phải là cùng một bệnh. Chàm đồng tiền có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, thế nhưng thường ít gặp ở da mặt và da đầu.

Ban đầu, bệnh gây ra tình trạng xuất hiện các nốt sần đỏ, sưng tấy trên da, khá giống vết côn trùng ngứa. Vùng da bị chàm thường ngứa nhiều, phồng rộp, phía trên có các mụn nước nhỏ li ti. Các nốt sần nhanh chóng liên kết với nhau thành những mảng lớn, kích thước từ vài milimet đến vài centimet. Sau một thời gian, vùng da tổn thương khô dần, đóng vảy, bong tróc, trở nên sưng mềm, sần sùi. Chàm đồng tiền thường gây ngứa nhiều về ban đêm.

Bệnh chàm đồng tiền có lây không?

Bệnh chàm đồng tiền gây ngứa, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, bệnh còn khiến da sưng đỏ, khô ngứa, bong tróc, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến người bệnh sinh ra tâm lý tự ti, mặc cảm, nhất là khi chúng ta không biết rõ bệnh có lây hay không. Điều này làm cản trở quá trình giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.

Đối với thắc mắc bệnh chàm đồng tiền có lây không, bác sĩ CK2 Hoàng Thị Vui hiện đang làm việc tại Phòng khám Favina cho biết, chàm đồng tiền cũng giống như các dạng bệnh chàm khác, bệnh không lây từ người sang người. Tất cả các dạng bệnh chàm đều không lây nhiễm, bệnh không lây thông qua các tiếp xúc thông thường, ngay cả khi bạn sống chung, tiếp xúc và chăm sóc người bị chàm.

Chàm đồng tiền là bệnh có liên quan đến yếu tố nội sinh và cơ thể tự phát sinh như di truyền, cơ địa, cộng với các tác động của các yếu tố môi trường. Bệnh sẽ không lây nhiễm thông qua việc giao tiếp, tiếp xúc thông thường. Bệnh không thể lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng có thể lan từ vị trí này sang vị trí khác ở cùng một người.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nếu người bệnh không chăm sóc và điều trị đúng cách, vùng da bị chàm đồng tiền có thể bị bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm trên da do vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập, gây bệnh. Lúc này, nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bội nhiễm của người bệnh, bạn có thể bị lây virus, vi khuẩn hoặc các loại nấm bệnh. Việc bị lây virus, vi khuẩn hoặc nấm từ người bệnh sẽ không khiến bạn mắc bệnh chàm mà có thể làm phát triển một số bệnh viêm nhiễm khác trên da.

[Giải đáp chi tiết]: Bệnh Chàm Đồng Tiền Có Để Lại Sẹo Không? Cách Ngừa Sẹo Hiệu Quả

Bệnh chàm đồng tiền và yếu tố di truyền

Chàm đồng tiền là bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ em, thường không gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh gây ngứa nhiều về đêm dẫn đến khó ngủ, gây bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh còn có nguy cơ gây nhiễm trùng, bội nhiễm, đặc trưng bởi các triệu chứng như vùng tổn thương bong vảy, rỉ dịch, chốc lở, chảy mủ, đóng vảy da dày.

Chàm đồng tiền mặc dù không lây nhưng bệnh có yếu tố di truyền
Chàm đồng tiền mặc dù không lây nhưng bệnh có yếu tố di truyền

Nhìn chung, với thắc mắc bệnh chàm đồng tiền có lây không, câu trả lời là không lây. Mặc dù không lây nhiễm nhưng chàm đồng tiền lại có tính chất di truyền. Bệnh liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và cơ địa. Các nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu một gia đình có ba hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh chàm eczema hay cụ thể hơn là chàm đồng tiền thì con sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh này là rất cao. Đặc biệt, tỷ lệ này có thể lên đến 80% nếu cả ba lẫn mẹ đều mắc các bệnh này.

Bệnh chàm không lây từ người này sang người khác nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi giao tiếp, tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh chàm đồng tiền. Tuy nhiên, bệnh có yếu tố di truyền, một người rất dễ bị chàm nếu ba hoặc mẹ hoặc cả ba và mẹ của người đó bị chàm. Vì thế, cách tốt nhất với người có cơ địa dị ứng, có người thân mắc bệnh thì nên phòng ngừa và biết cách để giảm nhẹ triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chàm đồng tiền

Để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa và ngăn ngừa nguy cơ chàm đồng tiền tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoát mát, tốt nhất nên chọn các loại vải mềm, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc quần áo chất, các loại vải khô cứng, khó chịu.
  • Vùng da bị chàm nên được dưỡng ẩm thường xuyên đúng cách bằng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ. Nên chọn sữa tắm, kem dưỡng ẩm phù hợp, dành riêng cho da chàm để hỗ trợ điều trị.
  • Hạn chế sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da, bột giặt chứa hương thơm, các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy quần áo.
  • Tắm nước ấm vừa phải, tránh nước quá nóng, tránh tắm nước nóng lâu, mỗi lần chỉ nên tắm từ 5 – 10 phút.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng như trứng, tôm, cua, ghẹ, sữa nguyên kem, da gia cầm, thịt đỏ…
  • Không ăn các thực phẩm sống như gỏi cá, thịt sống, hải sản sống, tiết canh… Các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, chè…; thực phẩm chứa độc tố nhỏ như măng chua, cà pháo.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa kem, thuốc cho vùng da bệnh, tránh kỳ cọ, cào gãi vùng da tổn thương để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc bệnh chàm đồng tiền có lây không. Chàm đồng tiền là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mặc dù gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây mất thẩm mỹ nhưng đây không phải là bệnh lây lan. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người khác.

Xem thêm: Thuốc Trị Chàm Đồng Tiền Tốt, Được Đánh Giá Cao

Câu hỏi liên quan

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Cách chữa