Nội dung chính

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương da mãn tính, mặc dù không nguy hiểm nhưng kéo dài dai dẳng, khó điều trị, khiến trẻ hay bị ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với trường hợp bé bị chàm thể nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây.

⇒Xem ngay: Thuốc Bôi Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả, An Toàn Cho Da

9 Mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Chàm sữa là bệnh viêm da mạn tính, một dạng của chàm thể tạng, thường xuất hiện ở những năm đầu đời của trẻ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng – 2 tuổi. Bệnh có thể tự biến mất sau khi trẻ được 2 – 3 tuổi hoặc có thể chuyển thành bệnh viêm da cơ địa ở trẻ lớn. Chàm sữa đặc trưng bởi các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, có tính chất đối xứng. Trẻ thường có xu hướng cào gãi nhiều gây tổn thương, chảy dịch, làm bệnh nặng và có nguy cơ bội nhiễm vi trùng.

Bệnh chàm sữa ở trẻ em có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, với trường hợp nhẹ, mới khởi phát, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây:

1. Cách chữa chàm sữa tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa là một trong những nguyên liệu tự nhiên an toàn, quen thuộc, thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiết bã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dầu dừa chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế viêm loét, giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Dầu dừa thường được dùng để chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh
Dầu dừa thường được dùng để chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Axit lauric chiếm khoảng 50% lượng dầu dừa, có thể góp phần vào việc kiểm soát sự phát triển của một số vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da. Không chỉ vậy, trong dầu dừa còn chứa nhiều vitamin E và chuỗi chất béo có tác dụng làm mềm da, dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi, tăng cường hàng rào bảo vệ da. Phytonutrients và polyphenols trong dầu dừa cũng giúp chống oxy hóa, làm lành nhanh các tổn thương trên da.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng dầu dừa nguyên chất

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm sữa của bé và tay mẹ
  • Đổ 1/2 thìa dầu dừa nguyên chất vào lòng bàn tay
  • Thoa đều dầu dừa lên vùng da bị chàm sữa
  • Sau 15 phút thì dùng giấy thấm dầu hoặc khăn sữa thấm bớt dầu thừa trên da bé.

Cách 2: Dùng dầu dừa và bột yến mạch

  • Lấy dầu dừa và bột yến mạch một lượng ngang nhau, trộn đều để tạo thành hỗn hợp sánh mịn
  • Tắm qua cho bé bằng nước ấm rồi thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da bị chàm sữa cho trẻ
  • Sau 5 – 10 phút thì tắm sạch lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Dầu dừa được đánh giá cao về mức độ an toàn khi trị chàm sữa cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý chọn những loại dầu dừa nguyên chất có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh mua phải những loại kém chất lượng, nhiều tạp chất vì có thể sẽ làm tình trạng chàm sữa ở trẻ nghiêm trọng, dễ bị nhiễm trùng hơn.

2. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng lá sim

Dùng lá sim cũng là một trong những mẹo trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh được lưu truyền trong dân gian. Trong lá sim có chứa các axit amin, axit hữu cơ, Phenol, Malvidin-3 glucosid, Flavon – glycosid, axit betulinic… Có tác dụng làm dịu da, kháng khuẩn, giảm ngứa và thúc đẩy làm lành tổn thương trên da.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá sim (khoảng 200g), rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng trong 15 – 20 phút
  • Cho lá sim vào nồi, thêm 1.5 lít nước, đun sôi ở lửa nhỏ cho đến khi nước sánh đặc lại dạng cao lỏng thì tắt bếp
  • Chắt nước cao lá sim vào hủ thủy tinh, bảo quản để dùng dần
  • Mỗi ngày dùng 1 lượng vừa đủ cao lá sim, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm sữa cho bé, rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm.

Lưu ý: Cần rửa thật sạch lá sim, đảm bảo quá trình điều trị được sạch sẽ. Chỉ nên dùng một lượng vừa đủ, không thoa quá nhiều trên da trẻ để tránh nguy cơ bội nhiễm.

Tham khảo ngay: 11 Thuốc Trị Chàm Khô Tốt Nhất Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

3. Dùng lá ổi trị chàm sữa cho trẻ tại nhà

Lá ổi cũng là một loại lá quen thuộc trong vườn nhà, thường được sử dụng để chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh. Lá và búp ổi được gọi là phan thạch lựu diệp, có công dụng kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương. Trong lá ổi có chứa flavonoid, axit tannic có tác dụng chống viêm, giảm viêm. Chứa beta sitosterol và vitamin K giúp tăng cường đề kháng cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ da.

Lá ổi giúp kháng khuẩn, thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da
Lá ổi giúp kháng khuẩn, thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da

Cách thực hiện:

Cách 1: Đắp trực tiếp lá ổi

  • Lá ổi chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút
  • Cho vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm của trẻ rồi đắp lá ổi lên
  • Sau 15 – 20 phút thì gỡ ra, vệ sinh da sạch sẽ và dưỡng ẩm da cho trẻ

Cách 2: Tắm lá ổi trị chàm sữa

  • Lấy 1 nắm lá ổi vừa đủ, nấu với 2 lít nước
  • Sau 20 phút thì tắt bếp, để đến khi còn hơi ấm
  • Dùng nước này lau rửa vùng da bị chàm sữa cho trẻ
  • Nếu bé bị chàm toàn thân, nên dùng nước lá ổi tắm cho bé.
  • Sau khi tắm, cần lau khô người và dưỡng ẩm cho bé bằng kem dưỡng chuyên dụng cho trẻ bị chàm sữa.

Lưu ý: Thận trọng khi đắp trực tiếp lá ổi cho trẻ, việc dùng lá ổi theo cách này có thể gặp phải nguy cơ bội nhiễm.

4. Mẹo trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng hồ nước

Dùng hồ nước cũng là một trong những mẹo dân gian trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh được nhiều người áp dụng. Hồ nước có chứa các chất như Zinc Oxide (kẽm oxit), glycerin, talc, calcium carbonate, nước cất… Có tác dụng làm mát, giảm sưng viêm, tăng cường bảo vệ vùng da bị tổn thương. Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như bệnh chàm (eczema), dị ứng, viêm da cơ địa…

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch vùng da bị tổn thương của trẻ rồi thấm khô bằng khăn sữa mềm
  • Lấy một lượng hồ nước vừa phải, thoa nhẹ nhàng lên da
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Trước khi dùng hồ nước cho vùng da bị chàm của trẻ, ba mẹ nên thoa một ít lên vùng da khác để thử phản ứng dị ứng. Khi con không có biểu hiện bất thường thì mới sử dụng. Không bôi hồ nước lên vùng da đang bị rỉ dịch, vết thương hở hay khi trẻ bị chàm thể bội nhiễm.

5. Cách trị chàm sữa tại nhà bằng lá diếp cá

Diếp cá không chỉ là loại rau ăn mà còn là dược liệu quen thuộc, được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh. Lá diếp cá có mùi tanh, tính mát, có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn, thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da của trẻ.

Lá diếp cá không chỉ là loại rau ăn quen thuộc mà còn được dùng để trị nhiều bệnh
Lá diếp cá không chỉ là loại rau ăn quen thuộc mà còn được dùng để trị nhiều bệnh

Cách thực hiện: 

  • Lấy 2 – 3 nắm lá diếp cá, rửa sạch nhiều lần với nước, rồi đem ngâm với nước muối pha loãng 15 phút
  • Đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước, bỏ bã
  • Đun sôi 2 – 3 lít nước, pha với một ít nước lạnh để đạt được độ ấm thích hợp
  • Đổ nước cốt lá diếp cá đã chuẩn bị vào thau nước ấm, khuấy đều
  • Tắm cho trẻ bằng nước này, dùng nước sạch ấm tắm lại cho bé
  • Lau khô người cho trẻ bằng khăn mềm, sau 3 phút thì thoa kem dưỡng ẩm.

Lưu ý: Cần thử trước một ít diếp cá lên da trẻ để xem phản ứng dị ứng, nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới tắm toàn thân cho trẻ bằng diếp cá.

6. Cách trị lác sữa tại nhà bằng lá trà xanh

Nếu bạn đang băn khoăn không biết mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh nào an toàn thì có thể tham khảo việc sử dụng lá trà xanh. Lá trà xanh chứa vitamin, khoáng chất và các acid amin tự nhiên, có tác dụng dưỡng ẩm, cấp nước, cải thiện tình trạng khô da cho trẻ.

Lá trà xanh còn chứa catechin, sterol có khả năng chống viêm, ngăn chặn các cytokin gây viêm nhiễm, giúp giảm viêm, giảm ngứa cho da. Chứa khoảng 20% tanin có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Đặc biệt, lá trà xanh giàu EGCG, là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng tăng cường tái tạo da, thúc đẩy làm lành vùng da tổn thương.

Cách thực hiện: 

  • Lấy 2 – 3 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch nhiều lần với nước, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút
  • Cho lá trà vào nồi hoặc ấm, nấu với lượng nước phù hợp để tắm cho trẻ
  • Nước lá trà để nguội, khi thấy vừa ấm thì dùng nước này tắm cho bé.
  • Sau khi tắm 3 phút, cần dưỡng ẩm cho bé cẩn thận.

Lưu ý: Chỉ nên tắm lá trà xanh 3 lần/tuần, không nên áp dụng thường xuyên vì lá trà xanh dễ gây khô da, làm mất cân bằng độ ẩm trên da của trẻ bị chàm.

⇒Có thể bạn quan tâm: Sữa Tắm Viêm Da Cơ Địa Loại Nào Tốt?

7. Dùng lá trầu không trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Dùng lá trầu không trị chàm sữa cũng là một trong những mẹo dân gian thường được áp dụng. Theo y học cổ truyền, lá trầu không mùi thơm hắc, vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, diệt khuẩn. Đây là lý do lá trầu không thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa các bệnh như viêm da cơ địa, viêm nhiễm phụ khoa…

Lá trầu không có dược tính tương đối mạnh, cần thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh
Lá trầu không có dược tính tương đối mạnh, cần thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh

Các nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy rằng, trong loại lá này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất cho da. Chứa Chavibetol, Chavicol, Cadinen giúp sát khuẩn, làm sạch da, ngăn nhiễm trùng. Chứa các tinh dầu (Eugenol) giúp chống viêm, giảm ngứa, chứa chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy vùng da bị chàm sữa nhanh hồi phục.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng nước cốt lá trầu không

  • Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa nhiều lần với nước, ngâm với nước muối pha loãng trong 5 phút
  • Giã nát hoặc xay nát rồi vắt lấy nước cốt, bỏ bã
  • Vệ sinh da trẻ bằng nước ấm, lau khô với khăn sữa sạch
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt lá trầu không, chấm lên vùng da bị chàm sữa cho trẻ
  • Để qua đêm rồi vệ sinh da khi bé ngủ dậy hoặc rửa sạch sau 1 tiếng.

Cách 2: Tắm bằng nước lá trầu không 

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch với nước nhiều lần, ngâm với nước muối pha loãng trong 5 phút, để ráo
  • Vò nhẹ lá trầu rồi cho vào nồi, thêm 2 lít nước, đun sôi trong 10 phút
  • Pha loãng nước lá trầu với nước, thấy đủ ấm thì dùng nước này tắm cho trẻ
  • Sau khi tắm xong, lấy khăn mềm lau khô người cho bé, sau 3 phút thì thoa kem dưỡng ẩm chuyên dụng.

Lưu ý: Chỉ nên dùng lá trầu không cho trẻ từ 7 – 10 ngày, không dùng liên tục trong thời gian dài. Một số nghiên cứu nhận thấy rằng, trong lá trầu không có chứa dẫn xuất của phenol, catechol có thể làm độc tế bào sắc tố, gây viêm da tiếp xúc.

8. Mẹo dùng mướp đắng chữa chàm sữa cho trẻ

Khổ qua hay mướp đắng cũng thường được sử dụng để tắm cho trẻ bị chàm sữa. Mướp đắng vị đắng, tính hàn, có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, làm dịu bề mặt da bị tổn thương. Không chỉ được dùng để trị chàm sữa, mướp đắng còn có được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, mề đay, mẩn ngứa.

Cách thực hiện: 

  • Lấy 4 – 5 quả mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, ngâm rửa với muối hạt
  • Cho mướp đắng vào nồi sạch, nấu lấy nước tắm
  • Đợi nước hơi nguội, nhiệt độ thích hợp thì dùng nước này tắm cho bé.

Lưu ý: Khi dùng mướp đắng tắm cho trẻ nên dùng các loại sạch do gia đình trồng để đảm bảo sạch sẽ, không chứa hóa chất độc hại, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

⇒Xem ngay: Thuốc Trị Bệnh Chàm Ở Trẻ Em Được Đánh Giá Cao

9. Chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

Bạn có thể áp dụng mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng lá khế. Lá khế vị chua, tính mát, có tác dụng tốt trong việc giảm sưng, tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Trong lá khế chứa alkaloid giúp giảm viêm và sưng tấy; chứa flavonoid và saponin giúp chống oxy hóa; chứa vitamin C, B, kẽm giúp tăng cường đề kháng, thúc đẩy vùng da tổn thương nhanh lành.

Lá khế thường được ông bà ta sử dụng để tắm cho bé
Lá khế thường được ông bà ta sử dụng để tắm cho bé

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá khế chưa, rửa sạch nhiều lần với nước, ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút
  • Vò nát lá khế, cho vào nồi đun sôi với nước khoảng 15 phút (có thể thêm vài hạt muối)
  • Chờ cho nước nguội bớt tới độ ẩm vừa phải thì dùng nước này tắm cho trẻ.
  • Sau khi tắm xong, cần dưỡng ẩm cho bé bằng kem dưỡng ẩm chuyên dụng.

Mẹo dân gian chữa chàm sữa có hiệu quả không?

Áp dụng mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh có hiệu quả không là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ. Trả lời thắc mắc này, các bác sĩ của Phòng khám Favina cho biết, áp dụng mẹo dân gian trị chàm sữa chỉ thích hợp với trường hợp bé bị chàm ở mức độ vừa và nhẹ. Chàm sữa ở trẻ rất khó điều trị dứt điểm, cần phải có sự kết hợp giữa làm sạch, dưỡng ẩm, điều trị kháng viêm và điều trị ngứa cho trẻ.

Các mẹo dân gian đã đề cập mặc dù an toàn, lành tính, nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm nhưng hiệu quả thường tương đối chậm. Vì vậy, ba mẹ cần kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả. Hơn nữa, hiệu quả của các phương pháp này còn phù thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi trẻ. Đây là lý do có trẻ áp dụng thấy hiệu quả, có trẻ dù áp dụng nhiều cách vẫn không thấy chuyển biến.

Cần thận trọng khi áp dụng mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ. Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào có thể chứng minh hiệu quả của những phương pháp này. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị bội nhiễm nghiêm trọng có liên quan đến việc áp dụng mẹo dân gian để chữa viêm da, chàm sữa cho trẻ. Lý do là các loại lá này có thể nhiễm hóa chất, chứa nhiều bụi bẩn, cách làm sạch chưa đúng hoặc dính phải thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh áp dụng cùng lúc nhiều cách điều trị cho con để tránh nguy cơ bị chàm sữa bội nhiễm. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc bôi da được bán trên thị trường vì chúng có thể có chứa corticoid. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng cực nhanh nhưng lại vô cùng tai hạn, có thể gây teo da, giãn mạch, suy tuyến thượng thận ở trẻ.

⇒Hữu ích: Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Trị Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Lưu ý khi trị chàm sữa cho trẻ bằng mẹo dân gian

Khi áp dụng mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các loại lá được sử dụng để trị chàm sữa cho trẻ phải đảm bảo tươi, sạch, đặc biệt là không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật để tránh nguy cơ bội nhiễm cho trẻ
  • Dùng mẹo dân gian có thể khiến trẻ bị dị ứng, nếu con có các biểu hiện dị ứng như nổi mẩn đỏ, sẩn đỏ trên da, mẹ cần ngưng áp dụng ngay lập tức và  rửa sạch da cho con bằng nước ấm.
  • Chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa, có liên quan mật thiết đến di truyền và tác nhân gây dị ứng. Vì vậy, mẹ cần xác định và loại bỏ các yếu tố gây kích ứng, dị ứng.
  • Trong điều trị chàm sữa, chăm sóc và làm ẩm da có vai trò đặc biệt quan trọng. Cần giữ ẩm để giảm độ nặng, tần suất tái phát và hỗ trợ phục hồi cho da. Nên thoa kem dưỡng ẩm sau tắm 3 phút, duy trì thường xuyên để tránh tái phát.
  • Đối với trẻ bị chàm sữa, chỉ nên cho con tắm nước ấm, không tắm quá 15 phút mỗi lần. Sau tắm thì lau không bằng khăn mềm, không dùng phấn rôm hay nước hoa cho trẻ.
  • Quần áo cho trẻ nên được làm từ 100% cotton hoặc sợi thiên nhiên, độ thông thoáng và thấm hút mồ hút tốt, không nên dùng vải sợi tổng hợp hoặc vải bằng sợi len.

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, lành tính, nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm mà các cha mẹ có thể tham khảo. Khi trẻ bị chàm sữa, nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc có xu hướng lan rộng, có dấu hiệu bội nhiễm, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để được tư vấn, điều trị đúng cách.

[Giải đáp chi tiết]: Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Có Tự Hết Không? Mất Bao Lâu Thì Khỏi?

Câu hỏi liên quan

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa